25 tháng 6, 2018

ĐANG MÙA WORLD CUP 2018

Đã vào cuối tháng 6 / 2018. World Cup đã đi hết 2/3 vòng bảng. Còn mấy ngày tháng 6 và tiếp cả 1/2 tháng 7 mới kết thúc. Tôi có tạm sơ kết 32 trận đầu (2 lượt trận thứ 1 và thứ 2 vòng bảng) và đưa lên FB. Nhân thể đăng lên blog.

Tạm sơ kết World Cup sau 2 lượt trận. Từ lượt 3, ở mỗi bảng 2 trận cùng bảng đá cùng giờ để tránh biết trước kết quả của nhau.
Có 7 đội (nước) chắc suất đi tiếp, đạt được 6 điểm với 2 trận đều thắng: Nga, Urugoay, Pháp, Croatia, Mexico, Bỉ và Anh.
Có 9 đội sẽ về nước (sau trận thứ 3 vì hết cửa đi tiếp), thua cả 2 trận đang có điểm 0: Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Ma rốc, Peru, CostaRica, Hàn Quốc, Panama, Tunisia và Ba Lan.
Vừa đúng 16 đội.
Còn 16 đội đang "giằng co" để tranh nhau 9 vé đi tiếp và rõ ràng 7 đội sẽ bị loại tiếp. Trong đó khả năng đi tiếp cao hơn là ở các đội 4 điểm (1 thắng & 1 hòa):Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Brazil, Thụy Sĩ, Nhật, Senegal (7 đội), tiếp theo là các đội 1 trận thắng (3 điểm): I ran, Nigeria, Serbia, Đức, Thụy Điển và Colombia (6 đội). Có 3 đội mới chỉ có 1 điểm (chỉ 1 trận hòa) cửa rất hẹp để có thể đi tiếp: Australia, Iceland và Argentina.
Chúng ta chờ xem lượt trận thứ 3 (từng cặp trận đấu cùng giờ) để biết được đầy đủ 16 đội đã qua cửa vòng bảng bước vào vòng loại trực tiếp ( Knock-out).Từ đây chắc sẽ có trận phải đá hiệp phụ và có thể còn phân định kẻ ở người về bằng sút luân lưu!
* Nói thêm: Có 2 bảng đã ngã ngũ: Bảng A: 2 đội 6 điểm đi tiếp là Nga, Urugoay và 2 đội về nước sau vòng bảng là Ai Cập và Ả Rập Xê Út (đều 0 điểm).Tương tự ở bảng G, 2 đội 6 điểm đi tiếp là Bỉ và Anh; còn 2 đội sẽ trở về sau trận 3, là Panama và Tuynidi.
Còn nữa là sự tranh giành quyết liệt giữa 3 đội (của 4 đội trong bảng) hoặc 2 đội ngang ngửa để giành chỉ có 1 suất đi tiếp. Chẳng hạn Bảng F tranh giành giữa Đức và Thụy Điển; các bảng B, E, và H đều 3 đội chọn 2 đi tiếp (vì chỉ mới có 1 đội bị loại); B giữa Tây ban Nha, Bồ Đào Nha và Iran; E giữa Brazil, Thụy Sĩ và Serbia; H giữa Nhật, Senegal, và Colombia (2 đội 4điểm, 1 đội 3 điểm).
Cuối cùng ở bảng C: tranh suất giữa Đan Mạch (4 điểm) với Australia (1điểm)- khó cho Úc! và bảng D: có 3 đội chọn 1 là Nigeria (3 điểm), Iceland (1 điểm) và Argentina (1 điểm) ,chưa biết ai thắng ai?
Ảnh:
Trận cầu Nhật (samurai áo xanh) hòa Senegal 2-2; Nhật vào hiệp 2 càng đá càng hay



6 tháng 6, 2018

Hỏi lại: AI LÀ TRIỆU PHÚ ?

Tân Thái Bá Theo dõi
Hôm qua lúc 8:53 (trên fb)
Lạ cái ông Lại Văn Sâm. Sao phải lên đài thanh minh mình không hề dùng facebook và những bài nhân danh ông lên tiếng phản đối cho TQ thuê đất là giả mạo. Những bài ấy cũng hay và hứu ích mà. Mình đã hèn không nói, người ta nói hộ cho, đáng lẽ phải cảm ơn mới đúng. Tôi chỉ mong người khác viết hộ cho tôi như thế.
Mà rồi, thời này không dùng facebook thì muốn biết ông đang dùng gì? Chắc báo Nhân Dân online? Khuyên ông, trước vì miếng cơm manh áo phải nói ngược là một nhẽ. Giờ hưu rồi, già rồi, hết lộc, hết chức tước, kể cũng nên thật lòng một chút.
Nhân tiện, post lại bài này.
AI LÀ TRIỆU PHÚ?
Lạ, người ta ném đá
Một cô bé chỉ vì
Không biết món cua gạch
Nấu với loại rau gì?
Bị cười chê cả việc
Không biết El Nino,
Một hiện tượng bí ẩn
Gây hạn hán cháy khô.
Không ai biết mọi chuyện.
Không biết thì đã sao?
Vậy sao phải ném đá?
Đúng là thật tầm phào.
Cái trò “Triệu Phú” ấy
Của ông Lại Văn Sâm,
Tôi thấy nó hơi nhạt,
Vô bổ và dưới tầm.
Nếu ý định tốt đẹp
Là khai trí cho dân,
Sao không hỏi những cái
Quan trọng và thực cần?
Thí dụ, bạn có biết
Bao chiến sĩ của ta
Đã bị Tàu Cộng giết
Trên hòn đảo Gạc Ma?
Hoặc hỏi thác Bản Giốc
Vốn của ta từ lâu,
Vì sao năm 99
Lại biến thành của Tàu?
Hoặc: Xin bạn cho biết
Bao nhiêu người oan sai
Thời Cải Cách Ruộng Đất?
Vì sao và do ai?
Hoặc, bao quát hơn nữa,
Hỏi vì sao nước ta,
Cái gì cũng tốt đẹp
Mà luôn thua người ta?
Hoặc chủ nghĩa xã hội
Mà rơi vào nước nào,
Là nước ấy nghèo đói
Bạn có biết vì sao?..
Đại khái là như thế.
Những câu hỏi xứng tầm,
Cao hơn món cua gạch,
Thưa ông Lại Văn Sâm.
*
Triệu phú tiền là tốt.
Nhưng còn tốt hơn nhiều
Là triệu phú tri thức
Để thoát khỏi giáo điều.

2 tháng 6, 2018

Chứ mẹ chê't thì phải làm sao hả chú?"


Chứ mẹ chê't thì phải làm sao hả chú?"
Khoảng 5h sáng tại sân bay Tân Sơn Nhất, một người phụ nữ làm thủ tục ở quầy vé. Nhìn là biết người nghèo vì áo quần cũ kỹ, mặt mày hốc hác, tiều tụy, đã vậy lại còn thấp bé, chỉ độ 1,5m. Với thái độ khẩn cầu, chị xin được đổi giờ bay chuyến 6h, nhưng chuyến bay đã hết vé, chỉ còn hạng thương gia. Muốn đổi vé, chị phải bù thêm 1,5 triệu đồng.
Những người xung quanh nhìn một người phụ nữ tiều tụy, nghèo khổ ấy lục túi lấy tiền, những đồng tiền chẵn lẻ khác nhau chứng tỏ được thu gom theo kiểu bỏ ống, nhưng cũng đủ để bù giá vé. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy chị quyết định không chút đắn đo, có người còn cười cợt vì cho rằng nghèo mà “chơi leo”. Hầu như chị không quan tâm đến thái độ, ánh nhìn của những người xung quanh, với chị, được đổi giờ bay sớm hơn là quan trọng nhất.
Nam nhân viên giám sát mặt đất như muốn xác định lại: “Chị mua vé hạng thương gia cơ à?”. Chị đáp lại: “Dạ vâng! Chứ mẹ chê't thì phải làm sao hả chú?”.
Những người xung quanh nghe câu nói của chị đều lặng ngắt và thực sự chia sẻ. Có thể chị không hề biết hạng thương gia là gì, và chị cũng không bận tâm khi phải thêm số tiền không nhỏ đối với chị, để chỉ về với mẹ sớm hơn một giờ. Một giờ thôi nhưng quý báu vô cùng.
Dù chị không kể ra, nhưng ai cũng có thể hiểu chị là công nhân hoặc là người tha phương kiếm sống. Cuộc mưu sinh và cái nghèo không cho chị có cơ hội bên mẹ những ngày đau yếu, chỉ khi tử biệt sinh ly mới tất tả chạy về. “Chứ mẹ chê't thì phải làm sao hả chú?”, một câu nói chứa đựng nỗi đau và cũng là sự uất hận của người con không gặp mặt mẹ trước khi mẹ mất.
Câu chuyện lên đến cao trào cảm xúc ở đoạn sau. Nam nhân viên sau khi nghe chị nói đã chạy đi một lát rồi quay trở lại. Anh nói: “Em đổi vé xong rồi, chị đi đi nhé. Không phải bù thêm tiền bạc gì đâu”. Ngay sau đó, một nữ nhân viên khác gửi lại cho chị 1,5 triệu đồng.
Không ai biết nam nhân viên ấy đã làm cách gì để giúp chị. Có thể anh đã trình bày hoàn cảnh của chị với người có trách nhiệm cao hơn, và mọi người đã nhanh chóng xử lý, chuyển chị lên hạng thương gia nhưng không thu tiền. Dù cách gì thì cũng đã có một kết thúc rất đẹp. Rất cảm ơn những tấm lòng nhân hậu, đã làm cho cuộc sống đáng yêu hơn.
Một bạn viết trên facebook: “Đây là câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Mình đã khóc khi đọc đến dòng cuối cùng. Thật tự hào về truyền thống tương thân tương ái của người Việt. Xin chia buồn với sự mất mát của chị”.
-Sưu tầm-
Nguồn: Đặng Chung




1 tháng 6, 2018

VÀI CÂU THÁNG 6 MÙA HÈ

Mùa hè rộn tiếng ve kêu
Mùa hè hoa phượng rực màu đỏ tươi
Mùa hè trẻ nhỏ reo cười
Mùa hè nghỉ học mọi người thảnh thơi.