31 tháng 8, 2016

Bộ ảnh Việt Nam mê hoặc của nhiếp ảnh gia Việt lên trang ảnh nước ngoài

Bộ ảnh Việt Nam mê hoặc của nhiếp ảnh gia Việt lên trang ảnh nước ngoài

(HNMO)-  Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước được trang ảnh nổi tiếng thế giới Bored Panda đăng tải, nhấn mạnh về những bức ảnh đậm tính nghệ thuật và đã lột tả được trọn vẹn vẻ đẹp, nét duyên dáng đất nước con người Việt Nam.


Nguyễn Vũ Phước là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng và được yêu thích tại Việt Nam, người chiến thắng nhiều giải thưởng trong nước và trên thế giới.

Năm 2014, Nguyễn Vũ Phước là tác giả duy nhất của Việt Nam đoạt 3 huy chương tại Cuộc thi ảnh quốc tế do Fotograf ve Kultur Sanat Dermegi - Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức.

Những tác phẩm của Nguyễn Vũ Phước có sự độc đáo riêng, nhưng cũng rất đa dạng, từ thể loại tài liệu, du lịch đến nghệ thuật và một số mang phong cách pha trộn nhiều thể loại. 

Thu hoạch muối ở Khánh Hoà


Quăng lưới...


Gia đình người dân tộc Lô Lô




Giấc mơ.


Ruộng bậc thang.


Nữ sinh trên dòng Mekong.


Áo dài.


Ruộng bậc thang ở Hà Giang.


Sơn nữ người Nùng.


Cánh diều với trẻ người Chăm.


Gốm Chăm.


Nữ tu sĩ ở Sài Gòn.


Em bé người dân tộc Chăm.


Tinh tuý.


Trồng lúa ở Hoàng Su Phì.


Chiếc ô.


Vẻ đẹp thiếu nữ
ẢNH | 23:05 Thứ Bảy ngày 14/11/2015

30 tháng 8, 2016

Cận cảnh cầu treo lớn nhất thế giới nối liền hai châu lục


Cận cảnh cầu treo lớn nhất thế giới nối liền lục địa Á-Âu

THẾ GIỚI | 16:47 Thứ Hai ngày 29/08/2016


(HNMO) - Thổ Nhĩ Kỳ vừa khai trương cây cầu Yavuz Sultan Selim, một trong những cây cầu treo lớn nhất thế giới nối liền châu Âu và châu Á.


Những quả bóng đỏ và trắng biểu trưng cho màu cờ Thổ Nhĩ Kỳ bay rợp trời ngày khai trương cây cầu.


Cầu treo Yavuz Sultan Selim là cây cầu thứ ba bắc qua eo biển Bosphorus, nối liền châu Âu và châu Á.


Các công nhân trên cây cầu Yavuz Sultan Selim.




Cây cầu treo trong ngày khai trương ở thành phố Istanbul hôm 26/8.


Các công nhân đang hoàn thiện cây cầu treo Yavuz Sultan Selim.


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trong buổi lễ khai trương một trong những cây cầu treo lớn nhất thế giới.


Quang cảnh quanh cây cầu Yavuz Sultan Selim.


Cầu treo Yavuz Sultan Selim bắc qua eo Bosphorus.


Một cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ đứng canh gác trong buổi lễ khai trương cầu Yavuz Sultan Selim.


Người dân đứng ngắm nhìn cầu treo mới được khai trương ở thành phố Istanbul.


Yavuz Sultan Selim là một trong những cây cầu treo lớn nhất thế giới nối liền hai lục địa Á, Âu.
* Một vài số liệu:  Cầu dài > 2 km,  trên biển > 1,5 km; rộng 60 m, có 8 làn xe và 2 đường ray.

29 tháng 8, 2016

Người đàn ông vô gia cư đổi đời nhờ lòng trung thực

Người đàn ông vô gia cư đổi đời nhờ lòng trung thực

Dân trí Một người đàn ông vô gia cư ở Thái Lan sau khi nhặt được chiếc ví bị đánh rơi, đã trung thực đem tới giao nộp ở sở cảnh sát để trả lại cho người bị mất. Ông không thể ngờ rằng, cuộc đời mình từ đây sẽ chứng kiến một cuộc đổi thay toàn diện.

Người đàn ông trung thực đã được đền đáp xứng đáng, khi ông bất ngờ có được một công việc ổn định và một căn hộ miễn phí. Người đàn ông đã đến sở cảnh sát để giao nộp chiếc ví có số tiền mặt trị giá gần 13 triệu đồng.
Người ta chỉ được biết đến ông với cái tên ngắn gọn Woralop, ông đã sống vất vưởng trên đường phố Bangkok, Thái Lan, từ hơn một năm nay. Mới đây, ông đã tình cờ nhặt được chiếc ví bị đánh rơi của một doanh nhân người Thái có tên Nitty Pongkriangyos.
Ông Woralop được các kênh truyền hình Thái Lan mời phỏng vấn.
Ông Woralop được các kênh truyền hình Thái Lan mời phỏng vấn.
Ông Woralop không thể chạy theo kịp chiếc xe hơi của người doanh nhân giàu có để giao trả chiếc ví tận tay, nên ông đã tìm tới sở cảnh sát gần đó để giao nộp chiếc ví đựng đầy tiền mặt dù trong túi ông khi đó chỉ có 9 bạt Thái (chưa đầy 6.000 đồng).
Doanh nhân Pongkriangyos sau khi được cảnh sát liên hệ nhận lại ví đã rất cảm động trước hành động đẹp của người đàn ông vô gia cư và đã đề nghị tìm cho ông một công việc trong nhà máy thép của mình ở Bangkok, đồng thời sắp xếp cho ông một căn hộ nhỏ sạch sẽ, tươm tất và hoàn toàn miễn phí.
Ông Woralop sẽ chỉ cần chăm chỉ đi làm và dần dần ổn định lại cuộc sống, không cần phải lo chi phí thuê nhà mỗi tháng.
Báo chí Thái Lan đã dẫn lời doanh nhân Pongkriangyos rằng: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi cảnh sát liên hệ bảo rằng họ đang giữ ví của tôi bởi cho tới lúc đó, tôi còn chưa hề biết mình bị mất ví. Phản ứng đầu tiên của tôi khi được biết toàn bộ câu chuyện là sửng sốt, bởi nếu tôi ở trong trường hợp của người đàn ông đó, trong túi không có tiền, tôi chắc chắn đã lấy chiếc ví”.
“Người đàn ông ấy sống vô gia cư với chỉ vài đồng xu trong túi, nhưng ông ấy vẫn rất trung thực đem giao nộp ví cho cảnh sát. Điều đó cho thấy rằng dù hoàn cảnh cuộc sống đã xô đẩy ông tới bước đường cùng, nhưng ông vẫn muốn là một người tốt, một người trung thực. Đó chính là đức tính mà mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn nhân viên của mình có được”.
Ông Woralop được các kênh truyền hình Thái Lan mời phỏng vấn.
Ông Woralop được các kênh truyền hình Thái Lan mời phỏng vấn.
Người đàn ông vô gia cư có tên Woralop năm nay mới 45 tuổi, nhưng cuộc sống bôn ba vất vả đã khiến ông có vẻ ngoài già hơn nhiều so với tuổi thực. Sau khi được chủ nhân chiếc ví đền đáp, giờ đây ông đã bắt đầu vào làm việc trong nhà máy thép với mức lương 11.000 baht (7 triệu đồng)/tháng.
Câu chuyện này thoạt tiên không được nhiều người biết đến, nhưng bạn gái của doanh nhân Pongkriangyos đã kể lại câu chuyện trên trang cá nhân của mình, khiến Woralop trở thành nhân vật được báo chí Thái Lan săn đón, phỏng vấn. Thậm chí, Woralop còn được mời xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia như một minh chứng về “người tốt, việc tốt” có thật.
Chia sẻ với truyền thông Thái Lan về sự việc lần này, ông Woralop cho biết: “Tôi rất biết ơn cuộc sống vì đã trao cho tôi cơ hội một lần nữa thay đổi cuộc đời. Giờ đây, có được một chiếc giường sạch sẽ, êm ái để ngủ mỗi đêm khiến tôi thấy quá đỗi hạnh phúc và mãn nguyện”.
Bích Ngọc
Theo Independent

28 tháng 8, 2016

Cuộc sống giới nhà giàu Nga qua bộ ảnh "Người chủ và đầy tớ"

Cuộc sống giới nhà giàu Nga qua bộ ảnh "Người chủ và đầy tớ"

Dân trí Những bức hình của nhiếp ảnh gia Lilia Li-Mi-Yan trong bộ ảnh đặc biệt mang tên "Người chủ và đầy tớ", phần nào phản ánh chân thực về sự chênh lệch đẳng cấp giàu - nghèo trong xã hội Nga hiện nay.

Nga là một trong những quốc gia có sự chênh lệch kinh tế lớn. Theo số liệu báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse trong năm 2014, khoảng 10% những người giàu có tại Nga kiểm soát tới 85% tài sản toàn quốc gia. Bản báo cáo cũng chỉ ra, hiện có 111 tỷ phú Nga kiểm soát 19% tổng tài sản các hộ gia đình của đất nước này.
Chính sự chênh lệch lớn này là nhân tố quan trọng thôi thúc nhiếp ảnh gia Lilia Li-Mi-Yan thực hiện bộ hình đặc biệt mang tên "Người chủ và đầy tớ". Bộ hình lấy bối cảnh ngay tại khuôn viên của gia đình các tỷ phú. Trong đó, gia chủ và người làm thuê xuất hiện đồng thời cùng lúc, phản ánh cuộc sống của tầng lớp siêu giàu ở Nga hiện nay. Được biết, bộ hình được thực hiện tại thủ đô Moscow.
Theo lời giới thiệu của nhiếp ảnh gia Li-Mi-Yan, việc tìm kiếm những gương mặt để chụp hình không phải là điều khó khăn. "Hầu hết họ là những người tôi quen biết. Họ đồng ý tham gia dự án với sự nhiệt tình sẵn có".
Trước mỗi tấm hình, nhiếp ảnh gia sẽ trò chuyện cùng các nhân vật để thảo luận và đưa ra lời giải thích.
Trước mỗi tấm hình, nhiếp ảnh gia sẽ trò chuyện cùng các nhân vật để thảo luận và đưa ra lời giải thích.
"Tôi thường dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng các nhân vật. Thông thường, tôi sẽ đặt câu hỏi về vai trò của người chủ và người làm thuê, cảm nhận của họ về vai trò của họ và mối quan hệ giữa họ ra sao", cô nói.
Cuộc nói chuyện giúp nhiếp ảnh gia đưa ra những quyết định về bối cảnh thực hiện bức hình. Từng vị trí được sắp xếp tinh tế đóng vai trò quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê.
Giới tính đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhiệm vụ của người làm thuê. Thông thường, phụ nữ sẽ đảm nhận việc giữ trẻ, dạy trẻ hay nội trợ. Trong khi đó, nam giới sẽ làm tài xế, làm vườn, hay nhân viên bảo vệ.
"Ở Nga, nghề dạy và trông nom trẻ hay tài xế riêng được xem là công việc của tầng lớp thấp. Bởi vậy, nhiều người từ chối chụp hình vì không muốn bị gắn với mác quản gia", nhiếp ảnh gia chia sẻ.
"Hầu hết các trường hợp những người làm công việc này đều tiết kiệm tiền bạc với hy vọng sẽ có tương lai tốt hơn. Họ coi công việc hiện tại như một điều gì đó tạm thời, mong muốn tìm được việc thú vị hơn, nghề nghiệp được tôn trọng hơn", nhiếp ảnh gia nói.
"Những ông chủ đều nghĩ rằng, họ đang đối xử tôn trọng người giúp việc. Tuy nhiên, cho dù mối quan hệ chủ-tớ tốt đẹp tới đâu, đa số những người giúp việc đều muốn tiết kiệm được khoản tiền nhỏ và sớm tìm được việc khác tốt hơn", cô nhận định.
"Tôi từng tiếp xúc với một phụ nữ lớn tuổi làm giúp việc. Bà cho biết, bản thân chọn công việc này vì muốn thế, chứ không phải do hoàn cảnh ép buộc", Li-Mi-Yan nói.
Li-Mi-Yan hiểu được tính chất công việc nhạy cảm của mình và sẵn sàng đón nhận nhiều luồng ý kiến xung quanh. Cô cho biết, khi những hình ảnh đầu tiên được công bố, "một số người yêu cầu tôi gỡ bỏ chúng". "Tôi hiểu lý do của sự tranh cãi và mức độ hiệu quả của dự án khi đăng trên mạng".
Huy Hoàng
Theo BI

26 tháng 8, 2016

Cây đa nghìn tuổi di chuyển quanh ngôi đền cổ

Tại cố đô Hoa Lư, Ninh Bình, có một “cây đa di chuyển” quanh ngôi đền Gối Đại, mỗi lần 10 – 15 m suốt nghìn năm qua.


“Cây đa di chuyển” là tên gọi người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đặt cho cây đa nằm bên đền Gối Đại – một ngôi đền cổ thờ Thắng Đại Vương (vị tướng tài dưới triều nhà Đinh) ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
“Cây đa di chuyển” nằm sừng sững giữa núi rừng Thung Nham. Hàng nghìn năm qua, cây đa này che chắn cho ngôi đền cổ. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp loạn 12 xứ quân Thắng Đại Vương được Đinh Tiên Hoàng giao cho chấn ải vùng đất phía Tây ở Hoa Lư và sống ẩn tại đây đến lúc chết. Khi ông qua đời, nhà vua cho xây ngôi đền ngay dưới gốc đa để người dân đời sau nhớ đến công lao của ông. 
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,

Sở dĩ, cây đa này được gọi là “cây đa di chuyển” bởi từ khi có ngôi đền Gối Đại đến nay, cây đa này đã có 3 lần thay thân chính (gốc). Gốc đầu tiên ở ngay ngôi đền Gối Đại, sau thời gian gốc này đã mục nát, gốc thứ 2 hiện chỉ còn lại thân dấu vết bị mục và gốc thứ 3 là thân cây chính hiện nay.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,


quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây đa này có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi. Mỗi bước di chuyển của cây đa kéo dài 300 năm và cách nhau từ 10 đến 15 m.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,

Điều đặc biệt khiến cây đa trở nên thiêng liêng với người dân đất cố đô Hoa Lư là dù di chuyển nhiều bước suốt nghìn năm qua nhưng cây đa chỉ di chuyển quanh ngôi đền cổ. Điều này tượng trưng cho sự trung thành của vị tướng tài ba với vua Đinh Tiên Hoàng.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Do có tuổi đời hàng nghìn năm, nhiều chỗ thân cây, rễ cây đã bắt đầu có dấu hiệu bị mục rỗng. Thân này mục, hư hại đi thì các thân, rễ khác lại phát triển mạnh mẽ để cây đa mãi trường tồn.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Theo đo đạc, cây đa hiện tại có gần chục rễ to lớn đứng quanh thân chính. Những rễ này là nền tảng vững chắc để cây tồn tại được với gió bão. Tán cây hiện rộng gần 50 m, chỗ cao nhất của cây hơn 20 m.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Gốc thứ 2 của ‘cây đa di chuyển” hiện chỉ còn lại thân gỗ mục nát nằm dưới đất ngay sát thân cây chính hiện nay.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Do có nhiều rễ nên cây đa luôn xanh tốt và lớn mạnh. Bên cạnh đó, cây cũng được sự bảo vệ của người dân địa phương vì có ý nghĩa tâm linh.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Ngôi đền cổ thờ Thắng Đại Vương ngay dưới gốc cây, được thân cây che chắn suốt nghìn năm qua. Trong ngôi đền này hiện vẫn còn lưu giữ được một bát hương bằng đá xanh nguyên khối. Mỗi năm có hàng nghìn người dân và du khách đến thắp nhang, tham quan cây đa đặc biệt này.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
“Cây đa di chuyển” tỏa bóng mát xung quanh ngôi đền, bến thuyền tham quan trong khu du lịch Thung Nham.
quang ngôi đền cổ, Ninh Bình, cây đa di chuyển,
Theo ông Linh, một nhân viên hướng dẫn tại ngôi đền cổ Cối Đại, nhiều nhà khoa học đã về tham quan và nghiên cứu về cây đa này. Mọi người đều cho biết, đây là cây đa đặc biệt ở Việt Nam, không chỉ có tuổi đời cao mà trải qua hàng ngàn năm, cây vẫn xanh tốt và giữ nguyên được giá trị.
Theo Dân trí