30 tháng 10, 2016

THÊM MỘT CHUYẾN BAY- NỐI LIỀN HAI THÁNG

THÊM MỘT CHUYẾN BAY

Sẵn sàng 
Lại cất cánh bay
Đế Thiên- Đế Thích
Hôm nay đón chờ !
CamPuChia
Gần thôi mà

Chưa đầy 02 tiếng
Đã là đến nơi !
Ta vui –Cùng với mọi người
Còn duyên vui sống vậy thời còn bay !

Cất cánh bay chiều
30 – 10 -2016
Qua đầu tháng 11 mới về HN

Đế Thiên: Angkor Wat
Đế Thích: Angkor Thom


Các đền (nơi đến): Bayon (Angkor Thom)
Banteay Kdei (đông AngkorThom), Takeo, Taprhom ;
Đồi Bakheng (Giữa hai Angkor) ...



Trong máy bay- Chuyến bay từ Đài Loan về
Ảnh: Tự chụp (selfie)

29 tháng 10, 2016

Vẻ đẹp Cù Lao Chàm

Vẻ đẹp Cù Lao Chàm
Theo Báo ảnh DÂN TỘC & MIỀN NÚI
Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An (Quảng Nam), nằm cách bờ biển Cửa Ðại khoảng 15 km. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo lớn nhỏ, là một vùng sinh thái vừa có núi rừng vừa có biển với hệ động thực vật đa dạng, phong phú.


Cuộc sống bình yên ở Cù Lao Chàm

Cuộc sống của cư dân trên đảo bắt đầu từ rất sớm. Chợ cá nhộn nhịp với những con thuyền chở nặng đầy. Di tích Bãi Ông là nơi cư trú của cư dân Tiền Sa Huỳnh và là di tích có niên đại xưa nhất ở Hội An (3000 năm). Di tích khảo cổ Bãi Làng là một di tích quan trọng của hệ thống di tích khảo cổ Chăm Pa. Các di tích tín ngưỡng hiện còn ở nơi này được xây dựng chủ yếu vào khoảng thế kỷ 17 – 18 như: đình Ðại Càn, miếu thờ Thành Hoàng, miếu Thần nông, miếu Tổ nghề yến, lăng Ông Ngư, lăng Cô, giếng xóm Cấm… Ðặc biệt, có chùa Hải Tạng thuộc hệ phái Phật giáo Ðại thừa, được xây dựng vào thế kỷ 18, là công trìnhvkhá đẹp, có quy mô lớn, kiến trúc chạm trổ công phu.

Năm 2009, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) đã công nhận Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Phần lớn người dân ở Cù Lao Chàm sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản


Người dân xã đảo Tân Hiệp hát Bài chòi - loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam


Ngư dân tranh thủ vá lưới chuẩn bị ra khơi



Giếng cổ Chăm Pa xóm Cấm là một công trình hiếm hoi còn lưu lại của người Chăm Pa cung cấp nguồn nước ngọt tự nhiên cho người dân trên đảo và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Quốc gia năm 2006

* Chúng tôi đã đến Cù Lao Chàm-Tháng 8- 2013





28 tháng 10, 2016

BELARUS MÙA ĐÔNG

Vẻ đẹp tinh khôi của buổi sáng mùa đông tại miền quê Belarus

(HNMO) – Những sớm mùa đông lạnh lẽo và hoang sơ của vùng nông thôn Belarus đã được nhiếp ảnh gia Alex Ugalnikov ghi lại qua những tác phẩm đầy ấn tượng.

Belarus là một quốc gia có địa hình khá bằng phẳng, với hệ thống ao hồ, kênh rạch chằng chịt.


Tuyết phủ kín từng nhành cây, ngọn cỏ, tạo thành một vùng trắng xóa không một bóng người.


Mùa đông tại Belarus khá khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình thường xuyên ở mức dưới 0 độ C.


Tiết trời đầy băng tuyết lạnh buốt phủ kín sông hồ, cây cỏ tạo nên khung cảnh mùa đông lãng mạn và giàu cảm hứng nghệ thuật.


Những tia nắng bình minh mang lại chút sức sống cho vùng đất này.


Trong cái lạnh cắt da cắt thịt, bầy thiên nga vẫn thong thả bơi trên mặt hồ phẳng lặng.








ВИА Песняры "Белоруссия" Песня года - 1976

27 tháng 10, 2016

Mất trí nhớ trước 10 năm nếu còn tiếp tục những thói quen này

Duy trì nhiều thói quen không đúng có thể khiến bạn bị giảm trí nhớ nhanh chóng.

Bỏ bữa sáng


Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ.
Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ.

Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn sáng đều đặn có IQ cao hơn các em bỏ bữa sáng.
Trùm chăn khi ngủ
Bình thường con người hít vào oxy, thở ra CO2 và nhiều chất độc hại. Nếu trùm chăn kín đầu khi ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra. Khi thiếu dưỡng khí, tế bào não rất dễ bị tổn thương, hệ quả là sụt giảm trí nhớ.
Sử dụng điện thoại quá nhiều
Bức xạ từ sóng điện thoại chính là một trong những tác nhân gây thương tổn cho những tế bào thần kinh và vùng trung tâm trí nhớ của võ não.
Do đó, sử dụng điện thoại với tần suất cao trong ngày sẽ là một trong những nguyên nhân khiến não bạn đối diện với nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, bức xạ điện thoại còn ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại gene, không chỉ gene đơn lẻ mà cả những nhóm gene có chức năng liên quan đến bộ nhớ.
Thức đêm


Khi bạn thức khuya, chức năng ghi nhớ của não bộ sẽ bị rối loạn.
Khi bạn thức khuya, chức năng ghi nhớ của não bộ sẽ bị rối loạn.

Khi bạn thức khuya, chức năng ghi nhớ của não bộ sẽ bị rối loạn. Ban đêm là thời điểm để não sàng lọc và sắp xếp lại những thông tin, ký ức đã diễn ra ban ngày. Giấc ngủ khi ấy sẽ giúp cải thiện chức năng của não, bảo vệ trí não tránh những nguy cơ bị suy giảm trí nhớ.
Lười giao tiếp
Việc giao tiếp nhiều sẽ khiến khoang miệng hấp thu được nhiều khí oxy lên não hơn, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao khi giao tiếp nhiều khiến não bộ hoạt động mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn so với những người ít nói. Ngoài ra, việc giao lưu, kết bạn, giao tiếp với mọi người có thể ngăn ngừa stress và trầm cảm. Chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội để trò chuyện với bạn bè và những người thân yêu, nó không chỉ gắn kết mọi người lại với nhau mà còn giữ cho bộ não luôn hoạt động, sắc nét và minh mẫn.
Theo Phụ nữ Online

26 tháng 10, 2016

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì ảo của Tây Lương nữ quốc

(Dân trí) - Không phải là một vương quốc được dựng lên từ trí tưởng tượng của tác giả Tây Du Ký, Trung Quốc có một Tây Lương nữ quốc tuyệt đẹp - viên ngọc của cao nguyên - nơi nổi tiếng với nền văn hóa đầy hấp dẫn của chế độ mẫu hệ.

Nằm trong quận Lugu, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc là một vùng hồ có tên hồ Lugu. Được biết đến như một viên ngọc quý giữa cao nguyên, hồ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số Trung Quốc như Mosuo, Norzu, Yi, Pumi và Tây Tạng. Đông nhất trong số này là những người Mosuo thuộc bộ tộc Moso. Cấu trúc gia đình cổ xưa của người Mosuo được coi như một dữ liệu “hóa thạch sống” cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển hôn nhân của loài người và là “Vương quốc cuối cùng của chế độ Mẫu hệ” - hay còn gọi là Tây Lương nữ quốc - đã từng xuất hiện trong bộ phim nổi tiếng Tây Du Ký.
Hồ Lugu nằm ở cao nguyên Tây Bắc tỉnh Vân Nam. Giữa hồ tạo thành biên giới giữa huyện Ninglang, tỉnh Vân Nam và huyện Yanyuan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
Trong các tờ rơi du lịch của Trung Quốc, hồ Lugu này được giới thiệu như một “Amazon” của Trung Quốc
Hồ có năm hòn đảo, bốn bán đảo, mười bốn vịnh và mười bảy bãi biển.
Đây là "mẹ hồ" của người Mosuo - là người dân chính ở đây
Hồ Lugu còn được gọi là “Vương quốc của nữ giới” hay “Nhà của đế chế mẫu hệ”. Những cái tên này nói lên vai trò chủ đạo của phụ nữ Mosuo trong xã hội của họ.
Bước chân lên thuyền và thưởng thức các bài hát dân gian của người Mosuo, bạn sẽ rơi vào một trạng thái mơ màng, xa hẳn nhịp sống hối hả và nhộn nhịp…
Chỉ còn mình bạn với thiên nhiên hoang sơ và nguyên thủy
Hai bên là sườn núi dốc và rừng, hồ Lugu tạo thành hình chữ U.
Một truyền thuyết kể lại rằng hồ được tạo ra bởi những giọt nước mắt của nữ thần GEMU. Một số người Mosuo lại nói rằng hồ là tấm gương của thần GEMU - nơi soi bóng vẻ đẹp của thế giới
Hồ Lugu là nơi định cư của người Mosuo - bộ tộc từ lâu đã thực hành chế độ mẫu hệ, nơi những người đàn ông và đàn bà không cần kết hôn mặc dù có thể sống chung
Nếu hai người yêu nhau và đồng ý chung sống, người đàn ông được phép đến phòng người phụ nữ vào ban đêm nhưng anh ta phải rời đi vào sáng ngày hôm sau. Không ai là thành viên của gia đình người kia
Con cái họ sinh ra và lớn lên trong gia đình của mẹ. Phụ nữ là người chủ gia đình. Cuộc hôn nhân mà người đàn ông buộc phải rời đi chỉ tồn tại duy nhất ở khu vùng hồ Lugu của Trung Quốc
Với hệ thống hôn nhân độc đáo như vậy, hồ Lugu được biết đến như “thiên đường cuối cùng dành cho phụ nữ”
Hồ Lugu không chỉ là Tây Lương nữ quốc, nó còn là vương quốc của các bài hát và điệu múa. Sau bữa ăn tối, người Mosuo thường tổ chức một bữa tiệc lửa trại. Đàn ông và phụ nữ Mosuo trẻ nhảy múa quanh đống lửa
Nền văn hóa của người Mosuo là một phần của văn hóa Daba. Hầu hết người dân Mosuo tin vào phật giáo Tây Tạng. Họ có ngôn ngữ riêng của mình. Mọi thứ đều cổ xưa, huyền bí mà thơ mộng, bình tĩnh, thanh tao mà không gợn chút bụi trần.
Tuy nhiên, cộng đồng Mosuo đang phải đối mặt với mối đe dọa đến các tập quán văn hóa độc đáo nghiêm khi sự tương tác của cộng đồng với sự phát triển xã hội tăng lên
Hữu Nguyên (Tổng hợp)

Lugu Lake (Hồ Lugu-TQ)


NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG


25 tháng 10, 2016

TẢN MẠN VỀ SỰ GIÀ LÃO

TẢN MẠN VỀ SỰ GIÀ LÃO



Tôi, các bạn (thế hệ chúng ta) đều đã NGƯỜI CAO TUỔI, U80, có khi còn hơn cả bát tuần, đương nhiên là tuổi già !
Tuy nhiên tôi muốn lạm bàn (“tám”) ít nhiều về tuổi già và sự lão.
Chẳng có theo ngành ngôn ngữ, cũng chẳng phải là muốn soạn nên đề tài đệ trình Hội Người Cao Tuổi ... chẳng qua tự thân trong quá trình GIÀ đi, nhận ra đôi ba điều thực tế, ngồi gõ máy tản mạn lạm bàn. Các cụ “nghe” được thì mừng rằng không hoài công, còn nếu “chẳng có gì đáng kể” thì cũng là điều thông thường, có phải đâu mọi trang viết đều có thể đương nhiên được chấp nhận !
Tôi nghĩ GIÀ chỉ là nói lên “nhiều thời gian” nhiều năm tháng! Cụ già-cụ cao tuổi.
Càng già càng tuổi cao hơn ! Tre già: tre lâu năm. Mạ già: sắp thành cây lúa ! Rừng già: rừng tự ngàn xưa ! Thậm chí hơi quá đi một chút cũng là già: nước sôi già .
Tôi nghĩ đến từ LÃO. Nói lão- có sự già, nhưng bên cạnh còn có sự kém đi, xuống cấp! Lão hóa: kém đi nhiều rồi ! Chiếc máy đã lão (cũ, rệu rã ...). Tuy nhiên nếu có ghép thêm từ phụ thì có khi LÃO cũng anh hùng lắm. Như lão thành, lão tướng (già dặn kinh nghiệm, chinh chiến...), lão làng, lão luyện ... đáng kính nể ! Phải chăng nói LÃO có phần phong phú nghĩa hơn ? Tất nhiên cũng đừng “mắng chửi, phỉ báng” lão ta, cái lão ấy ... !
Tuổi già nhưng còn được khỏe mạnh hay ốm o yếu lão ? Có nhiều yếu tố tạo nên.
Có thể do tiên thiên thừa hưởng gen di truyền của các thế hệ trước. Có thể nhờ được sinh sống nơi môi trường tốt lành, không khí, nguồn nước, thiên nhiên trong sạch, ăn ở an toàn. Có thể có sự rèn luyện thân thể, gìn giữ phòng tránh các loại bệnh tật, ít rượu bia, không thuốc lá, tập tành thể dục thể thao thích hợp ...
Mỗi cây mỗi hoa- Mỗi người mỗi vẻ !
Một nhà văn có viết:”Người ta không ai giống ai và đó là niềm vui nhất ở đời” (Ilya Ehrenburg (?))  .
Già mà không yếu lão mới là đáng sống. Còn nếu mắt mờ, răng rụng (long, mòn, vỡ, sâu , bỏ ...) chân mỏi , tay run, tai nghễnh ngãng (thậm chí điếc) và đến lúc có khách hay cả con cháu thăm hỏi chẳng biết đấy là ai: “ ai đấy nhỉ?” “nhìn quen quen mà chẳng nhớ là ai ?” thì có THỌ càng thêm buồn ! Chả thế mà có vị cao tuổi đáng kính đã nói rằng mong được “ sống khỏe, chết nhanh” khỏi phiền hà mệt nhọc con cháu.
Mong rằng có tuổi già nhưng được mạnh khỏe an khang, không yếu lão.



Trên nẻo đường Cao-Bắc-Lạng lên biên giới năm 2013
Ảnh: Bích Ngân chụp- gửi tặng.
Tung tăng xứ Đài- Bên hồ Nhật Nguyệt Đài Loan 2016
Ảnh: HDV bấm máy bất chợt !



Nhóm The BEATLES
( Xin xem comment của vu song thu)

The Beatles: Words Of Love

24 tháng 10, 2016

NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC VÀ Ở SÉC

(HNM) - Cuối thu thời tiết ở Séc khá lạnh. Chiều muộn càng lạnh hơn. 18h, đồng hồ nhiệt độ trên ô tô của tôi chỉ số 12. Tại Sân bay Václav Havel của thủ đô Praha, ông Thanh áo cộc tay đứng bên cạnh xe tải nhỏ thản nhiên hút thuốc chờ bạn hàng từ Đức sang. Hàng mà ông giao cho họ là rau cải, bí đao, mướp đắng, cần tây… mồ hôi nước mắt của ông đựng cả trong các khay nhựa. Ông đi xuất khẩu lao động năm 1986, nhưng hơn 10 năm qua ông làm nông dân…



Chợ Đồng Xuân tại Đức.

Khác với người Việt ở Pháp, Thụy Sĩ, Anh… ra đi vì những lý do khác nhau, người Việt ở Séc đa phần đi xuất khẩu lao động trong những năm 80 thế kỷ trước. Ở Đức khác hơn, thời kỳ còn bức tường ngăn cách, bên Đông Đức rất đông lao động người Việt Nam, họ làm việc ở tại các nhà máy, công trường. Bên Tây Đức cũng có người Việt, nhưng không nhiều, họ sang đây sau năm 1975. Khi Đông Âu sụp đổ, nhiều lao động Việt Nam không nhận tiền đền bù về nước, chọn cách ở lại xứ người. Trong quãng thời gian “tranh tối tranh sáng”, một số người nắm được thời cơ đã bốc lên nhanh chóng nhờ "đánh hàng" từ Trung Quốc qua, mua buôn để bán lẻ. Và chợ Đồng Xuân ở Berlin nằm trên phần đất Đông Đức, chợ Sapa ở ngoại ô Praha là nơi bán lẻ nhộn nhịp nhất. Chợ bán đủ thứ, quần áo mùa hè mùa đông, giày dép, thực phẩm… cho người Séc, người Đông Đức có thu nhập thấp.

Dù bây giờ Trung tâm Thương mại Sapa vắng hơn trước, thường chỉ đông đúc vào 2 ngày cuối tuần nhưng tôi không nghĩ nó nằm trên đất Séc vì người bán, người mua phần lớn là người Việt, thưa thớt người Séc, họ giống như khách du lịch. Sapa vừa bán lẻ vừa bán buôn, bà con người Việt từ các tỉnh lên đây cất hàng về bán lẻ. Sapa cũng là nơi giao lưu gặp gỡ vì ở Séc hiện có trên 60.000 người Việt. 9h sáng, lác đác có quầy mở cửa. Sớm hơn cả là các quán phở, bún mọc, cà phê. So với Paris hay Berlin, phở ở đây ngon hơn, đúng vị Bắc. Một bát nạm gầu đầy đặn giá khoảng 100.000 đồng, bằng nửa tiền ở Berlin và bằng 1/3 ở Paris.

Chợ khá phong phú, có dãy quần áo, giày dép, hải sản tươi sống, hàng khô, có dịch vụ ghi đề, cá cược bóng đá (pháp luật Séc cho phép cá cược), karaoke… Cạnh chợ có ngôi chùa nhỏ. Tôi đến chợ đúng hôm rằm, khói hương nghi ngút, khấn vái sì sụp. Có thể gọi Sapa là “little Việt” trên đất Séc. Chị Lan có quầy bán quần áo nói với tôi, buôn bán ngày càng khó khăn vì thu nhập của người Séc cao hơn trước nên họ mua loại quần áo đắt tiền hơn. Tôi vào cửa hàng bán hải sản tươi sống Thắng Liên, tôm cua, mực nhập từ Anh, Đức. Ông Thắng có vẻ “dân chơi”, chiếc xe Bentley đỗ trước cửa, biển số là TL- 9999, bạn tôi bảo ở Séc cho phép mua biển riêng, chỉ mất khoảng 600 euro muốn tên gì, số gì cũng được.

Nhiều người trong chợ biết buôn bán nhỏ như hiện nay không còn phù hợp nhưng để chuyển đổi cũng không dễ, làm gì, vốn đâu và một cản trở khác là vốn tiếng Séc. Chuyện đó cũng giống như ở Đức, nhiều người sống ở Đức ba chục năm mà tôi gặp có chuyện với người Đức vẫn phải nhờ phiên dịch, không đọc được báo, xem ti vi hiểu lõm bõm. Nhưng khác Sapa, chợ Đồng Xuân thưa dần người bán lẻ, nhiều người đã chuyển sang làm dịch vụ. Chợ thênh thang mấy chục héc ta bây giờ là kho chứa hàng, ga ra sửa ô tô, nhà hàng, sửa điện thoại, làm móng chân… Chợ teo tóp nhưng cái gì cũng có kể cả mắm tôm. Làm ăn ở Đức dễ mà khó. Luật thuế rất phức tạp, nhiều ngóc ngách. Bạn tôi bảo cứ tặc lưỡi theo kiểu Việt Nam thì chỉ làm không công cho nước Đức, cái nghĩ là đúng thì thuế vụ đè ra phạt. Và đã mở cửa hàng lớn, công ty, siêu thị bán đồ Châu Á phải thuê tư vấn thuế, họ sẽ chỉ cho cái gì đúng luật, cái gì sai và cái nào có thể lách được. Cũng vì thế những người Việt có bằng cấp chuyên môn có cơ hội mở công ty. Khách hàng của công ty bạn tôi không chỉ doanh nghiệp Việt, Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các công ty của người Đức.

Những ngày ở Berlin tôi cũng gặp người Việt làm thợ xây, thợ điện, sửa chữa nước… Ở Séc, lái xe taxi chở tôi từ chợ Sapa lên trung tâm Praha là người Việt, anh tên Châu. Ngoài chạy taxi anh còn làm hướng dẫn du lịch cho các đoàn khách từ Việt Nam sang, anh thông thạo đường ngang ngõ tắt và làu làu lịch sử di sản văn hóa ở Praha. Anh chia tay cô vợ người Séc vì bất đồng quan điểm, anh suy nghĩ kiểu người miền Bắc tiêu pha tiết kiệm phòng khi “trái nắng, trở trời” còn cô vợ ngược lại. Anh bảo cũng có lúc muốn ra sân bay về ngay Việt Nam nhưng bình tĩnh hít thở sâu lại thôi, đất không có, nhà thì không về sống thế nào. Anh chia sẻ, khi chưa có internet thì đời sống tinh thần thiếu thốn, sống một mình cũng buồn, còn bây giờ “lúc rỗi tôi xem ti vi, đọc báo mạng, biết tin tức trong nước, quê hương ở trong màn hình máy tính”.

Nhà bạn tôi ở Berlin lát gạch men, một mét vuông (loại 4 viên một mét) họ tính 18 euro, lao động chân tay 50 euro/ngày. Những câu chuyện lan trong cộng đồng mà tôi nghe được thì ở Séc và Đức cũng có đại gia, tài sản triệu triệu “ơ rô” nhưng đếm được trên đầu ngón tay. Tầng lớp trung lưu thì nhiều hơn song đa phần cũng bình bình. Tôi không rõ có bao nhiêu người sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội của Chính phủ Đức. Chị Liên, một người sống nhờ trợ cấp xã hội bảo cực chẳng đã mới phải như vậy vì không có vốn để buôn bán, cũng không còn trẻ để đi làm hãng, sức khỏe đã rệu rã sau nhiều năm mưu sinh. Chính phủ trả cho tiền thuê nhà, tiền ga và tiền điện, con cái đi học trường công không mất tiền, hằng tháng trợ cấp một người mấy trăm “ơ” cũng đủ sống đàng hoàng, hằng ngày vẫn có bia uống vì bia Đức rất rẻ, 1 chai nửa lít có 0,4 euro. Tuy nhiên muốn về Việt Nam thì không dễ.

Nếu thế hệ thứ nhất ở Đức và Séc vất vả để hòa nhập vào xã hội sở tại thì thế hệ thứ hai dễ dàng hơn. Trẻ 8 tuổi đã tự đi tàu điện ngầm đến trường. Trẻ con Việt học phổ thông rất giỏi, luôn đứng đầu trong các dân tộc nhập cư vào Đức. Nhiều trường tự hào vì có học sinh Việt Nam.

Trông ông Thanh đúng chất nông dân, rắn rỏi và chân thật, chỉ khác nông dân trong nước là áo bỏ trong quần, đầu chải gọn gàng, lái xe đi giao hàng. Ông thuê hơn 3 mẫu đất của một người Séc ở ngoại ô Praha trồng các giống rau Châu Âu và Châu Á. Ông bảo mùa hè chủ lực là rau muống và hóm hỉnh cho biết: “Ở Séc cứ thấy người Châu Á mua rau muống, không cần hỏi cũng biết ngay là người Việt Nam”. Trừ tiền thuê đất, tiền thuế và các chi phí khác thu nhập một năm của ông cũng khá, vài ba chục ngàn “ơ rô”. Khi Châu Âu vào đông, băng tuyết đầy ruộng, rau trồng trong nhà kính cũng khó sống, ông vác tiền về Việt Nam, ăn Tết xong lại sang. Hỏi ông sao không về hẳn Việt Nam thuê đất của những nông dân bỏ ruộng làm trang trại, ông lắc đầu: “Tôi sống ở bên này quen rồi. Một năm ở nhà 3 tháng mệt hơn 9 tháng tôi làm nông ở Séc”. Nói xong ông cười, bắt đầu giao hàng và tính tiền.
Nguyễn Ngọc Tiến
* Bài cuối trong loạt bài Những chuyện nhỏ ghi ở châu Âu trên hanoimoi.

23 tháng 10, 2016

CHUYẾN HÀNH HƯƠNG VỀ TỈNH THANH

Thanh Hóa- Quê hương thứ hai của tôi . Quê nội tôi ở Nghệ An. Suốt những năm dài thời KC và thời bao cấp tôi sống trên đất Thanh; sau mới về Hà Nội. Bây giờ thì tất cả gia đình con cháu đều đã ở Thủ Đô của đất nước, nhưng hàng năm chúng tôi đều có cuộc hành hương về nơi đã từng để lại nhiều dấu ấn kỷ niệm thời gian khó, nhìn thấy sự thay đổi ngày nay khác hẳn xưa, viếng những người đã khuất. Một ngày thu muộn, trời đẹp; một số thành viên gia đình chúng tôi đã tìm về vùng đất gần quê bà Triệu, đi qua "Rừng Thông" ngoại ô TP Thanh Hóa, cách TP khoảng vài chục km, có một cuộc hành hương nhiều ý nghĩa và cảm xúc nhất là cho các thế hệ nối tiếp gìn giữ truyền thống ơn nghĩa của con người Việt Nam.
Một vài hình ảnh "ghi nhanh" hành trình.
Ngã ba- Rừng Thông Thanh Hóa
Xe dừng chân ít phút tại ngã ba này
Hướng về vùng quê Bà Triệu
Viếng mộ người đã khuất
Các cụ yên nghỉ thanh bình miền đồng quê
Các phút hàn huyên

Chuyện trò như thể đang ngày 20 - 10
Nhà cửa khác xưa !
Đã có đến thế hệ gọi chúng tôi bằng cụ
Có khác gì ngày Phụ Nữ Việt Nam !
Như thể các cụ Phụ Nữ Lão thành U80, U90 họp mặt.

 Đường về Hà Nội- Dừng chân Tam Điệp
Hướng đi ra Ninh Bình lên cao tốc 
Siêu thị Đồng Giao- Tam Điệp
Mua mấy hộp nước Lạc Tiên ngọt mát

Nhắm Hà Nội thẳng tiến