Viktor Ahn - cái tát đau vào thể thao Hàn
Quốc
Hiện tượng VĐV Nga gốc Hàn Viktor
Ahn tại Sochi 2014 để lại nhiều bài học xung quanh vấn đề mâu thuẫn nội bộ và
quyền lợi kinh tế trong thể thao thành tích cao.
Olympic Turin 2006 chứng kiến sự
xuất hiện của ngôi sao mới làng trượt băng tốc độ, Ahn Hyun-soo với 3 HC vàng
và 1 HC đồng. Tại Sochi 2014, ngôi sao đó tái lập thành tích nhưng lần này tên
của anh là Viktor Ahn.
Sự ra đi của Ahn, từ Hàn Quốc sang
Nga, là một điển hình cho việc yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới màu cờ sắc áo trong
thể thao hiện nay.
Mâu thuẫn giữa Ahn và Liên đoàn
trượt băng Hàn Quốc (KSU) bắt đầu manh nha từ sau giải vô địch thế giới 2006.
Khi đó Ahn và cha mình, ông Ahn Ki-Won cáo buộc các huấn luyện viên không
ủng hộ và muốn anh nhường một số đồng đội. Tuy nhiên, KSU phủ nhận cáo buộc
trên dẫn tới việc đội tuyển trượt băng tốc độ chia làm hai phe, ủng hộ và chống
lại Ahn.
Bầu không khí căng thẳng trong đội
tuyển khiến Ahn sống tách biệt và đã có ý giải nghệ. Bước ngoặt diễn ra vào năm
2008 khi Ahn bị chấn thương đầu gối và phải rời xa sân băng 8 tháng. Sau khi
trở lại, Ahn không vượt qua được vòng loại Olympic 2010 do không thi đấu ở hai
mùa giải gần nhất và không đạt tổng điểm trong top 3.
Năm 2011 là quãng thời gian khó khăn
nhất với Ahn khi KSU không còn coi trọng anh. Ở tuổi 26, Ahn được xem là đã già
ở môn trượt băng tốc độ. Trong khi đội tuyển Hàn Quốc sở hữu nhiều tài năng mới
nổi, sự xuất hiện của Ahn không còn quan trọng.
Để duy trì sự nghiệp thi đấu, Ahn
tìm kiếm cơ hội trong màu áo quốc gia khác. Nước Mỹ đã liên hệ mời anh về thi
đấu nhưng ngân sách hạn hẹp cho môn trượt băng khiến quốc gia này mất Ahn về
tay Nga. Ngoài yếu tố kinh tế, việc Nga thiếu vận động viên trượt băng tốc độ
đẳng cấp giúp Ahn đảm bảo suất thi đấu tại Olympic. Kể từ đó Ahn Hyun-soo trở
thành Viktor Ahn.
Nguồn gốc của tên Viktor
Từ quốc tịch Hàn Quốc sang quốc tịch
Nga, Ahn đã chọn cho mình tên Viktor với lời giải thích: "Đầu tiên, Viktor
nghe giống như từ "victory" (chiến thắng). Tôi muốn có một sự may mắn
đi theo mình".
"Thứ hai, tôi biết một người
gốc Hàn Quốc mang tên Viktor Tsoi rất nổi tiếng tại Nga trước đây. Tôi cũng
muốn thành công như ông ấy. Thứ ba, cái tên Viktor rất dễ nhớ với người
Nga".
Nhân vật mà Ahn nhắc tới, Viktor
Tsoi là một ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trong thời Liên bang Xô Viết. Ngôi sao
dòng nhạc rock có bố là một người gốc Hàn Quốc và mẹ là người Nga.
Ủng hộ từ dư luận quê nhà Hàn Quốc
Việc một biểu tượng thể thao như Ahn
chuyển sang thi đấu cho một quốc gia khác có thể khiến anh hứng chịu búa rìu dư
luận. Tuy nhiên bầu không khí của Hàn Quốc không hướng mũi nhọn vào Ahn, thay
vào đó là Liên đoàn trượt băng.
Nhà báo Yoo Jee-ho nói với tờ New York Times rằng người dân Hàn
Quốc có cảm tình với Ahn sau khi anh cống hiến nhiều cho đất nước qua Olympic
và các giải vô địch thế giới. Họ cũng nói rằng "sự đối xử thiếu công bằng
của Liên đoàn cùng các yếu tố chính trị đã cản trở Ahn tới vinh quang".
"Kết quả xứng đáng cho
Viktor", nhật báo Hàn Quốc JoongAng
giật tít sau khi Ahn giành HC vàng 1.000 mét tại Sochi 2014.
Tờ Sports Seoul dành ba trang để phân tích vì sao Ahn buộc phải từ
bỏ màu áo Hàn Quốc để chuyển sang Nga. Trong khi đó tờ Dong-A Ilbo cho rằng "đã đến lúc
phải làm rõ những góc tối trong nền thể thao nước nhà" trước khi Olympic
2018 được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc.
Tổng thống Park Geun-hye đã yêu
cầu điều tra vì sao Hàn Quốc để mất Ahn vào tay Nga. Phó bộ trưởng thể thao Hàn
Quốc, Kim Chong khẳng định sẽ làm rõ vụ việc sau khi Sochi 2014 kết thúc. Màn
trình diễn xuất sắc của Ahn có thể dẫn tới một cuộc điều tra sâu rộng nhắm
thẳng vào Liên đoàn trượt băng Hàn Quốc.
3 HC vàng (2 cá nhân, 1 đồng đội) và
1 HC đồng tại Sochi 2014 cho thấy Ahn là khoản đầu tư đại thành công của thể
thao Nga. Đây cũng là lời đáp trả của Ahn cho thấy anh không hết thời như Liên
đoàn trượt băng Hàn Quốc nghĩ.
Bốn năm nữa tại PyeongChang 2018,
Ahn còn xát thêm muối vào vết thương của Hàn Quốc nếu trở về và đánh bại các
đàn em.
Vì sao Ahn được thi đấu cho
Nga tại Olympic?
Ủy ban
Olympic Quốc tế (IOC) tỏ ra khá lỏng lẻo trong các điều khoản với các VĐV
nhập tịch. IOC chỉ quan tâm VĐV là công dân nước đại diện, còn quyền cử
đi thi đấu là tự các liên đoàn trong nước quyết định. Thậm chí tại nội
dung khiêu vũ trên băng, chỉ cần một trong hai người nam hoặc nữ có quốc tịch
nước đại diện là cả hai có thể tham gia.
|
Bảo Lam
Cảm ơn cụ đưa những thông tin chi tiết về VĐV Ahn mà tôi đang muốn biết.
Trả lờiXóaCụ đã "tường thuật " lại bế mạc Olympic Sochi quá đầy đủ. Tôi chỉ "nhón" một mẩu VĐV thành tích cao nhất của Nga tại Olympic Sochi 2014 này mà gốc Hàn Quốc nhưng Nga rất tôn lên cao của Nga!
Xóatraí lại Nga cũng để mất một vđv tài năng môn trượt tuyết bắn súng
Trả lờiXóaBáo giới Nga ngày 10/2 đã tỏ ra hết sức tiếc rẻ khi chứng kiến nữ vận động viên trượt tuyết-bắn súng (biathlion) Anastasiya Kuzmina giành chiếc huy chương vàng cho Slovakia ở cự li 7,5km tại Sochi 2014, bảo vệ thành công ngôi vô địch Olympic mà cô từng giành được ở Vancouver 2010.
Đây là một chiến thắng ngọt ngào dành cho Kuzmina khi cô giành được nó trên chính quê hương của mình, nhưng là nỗi đau cho thể thao Nga khi họ đánh mất vận động viên tài năng này cho Slovakia.
Ở nội dung này, đoàn Nga chỉ có chiếc huy chương bạc nhờ thành tích của Olga Vilukhina, còn vận động viên Ukraine Vita Semerenko giành huy chương đồng.
Kuzmina vốn có tên thật là Anastasia Shipulina, nhưng đã nhập quốc tịch Slovakia từ năm 2008 và lấy họ của chồng, sau khi có bất đồng với các quan chức thể thao Nga.
Vấn đề "chảy máu chất xám", chảy máu tài năng (văn học, nghệ thuật, thể thao ... ) nước nào cũng có. Việt Nam ta thì nhiều, nhất là hoa khôi hoạ hậu đều thành dâu ngoại quốc ! E rằng dần dần VN bị sàng lọc GIỎI và ĐẸP đều thành công dân nước ngoài hết ! Chỉ còn lại "tầm thường và kém cỏi ?!
XóaNước nào thì cũng có những mâu thuẫn riêng của nó, nhưng thú thật em không thích Hàn Quóc, nếu để tránh từ GHÉT . Chào thầy !
Trả lờiXóaYêu AI (Nga hay không phải Nga) ,GHÉT AI (Hàn quốc hay không Hàn quốc) là quyền của chị Lưu Tuấn Nga, tôi xin không có ý kiến gì !
Xóa"May" mà VN không có VĐV giỏi tầm cỡ đạt HCV Olimpic Thế giới. Nếu có thì cũng "bị tát méo mặt", còn hơn cả Hàn Quốc ấy chứ.
Trả lờiXóa(như trong cờ vua có VĐV cũng chưa ở tầm vô địch TG, mà đã không muốn tham gia tuyển VN, chơi cho đội tuyển nước khác rồi)
Cụ cứ xem sự điều hành Bóng đá của VFF và các LĐ thể thao khác và cả Tổng Cục TDTT thì rõ. Nếu cần rõ hơn,xin cứ trò chuyện với bạn K5 QL là GS. TS Dương Nghiệp Chí nguyên Tổng Cuc phó TC.TDTT, Viện trưởng viện KH TDTT...
Cảm ơn Cụ cho biết thông tin cụ thể về vụ này.
Cảm ơn cụ 3B. Tôi thích xem thể thao (nay thì thích tennis hơn cả) và nhất là truyền trực tiếp. Còn TTVN nhất là bóng đá VN và quản lý môn TT này (VFF) thì ôi thôi , hết bàn! Tôi chẳng buồn ngó đến bóng đá của ta nữa, riêng bóng đá nữ thì vẫn hoan hô các cháu, ủng hộ các cháu.
Xóa