28 tháng 5, 2016

THĂM GẶP VÀ CHIA SẺ

Bài cuối tuần - Cuối tháng 5 - 2016
THĂM GẶP VÀ CHIA SẺ
Cụ Huy Châu (KVH), bộ máy thân thể sau gần tám chục năm vận hành tất yếu đến hồi có chỗ “ pan”, yếu, long, không đạt chỉ tiêu “bình an” và có một số ngày nằm viện (BV Hữu Nghị- Việt Xô).
Nhận tin, tôi & bà nhà đến BV thăm cụ. Nhà số 10, tầng ... phòng (P...) giường ...  (BV Hữu Nghị - Đường Trần Khánh Dư HN).
Cụ KVH vui mừng chúng tôi đến. Biết tôi hay có thói quen (do đi tua rồi thành tật!) hay cầm máy ghi hình “thời sự”, cụ yêu cầu ngay “không lưu hình ảnh”. Nhà tôi (bà xã và cả tôi) vốn từng có nhiều thời gian các năm trước đây “định vị” tại BV này, nay thì BV đã có nâng cấp khá hơn trước. Không chuẩn bị quà gì gọi là cách thăm nom thông thường ở thành phố mà chỉ là những thứ thiết yếu nhất cho người n
m viện- chân đau, đường máu cao, ngại ăn uống ... và cả cái bệnh phổ thông của nam giới cao tuổi hầu hết đều phải chịu – TLT. Thăm gặp người nằm viện đâu có nhiều giờ và đâu phải lúc nào cũng đến phòng "bệnh nhân" được! Cụ HC nêu lên khi ra viện đến nhà gặp nhau mới có thể chuyện trò đủ hơn. Và rồi cụ HC đã ra viện, chỉ còn "điều dưỡng" tại nhà.
  
Qua tháng 4 âm lịch, dịp Bụt sinh mới có thể định ngày cụ HC (KVH) đến nhà chúng tôi. Mời cả cụ bà để trao đổi kinh nghiệm các việc nội vụ- hậu cần giúp chăm sóc đức ông các điều “bảo dưỡng” thân thể, ngoài việc các thầy thuốc chỉ định thuốc men, còn các việc thực phẩm chức năng hỗ trợ, thuốc nam, mua tại các quầy thuốc hay có thể tự làm; cách ăn uống, xoa bóp trị liệu tập tành vận động ... Nhân dịp mời thêm hai cụ vốn thân thiết với cả chủ & khách: Cụ 3B (Trung Hải- họ Trần, không nhầm với họ Hoàng) Và cũng cụ Trần nữa- Trần gia (tác giả Kim Thiếp Vũ Môn huyền thoại; tôi đã có trong tủ sách cuốn do cụ tặng)
Đơn sơ nhưng đượm tình nghĩa bạn bè thân thương và có hai bà xã (đều là "nội tướng" của hai Trịnh gia) tự “biên soạn”
vào bữa trưa, chỉ có chút hơi hướng Nga (bởi cũng mới qua ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít mấy hôm) là chúng tôi thay chất men đàn ông A-ma-Kông bằng sâm banh Nga để hài hòa giai điệu, mọi người đều cùng nâng cốc không lo “sốc” .
Điều ngoài “dự án” là các cụ lại vui lòng có ảnh (Cụ Hoài Xuân và cụ 3B luôn có bên người Ipad (xịn) và chủ nhà cũng sẵn sàng
). Bất ngờ cụ “phó Mõ” nhớ ngay đến cụ “chánh Mõ” đang ở Sài thành , gọi luôn vài ý “Ngược dòng ký ức” đến bến nào rồi, và với công cụ Ipad lập tức cụ Mõ SG nhận tin & ảnh ngay trên FB. Thời đại công nghệ thông tin đúng là kỳ diệu!
Nối tiếp trên FB có thêm các ảnh của cụ Hoài Xuân, cụ BBB và chủ nhà, hôm nay xin “thâu lượm” gửi lên Đình làng, một chút dư âm gặp nhau đầy Tình Làng Nghĩa Bạn. Góp gió thành bão mong sao mọi người luôn bình an và khi chưa có các cuộc họp mặt đông đúc hoành tráng thì các cuộc gặp nhỏ mini vẫn đem l
i cho chúng ta các niềm vui ấm áp.
HN 28-5-2016

* Một số hình ảnh: Tại nhà Fiohantb
 Chờ đón tiếp khách quý
 Hai cụ khách Trần Gia và hai "phu nhân" Trịnh Gia
Bốn vị "tướng công" gồm 2 Trần Gia và 2 Trịnh Gia
Từ trái sang: Các cụ Trần(3B), Trịnh(Fio), Trần(XH), Trịnh(HC)
***
Sao chép lại diễn biến thông qua FB (facebook)

(Truyền tin- tức thời tại chỗ)
* Ghi chú thêm: 16-5-2016 đúng vào 10 / Tư / Bính Thân- Tuần Bụt sinh
Ba Phien Trinh đã thêm một ảnh mới vào dòng thời gian của Calathau Vu.
Top of Form
Bình luận
Calathau Vu  Hội ta quyết chí thi đua
Hàng đầu giật giải không thua hội nào
Hàng đầu rồi phải đi đâu ?
Hàng đầu nhắm mắt gật đầu chứ sao?

(Hihihi có cụ KVH làm minh họa đó đó!)
Trần Trung Hải  Các cụ LSQL sau khi đươc 2 bac Fiohantb+M.Hòa chuốc "rượu Amakông" đến.... "phê", đang " Ngươc dòng kí ức" đấy Tổng Biên tập Clathau ạ.
 ***
Vẫn còn tỉnh táo, cụ KVH "bấm máy" chọn cụ bà ngồi giữa:

* * *
Cuộc điện đàm tại chỗ:
· Trả lời · · 16 Tháng 5 lúc 18:40
Ba Phien Trinh  Ba cụ Ban BT làm việc " mật " trước khi dùng a ma kong, chủ nhà không can dự việc Ngược dòng hay xuôi dòng.
     
Trần Trung Hải  Cụ " Hoài Xuân" đang điện đàm b/c TBT Calathau từ "đại bản doanh" của cụ TB.Phiến.
Bottom of Form
* * * * *
XIN CẢM ƠN TẤT CẢ !
***
Bổ sung ảnh tư liệu:
Khách HN dịp vào TP HCM 9-2015
đến tham quan nhà Trưởng Làng
(Chủ nhà ghi hình- máy định vị sẵn)





27 tháng 5, 2016

Nghe Mỹ Linh hát quốc ca chào mừng Tổng Thống Obama.

Nghe Mỹ Linh hát quốc ca chào mừng Tổng Thống Obama.

Tranh cãi quanh việc Mỹ Linh hát quốc ca trước Tổng thống Obama thiếu hào hùng




(VTC News) - Nhạc sĩ Huy Tuấn, nhạc sĩ Lê Thanh Tâm, ca sĩ Đức Tuấn cho biết ý kiến về phần trình diễn Quốc ca của ca sĩ Mỹ Linh trong buổi nói chuyện của Tổng thống Obama.

Trưa 24/5, ca sĩ Mỹ Linh trình bày Quốc ca Việt Nam trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama có bài phát biểu trước giới trẻ, doanh nhân và các đại biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội).

Thay vì cách hát hào hùng quen thuộc, diva nhạc Việt trong trang phục áo dài truyền thống, một mình trên sân khấu tự tin hát “Tiến quân ca” theo phong cách opera, không có nhạc nền hỗ trợ.

Video Mỹ Linh hát quốc ca trước tổng thống Obama
Kết thúc phần trình diễn, Mỹ Linh chia sẻ trong giây phút thiêng liêng đó, cô nhớ tới người cha đã mất, đến những người đã đổ xương máu giành lại tự do, hòa bình cho đất nước.

Tuy nhiên, cách làm mới Quốc ca của giọng ca "Hương ngọc lan" vấp phải ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng, phần trình diễn của Mỹ Linh làm mất đi sự hùng tráng của ca khúc. Một số khác lại ủng hộ cách làm mới của nữ ca sĩ.

 Ca sĩ Mỹ Linh hát Quốc ca trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama có bài phát biểu trước giới trẻ, doanh nhân và các đại biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia 
Nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ với VTC News: "Về chuyên môn, Mỹ Linh chọn tone thấp khi hát Quốc ca vì cô ấy bắt tone theo cách tự nhiên, không có nhạc cụ để dựa dẫm. Tôi nghĩ không có nhiều ca sĩ có bản lĩnh hát một mình không có nhạc đệm trong thời khắc quan trọng như vậy".

"Khi thể hiện một ca khúc, người nghệ sĩ phải trung thực với cảm xúc và tư duy thẩm mỹ của mình. Mỹ Linh đã làm điều đó như một sự tôn trọng đối với người nghe, hơn nữa sự cảm nhận và cách xử lý của mỗi nghệ sĩ sẽ làm nên cá tính riêng.
Cách hát của Mỹ Linh có thể mạo hiểm, nhưng đổi lại, cảm xúc của cô ấy là điều không thể che giấu".
Tác giả "Trưa vắng" nói thêm: "Chiều sâu của cảm xúc mỗi người rất khác nhau. Có người phải nghe thấy phần nhạc đệm mới cảm nhận được sự hoành tráng, có người chỉ cần một âm thanh đẹp đã cảm thấy sự hùng tráng, mênh mang.
Vậy nên có người thích phần trình diễn của Mỹ Linh, có người không, đó là chuyện bình thường".
Nhạc sĩ Huy Tuấn
Ca sĩ Đức Tuấn - người từng có nhiều sáng tạo trong cách thể hiện các ca khúc nhạc đỏ - "Mỗi người có cách hát quốc ca của riêng mình. Trong mỗi không gian, thời gian khác nhau, cách hát đều có thể không giống nhau.
Cách hát của ca sĩ Mỹ Linh không phải là mới. Trên thế giới, có nhiều giọng ca nổi tiếng cũng có cách xử lý riêng đối với Quốc ca của đất nước họ"
Nam ca sĩ nói thêm: "Khi nghe Quốc ca, tôi không thưởng thức âm nhạc, không phải xem ca sĩ biểu diễn trên sân khấu để nhận xét, đánh giá. Mỗi lần ca khúc ấy vang lên, tôi đều nghe tiếng hát từ trong trái tim mình.
Cho tôi nghe bài Quốc ca do ca sĩ Mỹ Linh hay bất cứ nghệ sĩ nào hát, trái tim và tâm hồn tôi đều tràn ngập cảm xúc quen thuộc: sự trang nghiêm, niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước".
Ca sĩ Đức Tuấn
Nhạc sĩ Lê Thanh Tâm - người làm album nhạc Jazz của Giáng Son, các bài hát hit của Vũ Cát Tường,Trọng Hiếu gần đây -  chia sẻ trên trang cá nhân:

"Từng là cán bộ Đoàn nhiều năm về trước, tôi vẫn nhớ như in mỗi lần mình nghe câu "Đoàn Quân Việt Nam đi" vang lên. Tôi luôn luôn tìm hướng về phía Quốc kỳ gần nhất để thực hiện nghi lễ chào cờ, điều mà mỗi công dân trên toàn thế giới đều nên làm.

Nhạc sĩ Lê Thanh Tâm  
Hãy xem một trận bóng đá World Cup, hay Olympic chẳng hạn, mỗi lần Quốc ca được vang lên, cả sân vận động đều đứng dậy và hoà chung tiếng hát cùng với niềm tự hào dân tộc.

Tôi thực sự thắc mắc, tại sao lại có thể ngồi xem người khác hát Quốc Ca như xem ca nhạc, ngồi online facebook bình phẩm về chất lượng chuyên môn của ca khúc, mà lấy đó làm niềm tự hào? Quốc ca có cần phải hát thế này thế kia đâu? Quốc ca cần nhất là hát với niềm tự hào dân tộc".

Nhạc sĩ Anh Quân - chồng ca sĩ Mỹ Linh - không đưa ra nhận xét về phần trình diễn của vợ. Anh quan niệm, mỗi người có một cảm nhận âm nhạc khác nhau, nên việc Mỹ Linh vấp phải ý kiến trái chiều khi hát Quốc ca là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, theo anh: "Quốc ca không phải là một ca khúc để trình diễn. Đó là một ca khúc để khi vang lên, mỗi người sẽ cảm nhận được tình yêu dành cho đất nước"


Con trai cố NS Văn Cao:

'Mỹ Linh chưa hát đúng tinh thần bài Quốc ca'


 Nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng, con của cố nhạc sĩ Văn Cao, cho rằng cách thể hiện bài Tiến quân ca của Mỹ Linh trong buổi chào mừng Tổng thống Obama làm giảm hào khí, hùng khí của một bài Quốc ca.
Nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng - một trong những người con của cố nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ về màn hát Tiến quân ca của ca sĩ Mỹ Linh dịp chào mừng Tổng thống Obama tại Hà Nội.
Nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng cho biết, ông đã nghe phần ca sĩ Mỹ Linh thể hiện bài Tiến quân ca. Ông nói: “Tôi cũng có nghe dư luận nói rằng phần thể hiện bài Tiến quân ca của ca sĩ Mỹ Linh không đúng với tinh thần của bài Quốc ca. Tôi cho rằng, một bài Quốc ca thì cách thể hiện phải khác với ca khúc trữ tình. Có thể Mỹ Linh quen với phong cách hát trữ tình”.
Đáp lại những ý kiến cho rằng cách thể hiện bài Quốc ca của Mỹ Linh phù hợp với thời bình hôm nay, nhạc sĩ Nguyễn Nghiêm Bằng phản biện:
“Dù biểu diễn theo thời cuộc của hoà bình nhưng Quốc ca khi hát lên vẫn cần phải giữ khí thế trang nghiêm của một bài ca xung trận. Ca sĩ chưa hát đúng với tinh thần của một bài Quốc ca. Bởi đó không phải là một ca khúc bình thường nữa mà là ca khúc của cả nước hát trong lễ chào cờ. Nên tinh thần của một bản Quốc ca sẽ vượt lên mọi thời đại.
Vì vậy không thể lấy lý do là hát trong thời bình thì phải khác. Thời nào thì thời, Quốc ca vẫn mang hào khí, hùng khí của cả một đất nước.
Không có lý do gì để hát ca khúc ấy “mềm như bánh đa”, giảm hào khí, hùng khí Quốc ca được".
Một người con khác của cố nhạc sĩ Văn Cao là hoạ sĩ Văn Thao cũng lên tiếng:
“Quốc ca đã đi vào hồn của dân tộc, là bài hát trong lễ chào cờ, thể hiện hồn cốt của đất nước, dân tộc. Mỗi khi bài hát được cất lên đi liền với lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên, nên nó phải được thể hiện hùng tráng, trang nghiêm. Không nên lấy bài Quốc ca ra làm thử nghiệm cách hát này, nọ”.
Theo TTO


26 tháng 5, 2016

Ông Obama ghi gì trong sổ lưu niệm tại nhà sàn CT Hồ Chí Minh

Ông Obama ghi gì trong sổ lưu niệm tại nhà sàn CT Hồ Chí Minh

Trong khi đi thăm khu di tích nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống Obama đã ghi lại lời chúc của mình dành cho nhân dân hai nước Việt-Mỹ.

Tổng thống Obama viết: “Chúc cho mối quan hệ nồng ấm giữa nhân dân hai nước chúng ta ngày càng phát triển”.


25 tháng 5, 2016

Bài phát biểu của Tổng Thống Mỹ Barack Obama tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia-Hà Nội

12h trưa 24/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu tràn đầy năng lượng trước hơn 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân trẻ... Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia trước khi ông rời Hà Nội vào TP HCM!
"Hôm nay tôi đứng đây, vô cùng lạc quan về tương lai hai nước. Tôi có niềm tin về tình hữu nghị của người Việt Nam cũng như Mỹ như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: Nối vòng tay lớn, mở rộng tấm lòng mình ra. Tôi biết rất nhiều Việt kiều ở Mỹ đã thành công ở nhiều lĩnh vực như: nhà báo, thẩm phán, luật sư,.. Tôi biết một người hôm nay người đó có mặt tại đây và ông nói mong muốn lớn nhất là cải thiện hỗ trợ đời sống người Việt Nam. Nhiều thế hệ trong các bạn ở đây sẵn sàng tạo ra dấu ấn của thế giới, đó là điều Việt Nam cần. Tương lai nằm trong tay các bạn. Đây là khoảnh khắc các bạn theo đuổi, mong muốn và Hoa Kỳ luôn là đối tác, là người bạn của các bạn."
Nguồn VietNamPlus và trang White House
Các ảnh : Trên mạng.

 



Toàn văn bài phát biểu của ông Obama trong buổi nói chuyện tại Hà Nội:
Xin chào. Xin chào Việt Nam.
Xin cảm ơn Việt Nam đã dành sự chào đón nồng nhiệt với tôi.
Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam trẻ đại diện cho tài năng của người dân Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, sự tử tế, thân thiện của người Việt Nam đã chạm tới trái tim chúng tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi cảm thấy tình cảm của mọi người. Hôm qua tôi đi thăm phố cổ và ăn nhiều món ngon như bún chả. Tôi cũng đã thử uống bia Hà Nội.
Đường phố Hà Nội thật đông vui. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi ngang qua đường nhưng sau này nếu có dịp quay lại Việt Nam thì các bạn sẽ chỉ tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi cũng là người như các bạn, đã trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Lực lượng quân sự Mỹ rời Việt Nam lúc tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là tại Hawaii nơi tôi lớn lên. Tôi đã gặp một số người Mỹ gốc Việt ở đó, nhiều người còn trẻ hơn tôi.
Nhiều người trẻ Việt Nam cũng như hai con tôi, sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và hữu nghị Việt Nam-Hoa Kỳ. Khi đến đây, tôi ý thức về quá khứ nhưng ta nên hướng về tương lai, về sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để thúc đẩy lẫn nhau.
Tôi trân trọng quá khứ lịch sử. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cây ở mảnh đất này. Việt Nam có lịch sử trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã tồn tại trên sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam, biết tới Văn Miếu.
Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp nhưng như một cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: "Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời."
Ngày nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ 200 năm trước khi một trong những người Mỹ đi tìm kiếm giống lúa gạo và ông đã đến Việt Nam. Sau đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc tới tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ có đoạn trích: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Việc đánh đuổi thực dân đưa ta lại với nhau nhưng chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ chủ nghĩa cộng sản đưa ta tới cuộc chiến.
Ta nhận thức được sự thật đau đớn là chiến tranh dù thế nào đi nữa thì cũng mang lại sự đau đớn. Ai cũng biết như thế. Ở nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam, hơn 3 triệu người Việt Nam, cả thường dân và bộ đội đã hy sinh. Tại đài tưởng niệm ở Mỹ, hơn 58.000 người Mỹ đã không trở về nhà.
Ở hai nước, những cựu chiến binh, những gia đình vẫn đau đớn vì bạn bè và người thân thương mất đi. Ta phải ghi nhận những người đã ngã xuống bảo vệ Tổ quốc.
Ba thập kỷ gần đây, Việt Nam đạt được nhiều thành công to lớn. Thế giới nhìn thấy thành công này. Những cải cách kinh tế và các hiệp định thương mại tự do với các nước cho thấy sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư tới Việt Nam và Việt Nam đã trở thành 1 trong những nước có thu nhập trung bình.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, ta thấy nhiều nhà cao tầng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu thương mại. Việt Nam đã phóng vệ tinh vào vũ trụ. Một thế hệ khới nghiệp mới với hàng chục triệu người Việt Nam đã kết nối với nhau qua mạng xã hội.
Người dân Việt Nam cũng đã có tiếng nói mang lại sự tiến bộ trong xóa đói giảm nghèo, tiếp cận nước sạch, điện, tăng tỷ lệ trẻ em đến trường và đây là thành công lớn Việt Nam đạt được trong thời gian ngắn.
Cuộc chiến ngăn ta thành hai bên và bây giờ ta tìm cách hàn gắn. Ta đã cùng tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh, gỡ bỏ những bãi mìn, trẻ con không thể mất chân vì các bãi mìn này. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ người Việt Nam nhất là trẻ em khuyết tật và chất độc màu da cam..
Chúng tôi tự hào vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa. Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh. Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh trong chiến tranh từng đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói rằng Hai nước chúng ta không nên là kẻ thù trong chiến tranh, chúng ta nên làm bạn.
Chính những người cựu chiến binh đã cho ta thấy con đường đi. Người dân hai nước trở nên gần gũi nhau hơn, hoạt động thương mại tăng lên, sinh viên, học giả cùng nhau nghiên cứu. Chúng tôi đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước châu Á nào. Nhiều khách du lịch Mỹ cũng tới Việt Nam, thăm 36 phố phường Hà Nội, Hội An, Huế.
Nhiều người Việt Nam và Mỹ đều có thể thuộc những bài hát của Văn Cao: Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người. Từ nay người biết yêu người...”
Với quan hệ gần gũi, mục tiêu của tôi là xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới.
Chúng tôi muốn nói một điều: ngày nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau. Từ kinh nghiệm, tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với sự tiến bộ, chân giá trị của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh.
Ta cũng thấy một điều có tính nguyên tắc là Việt Nam là nước có chủ quyền. Không nước nào có quyền áp đặt ý chí lên Việt Nam. Độc lập chủ quyền cho người dân Việt Nam là do người dân Việt Nam quyết định.
Chúng tôi muốn ưu tiên quan hệ đối tác toàn diện. Tôi không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ và muốn đóng góp nhiều hơn trong quan hệ hai nước. Ta cần hợp tác để đem lại sự thịnh vượng cho người dân chúng ta.
Thế kỷ này, nền kinh tế phát triển ở các nước có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục. Quyền đi học của con người rất quan trọng nên bên cạnh hợp tác kinh tế cần đầu tư vào con người, cần nuôi dưỡng con người tài năng bên cạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đó là thế mạnh của Mỹ.
Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước.
Các đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để tăng cường hợp tác, đào tạo. Khi chúng tôi muốn chào đón nhiều người Việt Nam sang Mỹ thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn.
Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động. Đây là đại học này phi lợi nhuận, chất lượng và sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam.
Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, công nghệ, từ thơ của Nguyễn Du, tới lĩnh vực toán của Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Chúng tôi cũng mong khuyến khích phụ nữ Việt Nam đảm bảo bình đẳng giới. Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học, được đóng góp và có vị trí xứng đáng ở trường học, Chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ và Việt Nam.
Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết trong TPP. Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, điều này sẽ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa từ Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không cần phải hoàn toàn phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất.
TPP cũng sẽ giúp giải quyết bất bình đẳng, thúc đẩy nhân quyền, người lao động có lương cao hơn. Người lao động có thể tổ chức nghiệp đoàn và bảo vệ trẻ em không bị lao động cưỡng bức, thúc đẩy chống tham nhũng. Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.
Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung. Hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin. Chúng tôi sẽ tiếp tục đào tạo, trang thiết bị cho cảnh sát biển, nâng cao năng lực bảo vệ hàng hải. cứu trợ nhân đạo.
Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ việc bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam.
Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau và cần thông lệ chung. Các nước đều có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ đều cần được tôn trọng và toàn vẹn lãnh thổ. Nước lớn không được bắt nạt nước nhỏ và tranh chấp phải giải quyết qua các biện pháp hòa bình.
Quan hệ của chúng ta là giải quyết sự khác biệt giữa hai chính phủ về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau 2 thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc như bất bình đẳng, định kiến từ tư pháp, hình sự. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo.
Mỹ không muốn áp đặt lên bất cứ nước nào. Chúng tôi tin vào giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.
Việt Nam đã đạt tiến bộ về cải cách, lập pháp như công khai ngân sách, tiếp cận được nhiều thông tin hơn. Người Việt Nam sẽ quyết định tương lai của người Việt. Trong cuộc bầu cử tự do, người dân có thể lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người dân Việt Nam sẽ mang đến nền tảng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người dân Việt Nam như khẩu hiệu của Việt Nam: Của dân, do dân và vì dân.
Tôi sắp rời nhiệm sở. Tám năm qua tôi nghĩ nhiều tới hệ thống chính quyền Mỹ và cố gắng đối thoại các nước để tìm cách cải thiện hệ thống của mình.
Vấn đề quan trọng là đảm bảo sức khỏe người dân vẻ đẹp hành tinh, nhất là các di sản như Vịnh Hạ Long, Hang Sơn Đoòng, ta bảo vệ vì tương lai con cháu chúng ta.
Để đối phó biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện cam kết chống lại sự tác động quá trình này nhất là vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp nguồn thực phẩm lớn.
Hôm nay tôi đứng đây, vô cùng lạc quan về tương lai hai nước. Tôi có niềm tin về tình hữu nghị của người Việt Nam cũng như Mỹ như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: Nối vòng tay lớn, mở rộng tấm lòng mình ra.
Tôi biết rất nhiều Việt kiều ở Mỹ đã thành công ở nhiều lĩnh vực như: nhà báo, thẩm phán, luật sư,.. Tôi biết một người hôm nay người đó có mặt tại đây và ông nói mong muốn lớn nhất là cải thiện hỗ trợ đời sống người Việt Nam.
Nhiều thế hệ trong các bạn ở đây sẵn sàng tạo ra dấu ấn của thế giới, đó là điều Việt Nam cần. Tương lai nằm trong tay các bạn. Đây là khoảnh khắc các bạn theo đuổi, mong muốn và Hoa Kỳ luôn là đối tác, là người bạn của các bạn.
Sau này khi người Hoa Kỳ và Việt Nam học cùng nhau, cùng nhau lập doanh nghiệp, cùng nhau sáng chế, tôi hy vọng các bạn nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây, trước các bạn, như Nguyễn Du đã từng viết: Trăm năm cũng từ đây...
Cám ơn, chào tạm biệt.

24 tháng 5, 2016

Lộ diện người cùng ăn bún chả với Obama

Theo VietNamnet.vn

Lộ diện người cùng ăn bún chả với Obama

Theo tiết lộ của The Hill, người cùng ăn bún chả với Tổng thống Mỹ Barack Obama tối 23/5 tại Hà Nội, là ông Anthony Michael Bourdain, MC kiêm đạo diễn nổi tiếng các chương trình truyền hình về ẩm thực của Mỹ.

Kênh truyền hình Mỹ CNN cho biết, trong bữa tối tại nhà hàng bún chả Hương Liên (ở phố Lê Văn  Hưu, Hà Nội), ông Bourdain đã cùng ông Obama thảo luận về mục đích chuyến thăm châu Á lần này, cũng như mối quan tâm của ông Obama đối với người dân, ẩm thực và văn hóa của Việt Nam.
Obama thăm Việt Nam, Obama đến Việt Nam, Obama, tổng thống Obama, tổng thống Mỹ, barackobama
Bức ảnh ăn bún chả cùng Tổng thống Mỹ đăng trên FB của ông Bourdain (bên phải)
Ông Bourdain cũng chia sẻ bức ảnh cùng ăn tối với Tổng thống Obama trên trang Facebook cá nhân và tài khoản Instagram. Bức ảnh ngay lập tức thu hút được hàng chục nghìn lượt người nhấn thích và chia sẻ. Sau đó, trên tài khoản Twitter, ông còn tiết lộ cả bữa tối với người đứng đầu nước Mỹ hết có 6USD (khoảng 120.000 đồng).
Theo CNN, toàn bộ nội dung bữa tối bún chả đã được thu hình và sẽ phát sóng trên kênh truyền hình này vào tháng 9 năm nay, trong mùa thứ 8 của chương trình khám phá du lịch và ẩm thực mang tên “Parts Unknown” (Những ẩn số) do chính ông Bourdain đảm nhiệm vai trò người dẫn chương trình (MC).
Không chỉ là một MC nổi tiếng, ông Anthony Michael Bourdain còn là một nhà văn, đầu bếp, đạo diễn của Mỹ. Ông là MC của chương trình “Parts Unknown”, đồng thời là đạo diễn kiêm MC chương trình khám phá ẩm thực văn hóa “No Reservations”.
Obama thăm Việt Nam, Obama đến Việt Nam, Obama, tổng thống Obama, tổng thống Mỹ, barackobama
Ông Bourdain (phải) và Tổng thống Obama
Cách đây vài năm, trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho tạp chí CNTraveler, ông Bourdain từng tâm sự rằng, “chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam đã làm thay đổi cuộc đời tôi”. Ông cho biết mình thực sự "phát cuồng" trước ẩm thực và nền văn hóa của những quốc gia Đông Nam Á, mà đặc biệt là Việt Nam.
Theo ông, Việt Nam có điều gì đó mới và rất khác biệt so với những gì mà ông đã trải nghiệm trước đây. "Ẩm thực, văn hóa, các danh lam thắng cảnh và hương vị, tất cả đều rất khác biệt. Nó dường như là một thế giới khác, một thế giới đầy hương vị níu giữ bước chân và trái tim tôi", ông nhận xét.
Thanh Vân
 * Thêm một hình ảnh khác, lấy trên mạng:


 

22 tháng 5, 2016

Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh

Mù Cang Chải mùa nước đổ đẹp như tranh

Theo HNMO -Nguồn VNExpress.net
Tháng 5, vùng rẻo cao của Yên Bái hiện lên với màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh dưới nắng vàng rực rỡ.

Đến hẹn lại lên, khi bước vào mùa nước đổ, Mù Cang Chải khoác lên mình chiếc áo mới đầy màu sắc, quyến rũ không kém thời điểm lúa chín, tháng 10.

Màu nâu đất, màu loang loáng của nước cùng ánh mặt trời, màu xanh của mạ non… tạo nên một bức tranh đẹp mê mẩn trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Khau Phạ.

Do thiếu đất bằng để canh tác, đồng bào H'Mông, Thái ở Mù Cang Chải phải vỡ đất ở lưng chừng núi để cấy lúa. Họ tận dụng những cơn mưa rào đầu tiên của mùa hạ và nắng chưa kịp gay gắt để dẫn nước về các thửa ruộng.

Họ cũng đón thêm nước từ những khe suối qua ống nứa vào ruộng để cấy cày.

Nước được đổ đầy ở trên cao sau đó tràn xuống các ruộng dưới cùng.

Khi nước đổ xong, đồng bào dân tộc H'Mông cũng bắt đầu xuống ruộng cấy cày. Họ thể hiện tình đoàn kết bằng việc tập hợp một nhóm người chung sức cấy từ nhà này sang nhà khác.

Sương sớm bảng lảng trên thửa ruộng mâm xôi nổi tiếng ở bản Pú Nhu, xã La Pán Tẩn. Đây cũng là thời điểm đồng bào vùng cao dắt trâu đi cày hay gùi thóc giống ra ruộng.

Mùa nước đổ ở Mù Cang Chải kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 6. Bạn có thể tới đây bằng xe khách hoặc xe máy theo hướng Hà Nội - Than Uyên (Lai Châu).

La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, cầu Ba Nhà, bản Thái ở huyện Mù Cang Chải là những điểm du khách không thể bỏ qua.

Thiên nhiên hùng vĩ ở Mù Cang Chải vào mùa nước đổ.

20 tháng 5, 2016

HOA PHƯỢNG VÀ BẰNG LĂNG NĂM NAY Ở HÀ NỘI

Không đẹp bằng mọi năm ! Nhất là phượng có vẻ như cằn cỗi và màu không đỏ rực rỡ, có cây đỏ gạch ! Hoặc không vậy thì lại đỏ sẫm !  Phải chăng sau chiến dịch đốn chặt cây tàn bạo năm ngoái nên những loài cây còn lại cũng thất thần chưa lại hồn? Hoa vẫn còn vẻ ngơ ngác! Dẫu sao cũng là hoa đặc trưng mùa hè- tháng 5 tại HN.
Xin đưa một ít hình ảnh tôi ghi lại xung quanh 2 hồ Thành Công & Đống Đa HN.

Cây bằng lăng trong Học viện Phụ Nữ- Bên cạnh nhà Tập thể chúng tôi ở.
Bằng lăng trên phố Huỳnh Thúc Kháng
Phượng bên phố Huỳnh Thúc Kháng
Phượng bên hồ Đống Đa
Bên hồ Đống Đa
Ven hồ Đống Đa
Dọc phố Mai Anh Tuấn ven hồ Đống Đa
Chọn một chùm hoa đầu cành
Bên hồ Thành Công, cạnh tòa Dầu khí EVN

*HOA PHƯỢNG tại Hà Nội tôi chụp (cũng chiếc máy ảnh nhỏ này) 5 năm trước đây (5-2011)
 Bên hồ Đống Đa (2011)
 Trong Học viên Phụ Nữ (2011) . Cây phượng này nay không còn nữa. Bão làm đổ nó năm 2012.
Hoa phượng rực rỡ trong Học viện Phụ Nữ năm 2011
Các ảnh: Fiohantb.


14 tháng 5, 2016

Đi nghỉ tắm khoáng Kim Bôi

Đi nghỉ tắm khoáng Kim Bôi

Đã hết mùa Xuân. Tháng 5 dương lịch, tháng 4 lịch âm. Hà Nội đã có các ngày nắng nóng, mức 35oC. Khởi động đi nghỉ đầu mùa nắng hè.
Năm nay chưa có ý đi biển. Các biển miền trung sau sự cố cá bị hủy diệt ở Vũng Áng, lan rộng ra nhiều tỉnh tiếp theo Bình- Trị- Thiên cho nên các biển chưa yên tâm lành sạch ... Đi biển muốn thanh thỏa hiện nay chắc phải từ Nha Trang trở vào. Biển phía Bắc có phần còn xô bồ có nơi xuống cấp, Đồ Sơn chẳng hạn kém xưa !
Bước đầu hãy lựa một nơi nghỉ ngơi thoáng mát "bình dân" dễ chịu, chưa phải cất cánh đi xa. Kim Bôi- vùng suối khoáng là điểm đến.
Một hành trình gần HN (dưới 100 km) chưa nhiều ngày, kết hợp "đa dạng" thuận tiện.
Thuận lợi có xe nhà (đi & về); ở tại Trung tâm điều dưỡng Người Có Công (NCC) tỉnh Hòa Bình , có bể bơi nước khoáng; có tắm sục ; ăn tự chọn đặt tại các nhà hàng "bếp Mường" cá suối, lợn mường, măng rừng, cua núi, rau sắng, cơm lam, rượu AmaKong ... tạm xa HN ít ngày thảnh thơi yên tĩnh. Quả thật chúng tôi đã đạt được điều mong muốn, có khỏe người ra chẳng phải trông chờ việc thăm khám điều dưỡng của BV thành phố khó mà có được !
Một ít hình ảnh chuyến đi nghỉ khởi đầu gọi là đúng sự thật, mong cho sẽ có các chuyến đi tiếp cả rừng và biển thích thú và hào hứng đa dạng hơn.


Chờ ít phút-công đoạn trước khi bồn tắm khoáng sục đạt mức


Thư dãn xem cá cảnh
***
CÁC LOÀI HOA CÂY CẢNH NƠI NGHỈ DƯỠNG
Hoa sứ
Ngâu
Đang mùa bằng lăng
Một loại dừa cảnh đang trổ hoa
Bụi trúc đã có từ rất lâu, nhiều năm xưa
Bên khu một nhà nghỉ có hồ cá & hoa súng
Hoa ban đỏ bên hành lang tầng 2 (không chụp được gần)
***
Tại bồn tắm khoáng sục trong phòng




 
 Cây cảnh bon sai
 
 Đá tạo hình
Một loài thông hoa đỏ

 
Thư dãn ly cà phê sau tắm sục