30 tháng 9, 2015

KHOẢNG LẶNG

30 - 9
ĐÓN NGÀY MAI 1 - 10


Đang trong giai điệu bổng trầm
Có một nốt lặng cho đằm tiếng ca
Đang khi gió táp mưa sa
Có một khoảng lặng để mà bình yên
Đang cơn sóng vỗ mạn thuyền
   

Mây trời êm ả trên miền bao la 
Đang chờ giây phút thăng hoa
Tháng 10 đẹp nhất có TA có MÌNH.

Fio đi biên giới phía Bắc (Tháng 2 - 2014)
( Ảnh: Cụ Biin bấm máy )

Hình ảnh toàn đoàn chuyến đi biên giới phía Bắc 2014.
Đầu cầu Khánh Khê


29 tháng 9, 2015

Vị hiệu trưởng từ chối học hàm phó giáo sư

Vị hiệu trưởng từ chối học hàm phó giáo sư

 

Thầy Hoàng Ngọc Hiến – vị hiệu trưởng nổi tiếng của Trường Viết văn Nguyễn Du ngày nào, chưa hề có học hàm Giáo sư như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ.

Giáo sư do nhân dân phong
Nhà văn Văn Chinh, một học trò của ông cho biết: “Công chúng văn học biết đến Hoàng Ngọc Hiến là một giáo sư, tác giả của thuật ngữ “hiện thực phải đạo”, nhưng thực ra chưa bao giờ ông nhận học hàm này. Có lần người ta định đề nghị Nhà nước phong hàm Phó giáo sư, ông đã nhã nhặn từ chối.
Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Du, Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Mạnh, Dạ Ngân, Văn Giá
"Thầy Hiến"
Tuy nhiên, giới đại học có lối thoát của mình, và họ đơn giản gọi ông là “thầy Hiến””.
TS Chu Văn Sơn (giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng cho rằng “Hoàng Ngọc Hiến là một học giả có cỡ, nên nhiều người vẫn cứ băn khoăn vì sao ông Hiến không có những học hàm như Giáo sư, danh vị như Nhà giáo nhân dân gióng bao nhiêu vị khác.
Ông chỉ có một học vị duy nhất là Tiến sĩ, thực ra là Phó Tiến sĩ bảo vệ ở Nga hồi còn Liên Xô. Mà thấy ông chả có vẻ sốt ruột hay bất mãn gì. Lúc nào ông cũng thản nhiên dù quanh ông người ta cứ nhao lên, nhộn nhạo lên với những danh này vị nọ.
Có lần tôi đã hỏi, thì ông cũng chả giấu giếm gì: Điều mình tâm đắc và lấy làm phương châm sống suốt đời là ý tưởng ở câu cuối cùng trong Đạo đức kinh của Lão Tử “Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh”. Đạo của thánh nhân là làm mà không tranh giành với ai”.
TS Chu Văn Sơn chia sẻ một câu chuyện thú vị: “Nhưng quả là cuộc đời này có những công bằng riêng của nó. Nó vẫn luôn biết ai là ai. Lần vị hiệu trưởng trường Nguyễn Du là Huỳnh Khái Vinh được phong học hàm giáo sư đã diễn ra một việc thú vị. Đám học viên Nguyễn Du hồi ấy toàn những cây bút, những nhà văn đã thành danh cả. Họ đã chuẩn bị sẵn hai bó hoa để chúc mừng.
Hoàng Ngọc Hiến (1930 - 2011), là nhà lý luận phê bình, và là dịch giả văn học Việt Nam đương đại, nguyên hiệu trưởng Trường viết văn Nguyễn Du.
Khi lễ mừng tặng diễn ra, họ đã mời cả Huỳnh Khái Vinh và Hoàng Ngọc Hiến cùng lên sân khấu. Vị đại diện tặng hoa cho thầy Vinh trước với lời chúc mừng “Đây là vị giáo sư do Nhà nước phong”. Rồi quay sang tặng hoa và ôm hôn thầy Hiến thật hoan hỉ “Đây là vị giáo sư do nhân dân phong”. Cả hội trường vỗ tay ầm ĩ. Thầy Vinh ôm hôn thầy Hiến đầy phấn khích. Còn thầy Hiến sau một phút ngỡ ngàng, vẻ vẫn rất thản nhiên. Lạ hơn, bây giờ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mỗi khi giới thiệu ông, bao giờ người ta cũng cứ kèm danh vị giáo sư. Công chúng chẳng ai ngạc nhiên”.
Ấn tượng về người thầy
Với học trò là những người của văn thơ, chữ nghĩa, thầy Hiến có phong cách giảng dạy cũng như gây dựng được mối quan hệ thầy trò rất đặc biệt, mà những học trò của ông không thể quên.
Nhà thơ Dương Thuấn nhớ lại: “Khi còn học ở Trường viết văn Nguyễn Du, thường vào các tối thứ bảy bọn tôi lại mời thầy đến uống rượu và hỏi thầy về chuyện văn chương. Thầy rất nhiệt tình, lần nào mời thầy cũng đến và kể rất nhiều chuyện vui. Chúng tôi hỏi thầy và thầy cũng hỏi chúng tôi rất nhiều chuyện. Nhiều hôm thầy trò thức đến tận khuya. Thầy cho rằng đã vào học trường Nguyễn Du thì bao giờ cũng là người tử tế và đứng đắn (đứng đắn theo quan niệm của thầy). Có một lần nghe gõ cửa, tôi mở cửa phòng ra mời thầy vào. Thấy tôi có khách là một cô gái trẻ trung, thầy hỏi một câu rất thi sĩ “Cậu đang làm thơ đấy à!”. Rồi thì thầy về luôn và hẹn tôi sẽ gặp vào lúc khác”.
Nhà văn Dạ Ngân thì lại nhớ “Thầy đã từng nói ở đâu đó rằng có hai loại người trong giới khoa học như động vật và thực vật, “loại động vật suốt ngày lăng xăng chụp từ đề tài này sang đề tài khác, dù thông minh cũng chỉ có ý kiến loe lóe thế thôi, chẳng nên sự nghiệp gì. Loại thực vật ngồi yên kiên trì suy nghĩ, như cái cây cắm rễ xuống đất sâu và tỏa bóng”.
Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Du, Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Mạnh, Dạ Ngân, Văn Giá
Nhà văn này cũng cho biết những cua giảng của thầy không dài, gần với tư cách phụ đạo hơn. “Dáng ngồi thẳng, mắt sáng, giọng khàn đặc sắc. Thầy hay đan những ngón tay vào nhau trên bàn và tôi thích nhìn hai ngón tay cái của thầy động đậy, ở chúng là nội lực, trăn trở và phát tiết. Thầy là một trong những người chuẩn bị rất kỹ bài giảng khi lên lớp. Thầy là người hay có ý tưởng khác người, nên thầy muốn ý tưởng của mình phải thật sáng rõ, rành mạch, gây ấn tượng và có sức thuyết phục.
Nhà thơ Hữu Thỉnh thì nhận xét “Phong cách sư phạm nổi tiếng của thầy Hiến là biến bục giảng thành diễn đàn, thay độc thoại bằng đối thoại. Phương pháp mở ấy là những cải cách đầu tiên theo xu thế hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Phương pháp đó dựa trên căn cứ duy nhất: Đánh thức tính trội của học sinh”.
Một người bạn thân thiết của thầy Hiến – là GS Nguyễn Đăng Mạnh – cũng có ấn tượng mạnh mẽ về phong cách giảng bài của bạn mình: “Anh không chỉ lo lắng tạo văn bản mà còn coi trọng chuẩn bị ngôn bản nữa, nghĩa là bài nói, bài phát biểu miệng. Cho nên trong giảng dạy, anh chuẩn bị bài giảng rất kỹ. Tôi đã dự một số giờ lên lớp của anh nên thấy như thế. Hóa ra Hiến còn là một nhà sư phạm mẫu mực.
Anh cố gắng giảng dạy cho sinh viên hiểu được chính xác những điều mình hiểu, dù đó là những vấn đề học thuật phức tạp”.
Kỷ niệm mà GS Nguyễn Đăng Mạnh nhắc đến, cũng giải thích được tại sao thầy Hiến có những giờ giảng thu hút học sinh đếm thế: “Nhớ có lần chúng tôi cùng dự một cuộc hội thảo khoa học ở Hà Nội. Hiến phát biểu rất hùng hồn, khẩu chiến rất đanh thép. Buổi trưa, anh rủ tôi về nhà anh ăn cơm. Anh hỏi: “Sao, cậu thấy mình phát biểu có được không?”. Tôi khen: “Khá lắm!”. Chị Tố Nga nói: “Lẩm bẩm suốt đêm, làm gì mà không khá”. Hóa ra Hiến không chỉ chuẩn bị ý, chuẩn bị lời, mà còn luyện nói nữa”.
Giờ giảng cuối cùng
Nhà văn Văn Giá nhớ về giờ giảng cuối cùng của thầy Hiến tại Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Đó là ngày 10/11/2010.
Buổi học tan muộn, dễ đến 12h kém. Cả lớp, thầy trò trong khoa và một số người đến dự im phăng phắc nghe thầy.
Một trong những vấn đề được thầy Hoàng Ngọc Hiến trở đi trở lại trong bài giảng chuyên đề lần này là vấn đề chăm lo giáo dục – hiểu theo nghĩa chiến lược tổng thể, tức là chăm lo con người.
Thầy Hiến luận giải: “Vấn đề của thời đại chúng ta hôm nay thật đơn giản, đó là thực hành cái Thiện. Minh triết là lặng lẽ sống với cái Thiện bằng ứng xử, bằng việc làm của mình. Trong mối quan hệ giữa BIẾT và LÀM, thì với minh triết là LÀM, mặc dù BIẾT rất cần. Hồ chủ tịch từng nói: “Học để làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ”. Vậy là, ông Hồ nhấn mạnh việc học để hướng tới 3 cái LÀM, chứ không dừng lại ở BIẾT. Theo tôi, toàn bộ nền giáo dục Việt Nam hiện nay chỉ hướng tới việc để BIẾT thôi… Cụ Ngô Thì Sĩ (1740 – 1786) cho rằng “Đem đạo Thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo lý đời thường để cảm hóa lòng người”. Cái vế sau của câu này hết sức quan trọng đối với ngành giáo dục…”.
"Ai đọc Hoàng Ngọc Hiến cũng thấy ở ông cái sở thích đối lập. Lối đối lập này dần lâu dường đã trở thành một thứ thương hiệu Hoàng Ngọc Hiến. Nhiều trường hợp ông đưa ra những đối chọi chữ nghĩa khiến chúng cũng ánh lên những tia sáng triết luận triết lý bất ngờ nào đó. “ Một mâu thuẫn oái oăm trong “cõi người ta là mâu thuẫn giữa “có” và “là”. Có thể có vợ, nhưng không là một người chồng, có thể có con nhưng không là một người cha, có thể có học hàm nhưng không là một người thầy, có thể có học vị nhưng không là một trí thức… có thể có tất cả nhưng không là một gì cả”" - TS Chu Văn Sơn viết.
Theo Ngân Anh tổng hợp/Vietnamnet
(từ những bài viết tham gia tọa đàm "Hoàng Ngọc Hiến - Triết lý văn hóa và triết luận văn chương")

28 tháng 9, 2015

Câu chuyện của nhiếp ảnh gia Pháp và “cụ bà đẹp nhất thế giới” ở Hội An

* TRUNG THU đã qua . Còn vài ngày cuối tháng 9 nữa là sang Tháng 10. Sẵn sàng đón THÁNG MƯỜI.

Câu chuyện của nhiếp ảnh gia Pháp và “cụ bà đẹp nhất thế giới” ở Hội An

Dân trí: Trong số hàng ngàn bức ảnh chụp chân dung và phong cảnh ở Việt Nam, nhiếp ảnh gia người Pháp yêu thích nhất tấm hình bà cụ Bùi Thị Xong, người phụ nữ nghèo làm nghề chèo đò đón khách du lịch ở Hội An.

Đặc biệt, đây cũng chính là bức hình nằm trong bộ sách ảnh "Hidden smile" (Nụ cười bị che khuất) của tác giả.

Cụ bà Bùi Thị Xong, người mẫu trên ảnh bìa cuốn sách ảnh về Việt Nam Hidden smile.
Cụ bà Bùi Thị Xong, "người mẫu" trên ảnh bìa cuốn sách ảnh về Việt Nam "Hidden smile".
Réhahn Croquevielle, nhiếp ảnh gia sinh năm 1979, đến từ miền quê Normandie, Pháp, đã trở thành cái tên quen thuộc trong giới nhiếp ảnh Việt Nam. Anh là một trong số ít các nhiếp ảnh gia gắn bó và thành công với mảnh đất hình chữ S.

Tác giả bên cụ Bùi Thị Xong.
Tác giả bên cụ Bùi Thị Xong.
Nhờ tình yêu chân thành với đất và người nơi đây, mỗi góc hình, tác giả thổi hồn để hình ảnh chân dung hay phong cảnh đều mang bản sắc riêng. Vào mùa hè năm 2001, Réhahn tới Hội An và có cuộc gặp gỡ đặc biệt với bà lão lái đò chở khách Bùi Thị Xong. Chính từ cơ duyên tình cờ này đưa cuộc sống của cụ bà 74 tuổi và nhiếp ảnh gia người Pháp chuyển sang trang mới.

Theo lời kể của tác giả, cụ Bùi Thị Xong là bà lão nghèo và nhút nhát. Khi anh đưa ống kính lên, theo phản xạ, bà lấy tay che mặt vì ngại ngần. Chính khoảnh khắc tự nhiên này khiến tấm hình mang sức lôi cuốn đặc biệt. Người xem chú ý đến bàn tay, gương mặt khắc khổ hằn dấu thời gian, nhưng đôi mắt vẫn sáng lên nụ cười.

Réhahn chia sẻ, anh ưng ý nhất tấm hình này trong số hơn 50.000 bức đã chụp tại Việt Nam. Bản thân tác giả nhận thấy, hình ảnh toát lên niềm vui tin tưởng vào cuộc sống, cho dù cuộc đời họ đang bủa vây bởi tuổi già và sự nghèo đói. Cuối cùng, hình ảnh cụ Bùi Thị Xong được anh đặt làm trang bìa cho bộ sách ảnh "Hidden smile". Réhahn cho rằng, đây chính là "cụ bà đẹp nhất thế giới".

Réhahn bên chiếc thuyền mới mua tặng cụ Xong.
Réhahn bên chiếc thuyền mới mua tặng cụ Xong.
Nhiếp ảnh gia người Pháp hứa với cụ Xong khi cuốn sách ảnh thành công, anh sẽ mua tặng bà chiếc thuyền mới. Chỉ 6 tháng sau, "người mẫu lớn tuổi nhất" ở Hội An xuất hiện 5 lần trên truyền hình, được thế giới công nhận vẻ đẹp tiềm ẩn, mang hình ảnh Việt Nam vượt xa hơn. Cụ Xong trở thành "người mẫu" ảnh cho nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước, nhưng tấm hình của Réhahn mang tới sự truyền cảm, lay động trái tim nhiều nhất.
Hiện tấm hình của cụ Bùi Thị Xong còn xuất hiện trên các tạp chí, ấn phẩm du lịch ở nhiều quốc gia.

Việt Hà

Theo BP
TRĂNG TRUNG THU
Đêm 27 - 9 -2015
Ảnh : Fiohantb


27 tháng 9, 2015

Vui Chủ Nhật: HẢI PHÒNG

Tin & Thơ vui đều có trên mạng.

Thông xe 52,5km đường cao tốc 6 làn Hà Nội-Hải Phòng

- Sáng nay (26/9), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã phát lệnh thông xe 52,5 km ((Km 21+500 - Km74+00) cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đoạn từ nút giao QL 39 ( Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đến nút giao QL10 (thuộc xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng). 
THƠ VUI VỀ HẢI PHÒNG:



* Mời các cụ tiếp thêm  THƠ & CHUYỆN VUI về HẢI PHÒNG, nhất là các cụ HP như cụ 3B.