30 tháng 6, 2016

Nhức mắt với những “phố Tàu’ trên cả nước

Nhức mắt với những “phố Tàu’ trên cả nước


photau-halong1

Ở nhiều địa phương, từ lâu đã hình thành các khu trưng toàn biển tiếng Trung Quốc, giao dịch buôn bán chủ yếu với người Trung Quốc được người dân thường gọi là “Phố Tàu”. Không chỉ ở Bắc Ninh, “phố Tàu” xuất hiện ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Dương…
Đi qua các con phố này, người ta có cảm giác như đang ở đâu đó bên Trung Quốc bởi các biển hiệu quảng cáo, thực đơn dày đặc tiếng Trung… Các giao dịch nơi đây còn sử dụng tiếng Trung nhiều hơn tiếng Việt.
Có rất nhiều lý do để lý giải cho tình trạng phố ta hóa phố Tàu như: để thu hút khách du lịch thuận tiện việc buôn bán, do yếu tố lịch sử, hay do sự thiếu hiểu biết của người dân… Tình trạng này đã tồn tại khá lâu nhưng như có biện pháp giải quyết triệt để.

“Phố Tàu” ở Bắc Ninh

photau-bacninh1

photau-bacninh2

Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành… “khu phố tiếng Tàu”. Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển hiệu “lạ”. Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà nghỉ…
Không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các nhà nghỉ, công ty vận chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.

Phố Tàu” ở Hạ Long

halong-photau

Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy – TP. Hạ Long đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc. Chưa đầy một km trên tuyến đường mang tên Hạ Long ở đây đã có hàng chục biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm… in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng “chú thích” dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh thừa nhận, hiện tượng này đang diễn ra phổ biến ở một số điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh như Móng Cái, Hạ Long…, nguyên nhân là do tại những địa điểm này, khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều nên người kinh doanh thường in biển quảng cáo bằng chữ Trung Quốc để thu hút lượng khách này. Cùng với tâm lý ganh đua, thấy nhà này làm biển quảng cáo chữ Trung Quốc, nhà bên cạnh cũng làm, người sau cố làm to hơn người trước…

“Phố Tàu” ở Hải Phòng

trungquoc-hatinh

Khi các công ty Trung Quốc trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy. Con đường chạy qua hai xã mọc lên hàng trăm quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ… với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu.
Số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như không cơ quan nào nắm được. Một số công nhân Trung Quốc đã cưới vợ Việt. Phần lớn những công nhân này đều thuộc diện nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa… nên qua Việt Nam lao động vừa có lương cao, lại lấy được vợ. Thậm chí nhiều công nhân Trung Quốc đã rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.

“Phố Tàu” ở Hà Tĩnh

photau-hatinh

Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan.
Theo thống kê, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, trên thực tế con số này còn có thể lớn hơn.
Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh…”. Một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt”.

“Phố Tàu” ở Bình Dương

photau-binhduong1

photau-binhduong2

Vài năm nay, phía sau những khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn… của người Trung Quốc, người dân Bình Dương quen gọi là phố Tàu. Tại đây mọc lên ngày càng nhiều các nhà hàng, quán ăn, điểm massage… do người Trung Quốc làm chủ.
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học…
Tại những nhà hàng, quán ăn do người Hoa mở, nhân viên, chủ quán đều dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Bảng giá đồ ăn, thức uống được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng. Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc mở nhằm dạy người Việt Nam .
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ.
Theo Vietnamnet
( Theo TTXVA
 
Published on July 20, 2013   ·   2 Comments)

28 tháng 6, 2016

EURO 2016: VÒNG TỨ KẾT

Đã xác định còn lại 8 đội vào tứ kết, chia làm 4 cặp đấu.
Các trận đấu từ tứ kết trở đi cho đến trận cuối chung kết đều vào lúc 02 h giờ VN. Tất cả Euro 2016 có 51 trận, chỉ còn lại 7 trận, gồm 4 trận tứ kết, 2 trận bán kết và 1 trận chung kết.
Các cặp đấu tứ kết để chọn 4 đội thắng vào bán kết như sau: (Giờ VN)
02h ngày 01-7:   Ba Lan      -  Bồ Đào Nha  (VTV3, VTV3 HD)
02h ngày 02-7:   Xứ Wales  -  Bỉ                        (  nt )

02h ngày 03-7:   Đức           -  Italia                    (  nt )
02h ngày 04-7:   Pháp          -  Iceland                (  nt )
* Một số đội "tên tuổi" đã không vào được tứ kết như Tây Ban Nha; Anh (Anh thua Iceland trong trận vòng loại Knock-out). Phải chăng do hậu quả BREXIT?



HLV Anh - Roy Hodgson quyết định nộp đơn từ chức
ngay sau trận thua Iceland 2-1 sáng 28-6-2016


25 tháng 6, 2016

EURO 2016: BƯỚC VÀO VÒNG LOẠI KNOCK-OUT

EURO 2016
Đã qua 36 trận vòng bảng của 6 bảng, gồm 24 đội (nước, xứ) trong đó Đông Âu (XHCN cũ) có 9 nước. 9/24 = 37,5 %. Các đội nhất, nhì của các bảng đi tiếp và thêm 4 đội thứ 3 xếp cao hơn (theo điểm và tỉ số) thành 16 đội vào vòng loại knock-out. Ra về là 6 đội cuối bảng và 2 đội thứ 3 kém hơn.
Hai ngày nghỉ vừa qua chắc là các đội này đã về nước! Gồm có:  Ukraina (3 trận 0 điểm); CH Séc, Romania, Nga, Thụy Điển, Áo (5 đội này mỗi đội 3 trận 1 điểm) và 2 đội thứ 3 bị loại: Albania và Thổ Nhĩ Kỳ (mỗi đội 3 điểm với tỉ số -2). Trong 8 đội về sớm đó có đến 5 XHCN cũ, 5/8  = 62,5 % . Đủ thấy về TDTT-bóng đá, TBCN rõ ràng là hơn XHCN !
Còn lại trong 16 đội vòng knock-out may là còn 4 đội (XHCN cũ) cho ta còn niềm hy vọng (?): Hungary, Ba Lan, Slovakia, và Croatia (thuộc Nam Tư cũ). 4/16 = 25%.
Các cặp đấu loại trực tiếp như sau:
Thụy Sĩ - Ba Lan
Xứ Wales - Bắc Ai len
Croatia - Bồ Đào Nha
Pháp - CH Ai len
Đức - Slovakia
Hungary - Bỉ
Italia  - Tây Ban Nha
Anh - Iceland
Mỗi trận đấu 2 hiệp chính, nếu hòa: đấu 2 hiệp phụ; nếu vẫn hòa: đá luân lưu để có 1 thắng, 1 thua. Đội thua ra về ! Đội thắng vào vòng tứ kết.
Tôi còn có thể xem hết 15 trận còn lại? Từ tứ kết (30/6) bán kết (6/7) và chung kết (10/7) đều vào lúc 02 h sáng (giờ VN) không dễ gì xem tất cả! Trận nào không theo dõi được trên màn hình thì "đọc" trên mạng vậy!
Dẫu thế nào đi nữa thì xem đá bóng vẫn vui! Ví như Bồ Đào Nha suýt bị bật bãi, lách được khe cửa hẹp 3 trận hòa = 3 điểm và C7 Ronaldo đến trận cuối mới có bàn thắng, luôn 2 bàn, trong đó 1 bàn đưa bóng vào lưới đội Hungary bằng đánh gót chân phía sau siêu đẳng! Thế nên Bồ Đào Nha tuyên bố sẽ giành cúp vô địch (?!). Chờ xem .

Pha đánh gót diệu nghệ của Ronaldo đưa bóng vào lưới Hungary

23 tháng 6, 2016

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ có lợi cho người suy giãn tĩnh mạch

Theo VNExpress
Đi bộ có lợi cho người bị suy tĩnh mạch, máu được đẩy mạnh về tim làm giảm tình trạng ứ đọng và bớt áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Theo bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, suy tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp. Đây là một bệnh mạn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả cần phối hợp nhiều biện pháp, trong đó việc thay đổi lối sống đóng vai trò nền tảng.
Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích nên được hầu hết người dân lựa chọn tập luyện. Đa phần bệnh nhân sau khi bị suy giãn tĩnh mạch đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí một số người không dám vận động vì sợ làm bệnh nặng thêm. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng có ý kiến khác nhau về vấn đề này.
nguoi-bi-suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo
Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch. Từ trái qua: (1) van tĩnh mạch, (2) van mở ra cho dòng máu đi lên trên, (3) sau đó van đóng lại ngăn máu chảy ngược xuống. Ảnh: Ngọc Thể.
Bác sĩ Phong giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim. Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van. Van được cấu tạo bởi 2 lá van giống như chiếc túi, mặt lõm hướng lên trên. Một phần lá dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng mạch.
Hệ thống tĩnh mạch chi dưới bao gồm các tĩnh mạch nông, sâu và xuyên. Tĩnh mạch nông nằm sát dưới da. Tĩnh mạch sâu nằm sâu trong các khoang cơ của chi. Các nhánh tĩnh mạch xuyên nối từ hệ thống tĩnh mạch nông đến tĩnh mạch sâu.
Khi ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực mới có thể chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân đồng nhịp với hoạt động đóng mở của các van tĩnh mạch. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ thả lỏng, van đóng lại, ngăn không cho máu bên trên chảy ngược xuống dưới. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim như vậy gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều từ dưới lên trên và từ nông vào sâu.
Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.
suy-tinh-mach-co-nen-han-che-di-bo-1
Cơ chế gây bệnh khi tĩnh mạch giãn hoặc van bị hư. Từ trái qua: (1) tĩnh mạch bị giãn to, (2) khi hai van mở ra máu vẫn bơm lên trên được, (3) van đóng lại không kín, máu chảy ngược xuống dưới qua chỗ hở của hai lá van, tạo nên dòng chảy ngược. Ảnh: Ngọc Thể.
Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng.
Đi bộ tác động như thế nào đến tĩnh mạch
Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch. Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.
Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển  Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim  Phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống
Nghiên cứu  thực nghiệm đo áp lực tĩnh mạch nông khi đứng yên và di chuyển. Ảnh Trái: khi đứng yên, cột nước dâng cao ngang tim. Ảnh phải: khi di chuyển cổ chân liên tục, cột nước giảm xuống
Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.
Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.
Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống. Như trường hợp chị Vân bị suy tĩnh mạch gây đau nhức và khó chịu 2 chân, đã chữa trị cách đây 2 năm nhưng không thuyên giảm. Gần đây chị kết hợp điều trị và thay đổi lối sống, tập đi bộ theo tư vấn của bác sĩ, chỉ sau khoảng thời gian ngắn, các cơn đau giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục đi bộ và leo cầu thang mỗi ngày thì các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
Nghiên cứu gần đây được cập nhật trong y văn cho thấy những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút. Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ.
Lưu ý: nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần.Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.
Thi Trân

* Thêm hình ảnh:



22 tháng 6, 2016

TẢN MẠN VỀ ĐI BỘ

TẢN MẠN VỀ ĐI BỘ
Tháng 6-2016

Làm người ai chẳng đi bộ. Kể từ quốc vương, nữ hoàng, tổng thống, lãnh tụ, nghệ sĩ, người đẹp, tướng lĩnh, chỉ huy, công chức ... cho đến người dân thường ai cũng đi bộ. Chỉ có đi nhiều hay ít, nhẹ nhõm thung thăng đi chơi hay nặng nhọc bôn ba công việc, mang vác trên vai bươn chải cuộc sống.
Tất nhiên ngày nay với các phát minh khoa học, công nghệ tiên tiến, con người đã tạo ra các phương tiện giao thông hiện đại, ô tô, xe lửa, tàu thủy, máy bay ... giúp cho con người có thể đi khắp quả địa cầu 5 châu 4 biển. Tuy nhiên hàng ngày không thể thiếu bước chân ta đi.
Thời gian đầu năm nay (2016) một số cụ có chuyến đi Sa pa; lên đỉnh FanSiPan. Cụ Xuân Hoài (tham gia chuyến đi) cho biết tuy có cáp treo hiện đại đưa mọi người lên cao gần tới đỉnh, nhưng vẫn phải leo bộ hơn 600 bậc (628 bậc?) nên không phải ai cũng lên được tới nơi ! Không dễ gì bước nổi qua trên 600 bậc leo lên rồi lại đi xuống! Rụng rời chân cất bước! Nói tóm lại những ai hàng ngày không có tập tành đi bộ thì đành chịu “đứng nhìn” mọi người đi mà thôi. Tiếc rằng dịp đó tôi không biết để tham gia và thử thách lên đỉnh FanSiPan.
Tôi đã đi bộ nhiều, rất nhiều từ khi còn bé. Ấy là sau CMT8 1945, học trường huyện cách nhà 4 – 5 km chỉ có cách hàng ngày đi bộ bất kể nắng hay mưa, và còn phải qua sông bằng đò ngang. Tiếp theo vào trường TSQ LK4 tất nhiên học tập luyện rèn chỉ có phương thức đi bộ! Rồi KC chống Mỹ ác liệt, việc đi bộ hơn nữa ban đêm là việc hàng ngày để tránh bom đạn máy bay.
Sau này khi đã là người “giáo viên nhân dân” mới có chiếc xe đạp (phân phối bình xét!). Thống nhất đất nước rồi mới có được xe máy. Nghỉ hưu, con cái trưởng thành thi thoảng mới có chuyến xe nhà (ô tô) của con thu xếp đi đâu đó. Và dăm ba lần lấy vé máy bay đi một vài nơi xa trong hay ngoài nước.
Cao tuổi, hưu trí, tập tành giữ gìn sức khỏe, chủ yếu là đi bộ hàng ngày tại các công viên, quanh các hồ HN. Tất nhiên cũng có một vài thứ tập tành khác như đi bơi, thể dục, tập tạ (nhẹ) luyện tay…
Việc đi bộ xem ra vẫn ổn.
Tôi nói với cụ XH:  
Tiếc quá! Giá thử cùng có mặt ở Sa pa dịp cụ nói thì đi bộ lên đỉnh Fan Si Pan hôm đó chưa chắc cụ đã hơn tôi! Dịp đi Nhật lên chân núi Fuji gặp mưa, cũng có việc leo bộ lên vùng suối nước nóng, quãng đường không phải là ngắn mà tôi có thua ai đâu! Lên đến nơi tại suối nóng này thả trứng xuống là đến lúc trứng chín lấy lên xài (tất nhiên là đã có trứng chín sẵn để du khách khỏi mất thời gian chờ!). Họ bảo ” ăn một quả trứng luộc như thế tại  đó thì tăng thêm 7 năm tuổi”; tôi nghĩ năm đó mình 79, nếu xài 3 quả là thêm 21 tuổi vữa vặn 100 tuổi! Thế nhưng tôi chỉ ăn được có mỗi một quả ! Cũng cứ chắc là thêm được 7 năm tuổi. Như vậy còn đi bộ được là còn có ích ! Đáng mừng.


Cáp treo Fan Si Pan (ảnh trên mạng)
Đỉnh Fan Si Pan


 Fio bên suối nước nóng chân núi Fuji Nhật


Quả trứng chín tại suối nóng- Trên tay Fio.


20 tháng 6, 2016

Hoàn thành đưa 3 nhịp cầu Ghềnh cố định trên giàn giáo tạm

Hoàn thành đưa 3 nhịp cầu Ghềnh cố định trên giàn giáo tạm

(Theo HaNoimoi)
Lúc 14h45, ngày 19/6, nhịp số 3, nhịp cuối cùng của cầu Ghềnh mới đã được vận chuyển từ bãi lắp ráp đến khu vực thi công cầu và đã được định vị thành công trên các bệ đỡ giàn giáo tạm, nối hai bờ sông Bắc-Nam qua sông Đồng Nai sau 3 tháng cầu Ghềnh bị sà lan tông sập.

Nhịp số 3 cầu Ghềnh được đặt thành công vào vị trí cố định trên giàn giáo tạm. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)

Lúc 13h, thủy triều trên sông Đồng Nai bắt đầu lên. Để vận chuyển được nhịp cầu Ghềnh dài 75m, cao 13m, nặng 260 tấn, các đơn vị thi công sử dụng sà lan tải trọng lớn vận chuyển từ bãi lắp ráp đến công trường thi công cầu Ghềnh. Tuy nhiên, việc vận chuyển phải phụ thuộc vào chế độ thủy triều của sông Đồng Nai vì sà lan chỉ được lưu thông chiều ngược nước để đảm bảo an toàn.

Sau gần 2 giờ đồng hồ vận chuyển và định vị, lúc 14h45, nhịp số 3 cầu Ghềnh đã được gác lên giàn giáo tạm thành công, hai bờ Bắc-Nam sông Đồng Nai đã tạm thời được nối.


Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO 1) cho biết công việc tiếp theo trong những ngày tới là sử dụng ròng rọc để nâng 3 nhịp cầu ghềnh đặt lên các mố cầu. Dự kiến công việc này sẽ hoàn thành trong 2 ngày tới.


Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại sông Đồng Nai đoạn qua khu vực cầu Ghềnh đã bị phong tỏa hoàn toàn, tàu thuyền bị cấm qua khu vực đang thi công. Luồng tàu chạy sẽ được mở trở lại sau khi 3 nhịp của cầu Ghềnh được cố định trên các mố cầu.


Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết đến nay, tất cả các công việc chính của công trình thi công cầu Ghềnh đang diễn ra đúng tiến độ.


Các hạng mục quan trọng nhất đã hoàn thành, trong vài ngày tới các nhịp cầu sẽ được nâng lên mố cầu, sau đó đơn vị thi công sẽ lắp đường ray.


Dự kiến đến ngày 26/6, cầu sẽ chính thức thông tàu./.
Ngày 26-6, thông tuyến vận tải đường sắt qua cầu Ghềnh
(HNMO) - Dự kiến cầu Ghềnh (tỉnh Đồng Nai) sẽ được khôi phục xong và đưa vào sử dụng kể từ 0g ngày 26-6 tới.
Theo TTXVN/Vietnam+

BỘ ẢNH SEN ĐÊM

Bộ ảnh sen đêm mới lạ và gợi cảm của cô gái 9x
(Theo Dân trí)

Dân trí: Những shoot ảnh chụp sen vào ban đêm khiến thiếu nữ trở nên quyến rũ, bí ẩn hơn
 >> "Thiên thần" nhí cười đáng yêu dưới lá sen
 >> Nữ sinh trường Hàng hải e ấp bên đầm sen đất Cảng


Bộ ảnh do bạn Hà Minie (sinh năm 1991) và nhiếp ảnh Phan Thanh Tâm thực hiện tại đầm sen Hà Nội.
Bộ ảnh do bạn Hà Minie (sinh năm 1991) và nhiếp ảnh Phan Thanh Tâm thực hiện tại đầm sen Hà Nội.
Lựa chọn bối cảnh chụp sen ban đêm, ê-kíp chia sẻ rằng muốn tìm kiếm một ý tưởng mới lạ.
Lựa chọn bối cảnh chụp sen ban đêm, ê-kíp chia sẻ rằng muốn tìm kiếm một ý tưởng mới lạ.
Nhiếp ảnh gia Thanh Tâm xây dựng concept ảnh và bố trí đèn để tạo hiệu ứng ảnh đêm thật sắc nét nhưng vẫn toát lên vẻ bí ẩn
Nhiếp ảnh gia Thanh Tâm xây dựng concept ảnh và bố trí đèn để tạo hiệu ứng ảnh đêm thật sắc nét nhưng vẫn toát lên vẻ bí ẩn
Người mẫu và nhiếp ảnh làm việc ăn ý để cho ra đời bộ ảnh giàu tính nghệ thuật này
Người mẫu và nhiếp ảnh làm việc ăn ý để cho ra đời bộ ảnh giàu tính nghệ thuật này
Nhiếp ảnh Thanh Tâm chia sẻ, vì làm việc trong điều kiện thiếu sáng nên anh và người mẫu phải rất cẩn thận nếu không muốn bị... rớt xuống hồ.
Nhiếp ảnh Thanh Tâm chia sẻ, vì làm việc trong điều kiện thiếu sáng nên anh và người mẫu phải rất cẩn thận nếu không muốn bị... rớt xuống hồ.
Tuy nhiên, bù lại việc chọn thời điểm chụp ban đêm có lợi thế là nghệ sĩ và người mẫu được thả hồn vào trong sáng tác, không bị các yếu tố bên ngoài quấy nhiễu, như là khách ngắm sen quá đông chẳng hạn.
Tuy nhiên, bù lại việc chọn thời điểm chụp ban đêm có lợi thế là nghệ sĩ và người mẫu được thả hồn vào trong sáng tác, không bị các yếu tố bên ngoài quấy nhiễu, như là khách ngắm sen quá đông chẳng hạn.
Những hình ảnh nên thơ về thiếu nữ bên sen đêm
Những hình ảnh nên thơ về thiếu nữ bên sen đêm
Mai Châm
Ảnh: Phan Thanh Tâm

17 tháng 6, 2016

CHUYỆN TRÊN "PHÂY"

Liêu Thái

  • Tại Lào Cai, ngay trước đền Thánh Trần. Tôi đang chụp hình thì chiếc xe này dừng lại chắn ngang ống kính. Tôi tiếp tục công việc như không có gì. Một thằng TQ to con trên chiếc xe (chở toàn TQ) này bước xuống hỏi tôi: "Người Việt hả? Ai cho mày chụp hình?". Ban đầu tôi nghĩ chắc hắn dùng nhầm câu nên chỉ gật đầu chào xã giao và tiếp tục chụp hình chung quanh. Hắn quát: "Ai cho mày chụp hình?!". Quát rất to. Tôi giật mình, à, hóa ra là hắn hỏi thật chứ không nhầm câu. Tôi hỏi lại: "Mày mới hỏi tao đó hả?". Hắn gật đầu. Tôi hỏi tiếp: "Mày có biết khi mày hỏi tao câu này đồng nghĩa với chuyện gì không?". Hắn không trả lời mà ngoắc hai thằng TQ khác tới. Mấy anh xe ôm, cũng là bạn tôi ở Lào Cai tiến lại sau lưng tôi. Tôi hỏi hắn: "Mày muốn đập nhau phải không? Bước ra đi, mình tao mình mày, nhanh!". Hắn hơi chùng sau tiếng quát của tôi. Tôi đế tiếp: "Nói cho mày biết là tao chụp hình trên xứ sở của tao, vả lại tao đang chụp thì mày dừng xe chắn ngang ống kính. Vậy mày dựa vào đâu mà quát tao? Mày nên kiếm một cái cuốc ngay!". Hắn hỏi: "Để làm gì?". Tôi nói lạnh như tiền: "Để đào đất chôn mày sau khi đánh nhau chứ để làm gì! Bộ mày bự con mà ngon hả. Mày bước ra đi là biết liền! Tao hứa là mấy anh em ở đây không ai đụng mày ngoài tao!". Hắn im lặng bước lên xe bỏ đi, ông bạn xe ôm của tôi quát: "Ê, mày còn chưa xin lỗi". Hắn nói vói lại: "Xin lỗi!". Lúc về nhà ông bạn, ngồi uống nước mấy anh em với nhau, tự dưng tôi thấy ớn lạnh, nếu lỡ nó cũng nhảy ra đập lộn thì sao nhỉ?! Mà tại sao hắn lại dám quát tháo người Việt ngay trên đất Việt Nam?! Lạ thật!


16 tháng 6, 2016

CÓ ĐI BIỂN NHƯ THẾ NÀY KHÔNG?

 Những hình ảnh 'nghẹt thở' ở biển Sầm Sơn

 - Thời tiết nắng nóng, tại Sầm Sơn, Thanh Hóa, hàng nghìn du khách ùn ùn đổ về nghỉ mát khiến bãi biển không còn một chỗ trống.
Những ngày gần đây thời tiết nắng nóng, nên du lịch biển là sự lựa chọn của nhiều gia đình. Tại bãi biển Sầm Sơn dòng người mỗi lúc một đông đúc khiến nơi đây luôn rơi vào tình trạng quá tải.
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Người đứng kín bãi biển. Ảnh FB Đỗ Minh
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Ai cũng phải tranh thủ khoảng trống hiếm hoi để tắm
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch

Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Rất đông các gia đình chọn ra biển để tránh nóng khiến cho nơi đây luôn “ngộp thở”
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Càng về chiều lượng người đổ ra biển càng đông
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Tình trạng đông đúc này kéo dài vài ngày trở lại đây
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Người ta đùa nhau "Đây đúng là biển...người"
Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch

Sầm Sơn, biển, đông, du khách, nắng nóng, du lịch
Chiều 15/6 dòng khách đổ về Sầm Sơn vẫn chưa có dấu hiện dừng lại

* * *

Nắng nóng biển Sầm Sơn không còn chỗ trống

Nắng nóng gay gắt kéo dài suốt nhiều ngày qua, bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều gia đình để trốn nóng và giải nhiệt.
Những ngày qua, nắng nóng diễn ra trên cả nước, nền nhiệt dao động trong khoảng 35 - 38 độ C, một số nơi trên 40 độ C. Nhiều người dân và du khách đổ xô ra các bãi biển trốn nóng.
Theo ghi nhận của PV vào chiều ngày 14/6, bãi biển Sầm Sơn mỗi lúc một đông đúc, người dân và du khách đổ ra hóng mát, tắm biển, khiến nơi đây luôn rơi vào tình trạng quá tải.
Không chỉ có người lớn, các em nhỏ nhân dịp nghỉ hè được bố mẹ đưa đi tắm biển đều tỏ ra thích thú khi vùng vẫy trong dòng nước trong mát và tụ tập chơi những trò chơi trên cát.
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Khoảng 4 -5h chiều, lượng khách đổ ra bãi biển ngày một đông
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Ai ai cũng tranh thủ nắng tắt, đầm mình xuống làn nước mát để xua đi cái oi bức của đợt nóng đỉnh điểm
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Bãi biển Sầm Sơn đông nghịt người
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết

Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Một trong những thú vui tránh nóng hiệu quả thu hút người dân và du khách là xuống biển chơi vào mỗi chiều, hòa mình vào dòng nước mát lạnh, trong xanh.
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Nhiều trẻ em tụ tập đùa nghịch trên cát
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Không chỉ các bạn trẻ mà nhiều gia đình cũng đổ ra biển giải nhiệt
Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết

Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết

Nắng nóng, biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, giải nhiệt, du khách, thời tiết
Càng về chiều lượng người đổ ra bãi biển càng đông