CHUYẾN ĐI BIỂN BÃO TÁP (**)
Kỳ 2:
TRẬN BÃO- Cơn bão số 1
BÊN BỜ BIỂN BÃO
Kỳ 2:
TRẬN BÃO- Cơn bão số 1
BÊN BỜ BIỂN BÃO
* Đồng thời đăng tải trên FB.
Chúng tôi lên đường
đi biển vào sáng thứ hai, ngày đầu tuần. Thời tiết tốt, nắng nóng nữa là khác.
Đến nơi biển đẹp trong xanh. Mây gần như cùng xanh với biển, xanh mây không đậm
bằng xanh nước và có xen ít nhiều mây trắng cao. Nghỉ ngơi chốc lát tôi xuống
biển ngay, bởi nhà nghỉ chỉ cách nước biển mấy chục mét, ngay gần bên con đê chắn
sóng. Đó là khu du lịch nghỉ biển THỊNH LONG, xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định. Khu nghỉ tắm biển cũng không là mới, nhưng không phải như các bãi biển
xưa như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Trà Cổ... bãi biển dài cát phẳng. Nơi đây dọc theo con
đê chắn sóng là bãi cát đủ để mọi người vùng vẫy với nước biển, có đoạn cát mịn
khá dài và phẳng cho người ít bơi tắm tốt an toàn. Chương trình của chúng tôi
là dành trọn một tuần nghỉ biển.
Chiều hôm sau, Hà Nội gọi đến báo tin có bão. Trời vẫn đẹp, biển vẫn xanh. Không đổi chương trình, chúng tôi cứ ở lại. Sóng biển vẫn vừa phải, nước trong, sao lại rời biển trở về !
Sáng ngày thứ 3 ở biển (thứ tư của tuần lễ- giữa tuần) , cô công nhân nhà nghỉ nhìn ra biển bỗng kêu lên: “ Biển hay là ao vậy?” – Nước vẫn xanh nhưng lặng yên không sóng! Dấu hiệu bão. Mặc, cứ “bám biển”, có sóng hay không cứ tắm, khác gì ở một bể bơi cực lớn! Gần trưa, trời chuyển màu xám thẫm và gió mạnh dần, sóng dậy- biển động! Bão đến gần ! Toàn khu nhà nghỉ hối hả dọn dẹp, tháo gỡ các biển hiệu, cất nép bàn ghế, lắp ván chắn nước tràn các cửa nếu có sóng dâng cao, buộc chặt cửa lớn, cửa sổ và chặn các tấm lợp nếu gió quá mạnh có thể giật bay đi, đai chằng các chỗ cần thiết...
Khoảng hơn 2 h chiều gió mạnh hẳn lên. Khu du lịch sơ tán! Chủ nhà nghỉ gặp chúng tôi đề xuất: Cả chủ và khách vào khu nhà trong xóm của toàn gia đình, xa biển và xây cất vững chãi an toàn. Chiếc xe điện hàng ngày chở khách chơi vòng các nơi khu nghỉ bây giờ thành xe chạy tránh bão! Đúng là có dân có đất sống bình yên. Ngôi nhà của chủ nhà nghỉ trong xóm rất khang trang, khá hiện đại. Hóa ra cậu con trai của chủ nhà là một kỹ sư kiến trúc đã có gia đình và đang làm việc ở Hà Nội. Như một khách sạn hạng sao. Bão đã có các cơn gió giật. Bữa cơm tối tại “nhà nghỉ hạng sao”.
Bất ngờ: MẤT ĐIỆN ! Hôm sau mới biết Nam Định bị bão làm đổ nhiều cột điện !
Khách sạn *** cũng bị chìm dần vào màn tối ban đêm! Có vẻ gió nhẹ bớt?
Đang phân vân mất điện là mất đi quá nhiều thứ : TV, Ipad, nghe nhạc, đọc sách ... và cả điều hòa hay quạt mát!
Một đề nghị nghe như trái ngược: “ Ông Bà có dám ra lại khu nhà nghỉ bên bờ biển ?/ Thế anh chị đều cùng trở ra? / -Vâng, chúng tôi ra đó và nhà nghỉ có máy nổ phát điện./ - Anh chị đã có thể ra lại, sao chúng tôi không dám- Sợ gì”.
Thế là chiếc xe điện dẫu đang có gió khá mạnh xô đẩy cũng lăn bánh đưa hai cụ khách U80 chúng tôi và hai vợ chồng chủ nhà nghỉ ra lại nơi bờ biển! Bây giờ nghĩ lại quả là mạo hiểm! Nhưng mà đâu có biết Hà Nội gió bão kém gì!
Tầng dưới hai vợ chồng chủ nhà nghỉ chống chọi cơn bão.
Tầng trên có tất cả 6 phòng nghỉ, duy nhất chỉ có phòng phía ngoài trông ra biển là hai cụ chúng tôi cố thủ. Mọi lối cửa đều bít chặt. Như một pháo đài hay lô cốt, chỉ khác là không có súng đạn, pháo hiệu và cả điện đài.
Máy nổ phát điện chỉ chạy một lúc rồi tắt. Màn đêm đen kịt. Mưa xối xả, gió rít giật từng cơn. Cửa lối ra vào cũng đóng chặt. Chủ nhà đưa cho tôi lõi sắt cỡ ngón tay cái cài bên trong và bên ngoài anh còn chặn thêm hai tảng đá to chèn cửa thít lại. Vậy là chúng tôi ở trong lô – cốt! May là tôi có dự phòng đem theo 2 chiếc đèn pin du lịch, dùng pin nhỏ (pin tiểu); chiếc 1 pin tựa như thỏi son môi của phụ nữ, và chiếc 3pin để bàn như đèn ngủ. Chủ nhà đưa thêm chiếc đèn sạc LED. Chiếc máy nghe nhạc hết pin ! (Ban ngày khi có điện không lo sạc!). Gió càng mạnh thêm, mưa càng xối xả! Tiếng nước va đập và sóng đánh vào đê dữ dội! Biết làm sao để có thể ngủ được đây?
Có tiếng đập mạnh như đổ gãy? Mái che nắng rất vững chắc sao có thể đổ được?
Sáng ra mới biết cái hình đắp chú khỉ Tôn Ngộ Không (chủ nhà tự đắp xi măng tô màu- khu treo tấm phông dành cho hàng ngày lớp trẻ hát karaoke) bị chiếc xà treo biển quảng cáo của nhà bên gió đánh đổ đập vào chân chú khỉ ngã ngửa khá mạnh! Không rõ lúc đó chàng Tôn có kịp cân đẩu vân thoát lên mây ?
Mờ sáng, có thể nhìn ra ngoài. Tôi hé cửa, vẫn gió khá mạnh, mưa bớt quất xiên, tôi cố tìm cách ghi vài hình ảnh bão- màn đêm chưa tan- và có mưa.
Sáng dần, gió giảm sức dần; nước biển không dâng cao. Sóng vẫn gầm nhưng không hất mạnh. Có thể ra ngoài xem biển dữ… và theo ngày sáng lên bão dần đi xa…
(Kỳ 3: Bão tan- Biển trở lại bình yên)
Chiều hôm sau, Hà Nội gọi đến báo tin có bão. Trời vẫn đẹp, biển vẫn xanh. Không đổi chương trình, chúng tôi cứ ở lại. Sóng biển vẫn vừa phải, nước trong, sao lại rời biển trở về !
Sáng ngày thứ 3 ở biển (thứ tư của tuần lễ- giữa tuần) , cô công nhân nhà nghỉ nhìn ra biển bỗng kêu lên: “ Biển hay là ao vậy?” – Nước vẫn xanh nhưng lặng yên không sóng! Dấu hiệu bão. Mặc, cứ “bám biển”, có sóng hay không cứ tắm, khác gì ở một bể bơi cực lớn! Gần trưa, trời chuyển màu xám thẫm và gió mạnh dần, sóng dậy- biển động! Bão đến gần ! Toàn khu nhà nghỉ hối hả dọn dẹp, tháo gỡ các biển hiệu, cất nép bàn ghế, lắp ván chắn nước tràn các cửa nếu có sóng dâng cao, buộc chặt cửa lớn, cửa sổ và chặn các tấm lợp nếu gió quá mạnh có thể giật bay đi, đai chằng các chỗ cần thiết...
Khoảng hơn 2 h chiều gió mạnh hẳn lên. Khu du lịch sơ tán! Chủ nhà nghỉ gặp chúng tôi đề xuất: Cả chủ và khách vào khu nhà trong xóm của toàn gia đình, xa biển và xây cất vững chãi an toàn. Chiếc xe điện hàng ngày chở khách chơi vòng các nơi khu nghỉ bây giờ thành xe chạy tránh bão! Đúng là có dân có đất sống bình yên. Ngôi nhà của chủ nhà nghỉ trong xóm rất khang trang, khá hiện đại. Hóa ra cậu con trai của chủ nhà là một kỹ sư kiến trúc đã có gia đình và đang làm việc ở Hà Nội. Như một khách sạn hạng sao. Bão đã có các cơn gió giật. Bữa cơm tối tại “nhà nghỉ hạng sao”.
Bất ngờ: MẤT ĐIỆN ! Hôm sau mới biết Nam Định bị bão làm đổ nhiều cột điện !
Khách sạn *** cũng bị chìm dần vào màn tối ban đêm! Có vẻ gió nhẹ bớt?
Đang phân vân mất điện là mất đi quá nhiều thứ : TV, Ipad, nghe nhạc, đọc sách ... và cả điều hòa hay quạt mát!
Một đề nghị nghe như trái ngược: “ Ông Bà có dám ra lại khu nhà nghỉ bên bờ biển ?/ Thế anh chị đều cùng trở ra? / -Vâng, chúng tôi ra đó và nhà nghỉ có máy nổ phát điện./ - Anh chị đã có thể ra lại, sao chúng tôi không dám- Sợ gì”.
Thế là chiếc xe điện dẫu đang có gió khá mạnh xô đẩy cũng lăn bánh đưa hai cụ khách U80 chúng tôi và hai vợ chồng chủ nhà nghỉ ra lại nơi bờ biển! Bây giờ nghĩ lại quả là mạo hiểm! Nhưng mà đâu có biết Hà Nội gió bão kém gì!
Tầng dưới hai vợ chồng chủ nhà nghỉ chống chọi cơn bão.
Tầng trên có tất cả 6 phòng nghỉ, duy nhất chỉ có phòng phía ngoài trông ra biển là hai cụ chúng tôi cố thủ. Mọi lối cửa đều bít chặt. Như một pháo đài hay lô cốt, chỉ khác là không có súng đạn, pháo hiệu và cả điện đài.
Máy nổ phát điện chỉ chạy một lúc rồi tắt. Màn đêm đen kịt. Mưa xối xả, gió rít giật từng cơn. Cửa lối ra vào cũng đóng chặt. Chủ nhà đưa cho tôi lõi sắt cỡ ngón tay cái cài bên trong và bên ngoài anh còn chặn thêm hai tảng đá to chèn cửa thít lại. Vậy là chúng tôi ở trong lô – cốt! May là tôi có dự phòng đem theo 2 chiếc đèn pin du lịch, dùng pin nhỏ (pin tiểu); chiếc 1 pin tựa như thỏi son môi của phụ nữ, và chiếc 3pin để bàn như đèn ngủ. Chủ nhà đưa thêm chiếc đèn sạc LED. Chiếc máy nghe nhạc hết pin ! (Ban ngày khi có điện không lo sạc!). Gió càng mạnh thêm, mưa càng xối xả! Tiếng nước va đập và sóng đánh vào đê dữ dội! Biết làm sao để có thể ngủ được đây?
Có tiếng đập mạnh như đổ gãy? Mái che nắng rất vững chắc sao có thể đổ được?
Sáng ra mới biết cái hình đắp chú khỉ Tôn Ngộ Không (chủ nhà tự đắp xi măng tô màu- khu treo tấm phông dành cho hàng ngày lớp trẻ hát karaoke) bị chiếc xà treo biển quảng cáo của nhà bên gió đánh đổ đập vào chân chú khỉ ngã ngửa khá mạnh! Không rõ lúc đó chàng Tôn có kịp cân đẩu vân thoát lên mây ?
Mờ sáng, có thể nhìn ra ngoài. Tôi hé cửa, vẫn gió khá mạnh, mưa bớt quất xiên, tôi cố tìm cách ghi vài hình ảnh bão- màn đêm chưa tan- và có mưa.
Sáng dần, gió giảm sức dần; nước biển không dâng cao. Sóng vẫn gầm nhưng không hất mạnh. Có thể ra ngoài xem biển dữ… và theo ngày sáng lên bão dần đi xa…
(Kỳ 3: Bão tan- Biển trở lại bình yên)
HÌNH ẢNH BIỂN BÃO
Bão đến- Chiều 27-7-2016
Đang trong bão- Mờ sáng vẫn như màn đêm
Màn mưa bão trên biển- Đôi cá heo mờ trong mưa
Mưa nhẹ dần nhưng sóng còn dâng cao- Cá heo lại vui chơi trên đê biển
Sóng đánh chân đê đã bớt dữ dội
Cây đổ trong phố biển
Ngay trong buổi chiều người dân biển đã chống dựng các cây đổ lên.
Ngay trong buổi chiều người dân biển đã chống dựng các cây đổ lên.
Tôi đã viết trên fb của Cụ để tỏ lòng khâm phục sự dũng cảm của 2 cụ trong chuyến bão táp này. Bài hay, ảnh đẹp rất chân thực.
Trả lờiXóaCô Pv của VTV24 L.Bình với PS về Syria (dở ẹc, bị ném đá...), phải cắp ipad đến học và phải gọi Cụ bằng ... CỤ!. Hi hi.
Chúc mừng 2 cụ bình an.
Cảm ơn cụ. Chuyến đi biển vừa qua tôi đã được nghe chuyện BIỂN nhắc lại câu chuyện xưa Thủy Tinh chậm chân đưa sính lễ đến vua HÙng nên không được làm rể Vua HÙng; nay gia đình cụ đi nghỉ lên miền RỪNG chúc cụ được nghe chuyện Sơn Tinh săm sanh lễ vật sớm hơn và được Vua HÙng gả công chúa thật là vui vẻ, "Vui về non Tản, oán ra bề Tần" có lẽ cơn bão só 1 vừa qua là nhắc lại tích xưa đó! Còn cái cô L Bình & VTV24 ấy thì "quên" đi chẳng thèm nói đến!
Xóa