20 tháng 7, 2017

Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba

·         Thế giới vinh danh Lưu Hiểu Ba
Vũ Ngọc Yên
15-7-2017
Ảnh ông Lưu Hiểu Ba. Nguồn: ABC.


Nhà phê bình chế  độ  Trung Cộng nổi tiếng Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đoạt Giải Nobel Hòa bình, đã chết vì ung thư gan trong bệnh viện thành phố Thẩm dương (Shenyang) vào ngày 13.07.2017, thọ 61 tuổi. Cái chết của ông là hậu quả của nhiều năm bị đầy đọa trong lao tù cộng sản. Năm 2009 ông bị kết án 11 năm tù vì tội “kích động lật đổ chính quyền”. Khoảng hai tuần trước ngày lâm chung, ông được chuyển từ nhà giam đến bệnh viện để điều trị khẩn cấp. Các quốc gia Đức, Pháp, Mỹ kêu gọi Bắc kinh hãy cho phép ông ra nước ngoài điều trị , nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã khước từ. Lưu Hiểu Ba từng mơ ước được thấy Trung Cộng được dân chủ. Nay sự ra đi của ông đã kéo theo một phần hy vọng về một nước Trung Hoa tự do. Dân tộc Trung Hoa thương tiếc một người quân tử bất khuất và phong trào dân chủ thế giới mất đi một kẻ sĩ tranh đấu kiên cường cho Dân chủ, Công lý và Nhân quyền.
 Bà Berit Reiss-Andersen, Chủ tịch  Ủy ban Nobel đã quy trách nhiệm về cái chết quá sớm của người mang giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba cho chính quyền Trung Cộng. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel vinh danh ông Lưu là “người bảo vệ quả cảm cho dân quyền”.
Chủ tịch đảng dân chủ xã hội Đức Martin Schulz phát biểu “Lưu là tấm gương lớn và với cái chết của Lưu, thế giới mất đi một tiếng nói mạnh mẽ cho Tự do và dân chủ”. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đề cao Lưu Hiểu Ba là “người khởi xướng đấu tranh cho tự do, bình đẳng và pháp trị dân chủ ở Trung Hoa”.
 
Thân thế và sự nghiệp
Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28.12.1955 ở thành phố Trường Xuân (Changchun), miền Đông  Bắc Trung Hoa trong một gia đình trí thức. Ông học văn chương trong thập niên 80 và đậu tiến sĩ năm 1988 với luận án “Thẩm mỹ và Tự do của con người”. Lưu từng là giảng viên Đại học sư phạm Bắc kinh, viết báo văn nghệ và là tác giả của 11 cuốn sách và hàng trăm bài luận. Trong năm 1988 ông được đại học Oslo (Na Uy) mời dạy 3 tháng, sau qua Mỹ thỉnh giảng ở đại học Hạ Uy Di và Columbia. Lưu là nhà phê bình văn học có tiếng đồng thời cũng là nhà đối kháng tích cực chống sự độc quyền cai trị của đảng cộng sản. Năm 1989, phong trào dân chủ trong nước bùng phát
Lưu từ Mỹ trở về dấn thân cho cuộc đấu tranh vì một nước Trung Hoa tự do, dân chủ và tuân hiến. Vì là một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình lớn nhất của sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn – Bắc kinh trong tháng 6. 1989 ông bị giam tù từ 1989 đến 1991. Lúc quân đội áp giải, ông dõng dạc tuyên bố: “Dù   trong tù hay được tự do, tôi vẫn đấu tranh cho quyền tự do ý kiến và tự do báo chí”. Từ 1991-1995 Lưu sống ở Bắc kinh tiếp tục hoạt động cho phong trào dân chủ và điều hành tạp chí “Trung Hoa dân chủ”, rồi sau án tù 6 tháng trong năm 1995 ông bị đưa đi cải tạo lao động từ 1996 đến 1999. Tháng 11- 2003 Lưu Hiểu Ba được bầu làm chủ tịch Trung tâm văn bút Independent chinese PEN center (ICPC).
Vào ngày 8.12.2008 Lưu b tạm giam vì sọan tho Hiến chương 08 và ký tên chung vi hơn 300 nhà trí thc Trung Hoa đòi Thc hin bu c t do, xây dng nhà nước pháp tr dân ch vi tam quyn phân lp và cơ cu cai tr liên bang. Tháng 6.2009 Lưu b kết án 11 năm tù vì ti “xúi gic chng phá nhà nước” và được đưa v nhà tù Cm Châu, tnh Liêu Ninh. Ngày 8.10.2010,  ủy ban Nobel ca Na Uy thông báo Gii Nobel Hòa bình 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba – nhà văn và nhà bt đng chính kiến người Trung Hoa đang b giam gi “vì cuc đu tranh lâu dài và bt bo đng ca ông cho các quyn con người cơ b Trung Hoa”. Thi sĩ Lưu Hà (Liu Xia) v ông, được phép đến nhà tù thăm chng và báo tin ông
đã đoạt giải Nobel. Trở về Bắc kinh, Lưu Hà cho biết Lưu Hiểu Ba muốn cống hiến giải này cho các nạn nhân trong vụ thảm sát Thiên An Môn. Từ sau lời tuyên bố đó đến nay, chính quyền Trung cộng vốn lên án mạnh mẽ giải thưởng dành cho Lưu Hiểu Ba – đã áp dụng chế độ quản thúc tại gia với Lưu Hà và tìm cách ngăn chặn bà hay bất cứ họ hàng, bạn bè nào của ông Lưu rời Trung Cộng đi dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy. Lưu Hiểu Ba là công dân đầu tiên của Trung Hoa được trao giải thưởng Nobel khi còn sống ở trong nước. Ông cũng là người thứ 3 được trao giải thưởng này khi còn  ở trong tù hay bị giam giữ sau Carl von Ossietzky (1935) của Đức và bà Aung San Suu Kyi (1991) của Miến Điện. Ông cũng là người thứ hai (người đầu tiên là Ossietzky) đã bị từ chối không cho người đại diện thay mặt đi nhận giải và chết trong trại giam.
 
Cuộc đấu tranh giữa quân tử và tiểu nhân
Nhà văn Lưu Hiểu Ba là người đối lập chính trị đã đấu tranh qua nhiều thập niên cho sự chuyển hóa và là người Trung Hoa đầu tiên lãnh hòa bình và Nhân quyền   Trung Hoa. Lưu thuộc thề hệ những người sinh ra trong thập niên 50, thuộc gương mặt tiêu biểu cho Trung Hoa. Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình (1953), Thủ Tướng Lý Khắc Cường (1955), nhà văn Mạc Ngôn (1955) được giải Nobel văn chương 2012, nghệ sĩ Ngải Vị Vị  (1957), thời niên thiếu tất cả đều đã trải qua cuộc cách mạng văn hóa kinh hoàng dưới triều đại Mao Trạch Đông. Nhưng mọi người tự tìm cho mình một hướng đi cho cuộc sống. Người quân tử là những người sống lương thiện và hy sinh vì đại nghĩa còn tiểu nhân chỉ chăm lo cho tư lợi quyền thế.
 Lưu Hiểu Ba hoạt động nhân quyền kêu gọi cuộc bầu cử dân chủ, ủng hộ các giá trị tự do, ủng hộ việc phân rõ quyền hạn. Từ năm 1989 đến ngày từ trần, ông đã bị kết án tù và lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động chính trị hòa bình của mình. Các nỗ lực của ông sẽ không hoài công. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là cái gai trong da thịt của tập đoàn lãnh đạo cộng sản.

ĐCS Trung Quốc cũng biết, kẻ sĩ khổng giáo trong lịch sử là những người anh dũng hy sinh vì đại nghĩa, vì những giá trị tinh thần và là những người không khuất phục trước bạo lực của kẻ cầm quyền. Nhân dân Trung Hoa thấm nhuần đạo giáo luôn tưởng nhớ dựng tượng những anh hùng như vậy trong các đền thờ. Hình  ảnh nhà giáo Lưu Hiểu Ba, người quân tử hiện đại chắc chắn cũng sẽ được nhân dân Trung Hoa đưa vào nơi tưởng niệm để tỏ lòng biết  ơn sự nghiệp của người anh hùng chống chế độ độc quyền chính trị.

16 tháng 7, 2017

Bốn câu thơ thắm đượm nghĩa tình đồng đội

Bốn câu thơ thắm đượm nghĩa tình đồng đội


 
Tác giả: NghiPH
                                                         NghiPH

1.Về tác giả

Anh Lê Bá Dương tự kể: Bố tôi là người TP. Vinh, mẹ quê Diễn Châu, gia đình lên Nghĩa Đàn ở, tôi lại sinh ở Hà Nội, học ở Hà Đông, 13 tuổi về lại Nghệ An, 15 tuổi tôi trốn nhà đi bộ đội.

Anh Lê Bá Dương hiện nay là nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Hội viên hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, là nhà báo, phóng viên thường trú của báo Văn hoá tại Nha Trang.

Nhập ngũ năm 15 tuổi và ngay trong trận đánh vào thôn Tây Trì (Đông Hà) khi 15 tuổi “cộng” 49 ngày, anh đã trở thành dũng sỹ diệt Mỹ. Những năm tiếp theo từ 1968 đến 1973, qua nhiều trận đánh nổi tiếng trên chiến trường Quảng Trị, anh đã được tặng nhiều danh hiệu dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt cơ giới, dũng sỹ diệt máy bay… Người chiến sỹ với hơn chục vết thương trên khắp cơ thể đã hai lần được đề nghị tuyên dương anh hùng nhưng rồi vết thương chồng vết thương, việc hoàn tất hồ sơ mấy lần dở dang không thành.

Hồi ấy, trên mặt trận B5 từng đã dấy lên phong trào “Xung kích như Lê Bá Dương, chốt chặt như Lê Bá Dương”. Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Tiền Phong đã có nhiều bài viết và in ảnh Lê Bá Dương mặt trẻ măng, kẹp AK giữa chiến trường khói lửa mà mắt cứ trong văn vắt, môi mím chặt mà cứ thấy phảng phất một nụ cười. Dạo đó, chiến trường Quảng Trị, mỗi ngày hao hụt quân số hàng trăm. Cái thuở máu lửa, xác ta và xác địch lộn tùng phèo, đất đá không đủ để che quân...

2. Về bản thảo ban đầu của bài thơ Đò lên Thạch Hãn

Từ năm 1976, năm nào anh Lê Bá Dương cũng về Quảng Trị thăm viếng đồng đội đã hy sinh. Năm 1987, như mọi năm, Lê Bá Dương về lại Quảng Trị, vào chợ mua hoa. Trước đây anh chỉ hái hoa dại, hoa rừng. Năm 87, lần đầu tiên anh mua hoa ở chợ. Xuống sát mép sông Thạch Hãn anh gặp một bà thuyền chài. Anh bảo: - Mệ cho con đi thuyền dọc sông một vài tiếng, hết bao tiền con trả. Bà cụ đồng ý 8 ngàn đồng một tiếng. Anh ngồi thuyền thả hoa trên sông, nước mắt nhạt nhòa. Bà cụ không nói gì, nhìn anh thả hoa và lặng lẽ chèo đều đặn. 4 tiếng sau, anh bảo 8 ngàn/1 giờ, 4 giờ con trả mệ 50 ngàn. Bà cụ quỳ xuống, khóc nói: - Mi làm rứa sao mệ dám lấy tiền của mi!

Chào mẹ, anh lên bờ, ngồi bó gối nhìn dòng sông. Hoa vừa thả dập dờn trôi theo dòng nước. Anh miên man nghĩ: Anh em đang nằm dưới sông, bập bềnh theo những cánh hoa. Có cái thuyền máy chạy ngược lên, bọt nước khua trắng. Tự nhiên nước mắt anh ứa ra. Trong đầu anh hình thành những vần thơ. Nguyên văn ban đầu là:
          
            Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
            Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
            Tan chợ chiều xuôi đò có vội
            Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong

Lời bình:

Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đó là lời thỉnh cầu của người cựu chiến binh đối với những ai đi lại trên dòng sông này. Dưới đáy sông các bạn tôi đang yên nghỉ, xin đừng khuấy động. Hãy để cho các bạn của tôi ngủ yên!

Mọi người qua đây là qua một nơi linh thiêng. Biết bao chàng trai của đất Việt đã nằm xuống trong lòng dòng sông này. Hãy dành những phút giây lắng đọng bên họ. Có vội, có vội đến mấy cũng xin nhớ rằng, rất nhiều, rất nhiều đồng đội tôi đang nằm dưới đó. Đừng làm gì khuấy đục dòng trong của con sông đã ôm ấp đồng đội của tôi vào lòng đất mẹ.

Phải chăng cuộc đời như một phiên chợ chiều? Người ta cứ vội vội vàng vàng bán mua? Anh thỉnh cầu, anh tha thiết mong muốn những người sống trên mảnh đất này đừng khuấy đục dòng đời. Anh dùng hai lần từ “xin” trong một câu thơ. Ai đó khuấy đục dòng đời là có tội với những người đã ngã xuống cho đất nước có hòa bình, tự do hôm nay.

Phải chăng, đây chính là những điều mà Lê Bá Dương muốn chia sẻ với chúng ta. Bởi vậy, bản thảo đầu tiên của bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã là một bài thơ rất hay. Nó có giá trị riêng của nó.

3. Bài thơ Đò lên Thạch Hãn đã được tác giả sửa theo gợi ý của bạn bè

Lê Bá Dương đọc bài thơ Đò lên Thạch Hãn cho các anh Thế Vũ, Đỗ Kim Cuông nghe. Các anh ấy rất thích bài thơ này, đồng thời có góp ý và khuyên Lê Bá Dương sửa lại để đăng báo. Lê Bá Dương đã sửa và chúng ta có bản cuối cùng của bài thơ như sau:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.


Lời bình:


So với bản ban đầu, ở câu đầu từ “xin” được thay bằng từ “ơi”.  Câu thứ hai vẫn giữ nguyên. Hai câu cuối được thay mới hoàn toàn.




Trong câu thứ nhất, từ “ơi” là thán từ. Ơi gắn với gọi đò. Ở nhiều địa phương, dân ta vẫn gọi: Ơi… đò, bớ… đò! Tiếng gọi vang vọng trên mênh man sóng nước. Tiếng gọi trôi theo dòng sông. Trong bản ban đầu tác giả dùng từ “xin”.  “Xin” thể hiện sự mong ước về sự tĩnh lặng. “Ơi” thể hiện sự lan tỏa theo không gian, theo thời gian. Ơi… đò, bớ người vang vọng mãi một lời nhắc nhở Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước- một câu thơ đau đáu.  Một câu thơ làm thổn thức trái tim tôi. Tôi nhớ đến cả một thế hệ “tuổi hào hoa ra trận”. Cả một thế hệ mười tám đôi mươi rời ghế trường phổ thông, trường đại học xung trận. Được huấn luyện cấp tốc 2- 3 tháng, biết bắn là xuất quân. Vào trận bắn xong, chưa biết tránh làn đạn bắn trả. Lóng nga lóng ngóng. Lính mới toe mà. Có anh chưa kịp bắn một viên đạn nào đã hy sinh. Vượt qua sông không bị thương, không hy sinh đã là có chiến tích rồi. Giáp mặt với đối phương- hy sinh. Đi lấy gạo, lấy đạn- hy sinh. Đi hái rau- hy sinh. Đi chôn cất đồng đội- hy sinh. Đưa đồng đội bị thương về tuyến sau- hy sinh… Cả một thế hệ tuổi đôi mươi ra đi không về với Mẹ. Các anh không bao giờ già như tôi, như các chị các anh. Các anh “mãi mãi tuổi hai mươi”!

Thế rồi tuổi hai mươi của các anh thành sóng nước. Dòng sông thực dường như không thấy nữa. Ta thấy một dòng sông tâm linh của tuổi trẻ, của tình yêu bất diệt đang chảy hiền hòa, đang vỗ về những người mẹ, người cha, người vợ ngày đêm trông ngóng. Ở tầm rộng lớn hơn, những sóng nước ấy ôm ấp, giữ gìn đất nước này, vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm  

Hai câu thơ mới Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm có sức khái quát rất cao. Một thế hệ đã hy sinh vì sự trường tồn của đất nước. Tổ quốc và mỗi người chúng ta mãi mãi biết ơn các anh!

4. Những dị bản
      
Dị bản 1:

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
          
Dị bản 2:

Đò xuôi Thạch Hãn ơi  chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
         
 Dị bản 3 :

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn  bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...

Dị bản 4:

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi đôi mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...


Cuối cùng xin thông báo một lần nữa: Bài thơ Đò lên Thạch Hãn của anh Lê Bá Dương đã được anh Trần Bắc Hải- một người KGU chúng ta phổ nhạc. Đây là một bài hát hay, rung động lòng người. Mời anh chị em mở nghe theo đường dẫn sau đây:

       http://www.studentkgu.vn/music/song/id_708/

Chú thích: Trong ảnh, Lê Bá Dương là chiến sĩ đang cầm súng AK


Người post: NghiPH
Ngày đăng: 23-07-2012 13:01

"CÓ TUỔI HAI MƯƠI THÀNH SÓNG NƯỚC" Nhạc: Trần Phú Cử ; Phỏng thơ :Lê Bá Dương, Nguyễn Hậu (Cstc QT)




15 tháng 7, 2017

Wimbledon 2017- CHUNG KẾT ĐƠN NAM, ĐƠN NỮ



Wimbledon 2017 - Đơn nữ - Chung kết
Thứ bảy, 15/07/2017
Giờ
Cặp đấu
Trực tiếp
20:00
Garbine Muguruza
Venus Williams
TTTV
&
Foxsports

Wimbledon 2017 - Đơn nam - chung kết
Chủ nhật, 16/07/2017
Giờ
Cặp đấu
Trực tiếp
20:00
Roger Federer
Marin Cilic
TTTV
&
Foxsports

Thêm một lần nữa trở lại Công Viên Thống Nhất & Hồ Bảy Mẫu

Thêm một lần nữa trở lại Công Viên Thống Nhất & Hồ Bảy Mẫu, Q. Hai Bà Trưng- Thể dục buổi sáng, trời đẹp, một ngày hè khá mát mẻ. Trước đây (1997----2002) hàng ngày các buổi sáng chúng tôi đều đến nơi này. Chủ Nhật (hồi đó) thi thoảng có thêm các cháu đến vui chơi trong CV. Nay các cháu đều đã lớn cả và không ở gần đây nữa.
( Đã có đăng tải lên FB)
Các hình ảnh (qua iphone)



Cầu vượt đi bộ phố Trần Khát Chân-sang CV Thống Nhất. 5:30 AM 15-Jul-17

Mặt hồ ban mai thanh bình

Nhìn sang Khu TT Kim Liên xa xa

Gió nhẹ khẽ xao động mặt hồ bên đảo Hòa Bình

Sân tập và vui chơi- Có các ông & bà đang tập "khiêu vũ"

Một cây đa "trung niên" trong CV
  Mặt trời lên 
Một ban mai mùa hè mát mẻ bên hồ

Quán Gió (Nhà hàng Gió Mới)
Phía trước Quán Gió
Tháng 7 dương (tháng 6 ta) vẫn còn hoa phượng

Màu xanh tươi của lá chen với màu đỏ thắm của hoa

Góc đảo Thống Nhất

Người dân HN đi bộ quanh hồ ban mai

Nhìn sang đảo Thống Nhất (Từ cầu dẫn lên đảo)

Gió thoảng mặt hồ !