30 tháng 11, 2016

CHÀO THÁNG 12 / 2016

Hoa ban chớm nở đường phố Hà Nội

30/11/2016 22:27 | 0
(HNMO) - Khu vực hồ Hoàn Kiếm, đường Trần Phú - Điện Biên Phủ, Trần Hưng Đạo - Cung Việt Xô những cây hoa ban mới được trồng đã bắt đầu khoe sắc.Tuy không có nhiều cây ban cổ thụ, cao lớn như trên các thung lũng vùng cao, và cũng không có hoa ban đỏ như ở Điện Biên, nhưng những cây hoa ban có mặt ở Hà Nội đã góp thêm vẻ đẹp cho thành phố.
Đường Trần Phú - Điện Biên Phủ

Đường Trần Hưng Đạo - Cung Hữu Nghị Việt Xô


Khu vực Hồ Hoàn Kiếm

Ngày cuối tháng 11: NHÀ GIÁO TÔN THÂN

* Thầy giáo TÔN THÂN , nguyên GV Toán c2 chuyên Hà Nội đã từng có các học trò nổi tiếng ...Anh sinh năm 1943 (sau tôi 8 năm) và mặc dù tôi lúc đó dạy Toán c3 và không ở HN nhưng vẫn biết đến Anh (qua các sách luyện Toán c2 do anh viết).
VietNamnet & FB có một số bài về Anh tôi thấy thú vị.Ngày cuối cuả Tháng Nhà Giáo xin được đưa lên.

**
Người thầy giản dị của GS Ngô Bảo Châu
,
- Có một người thầy của những nhà khoa học nổi tiếng, dù đã thành danh trên thế giới, họ vẫn nhắc tới ông với một niềm yêu kính vô hạn. Hình như, tình cảm ấy, trong khung cảnh của giáo dục hiện nay thật hiếm hoi với nhiều người.

Mô tả ảnh.
GS Ngô Bảo Châu là học trò khóa thứ 7, khóa cuối cùng thầy Tôn Thân giảng dạy tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Trong diễn văn tại lễ mừng GS Ngô Bảo Châu tại Mỹ Đình, GS đã nhắc tới thầy Tôn Thân đầu tiên, góp phần đào tạo ông về môn Toán. Trong ảnh, thầy Tôn Thân và GS Ngô Bảo Châu trong vòng vây người hâm mộ. Ảnh Quang Xuân.
Không thể để học trò coi thường mình
Thầy Tôn Thân là giáo viên dạy toán cấp II của nhiều nhân vật nổi tiếng: GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Lê Hồng Vân, GS Vũ Đình Hòa, GS Đặng Vũ Minh, nhà báo Thu Uyên...

15 năm dạy các lớp chuyên toán của Hà Nội đặt tại Trường THCS Trưng Vương, bắt đầu từ năm 1969, thầy đã phát hiện và đào tạo nhiều HS, để rồi sau này, từ những viên gạch đầu tiên mà thầy đặt nền móng, từ sự yêu thương và công bằng của thầy đối với tất cả học trò, họ đã gặt hái nhiều thành công trên đường đời và luôn khắc ghi hình ảnh thân thương về thầy.

Thầy Tôn Thân, trong căn nhà mới chuyển đến gần chục năm nay, mới được sửa sang lại từ năm ngoái, đã tràn ngập những bông hoa chúc mừng của học trò cũ đến trước ngày 20/11.
Có ai đó đã nói rằng, muốn biết được tình cảm thực của trò, phải biết đợi! Đợi khi nào các em không còn học mình ở trường nữa, thầy Thân đùa là "khi nào các em hết là con tin của mình", đã ra trường, đã lặn lội ở phương trời nào mà về thăm mình mới là đáng quý, là thực.
Thầy Tôn Thân kể, từ ngày vẫn còn ở trong căn nhà rộng 22 mét vuông ở 16 Hàng Da, nơi gần chục người trong gia đình nhà thầy sinh sống, khi mà lương của thầy chỉ có 53 đồng/tháng, thầy đã không nhận bất cứ quà cáp biếu xén nào của phụ huynh.
Đã có thời người ta rẻ rúng ngành sư phạm quá, khiến cho người giỏi không muốn vào ngành sư phạm. Nhưng nếu vì nghèo mà người thầy ưa được biếu xén quà cáp thì HS coi thường. Thời nào cũng thế, người ta luôn ngưỡng mộ những người thầy có cả trí tuệ và nhân cách
Tôn Thân
Khi được hỏi về thời bao cấp, có hiện tượng phụ huynh biếu xén quà cáp không, thầy Tôn Thân nói, hiện tượng giáo viên lợi dụng phụ huynh vẫn có. Người thì nhờ suất tem phiếu mua cái này cái kia, người thì nhận lương thực, thực phẩm...

Cái thời khó khăn ấy, đúng là ai cũng nghèo, cũng khổ, nhưng không có nghĩa là phụ huynh không quan tâm đến các thầy cô và thực lòng muốn tặng cái này, cái nọ. Thầy có học trò có bố làm giám đốc Sở Thương nghiệp, nhưng thầy không bao giờ nhờ cậy mối quan hệ đó để có suất mua ưu tiên cái gì, càng không nhận những quà biếu từ họ.

Thầy Thân nhớ, có một phụ huynh rút thăm được suất mua cái quạt máy vì liên tục là lao động giỏi nhiều năm liền (ngày đó quạt máy cực hiếm và không phải ai cũng được quyền mua), cứ nằng nặc biếu thầy suất mua đó, nhưng thầy không dám nhận, vì cái tình ấy, món quà ấy lớn quá.
Mô tả ảnh.
GS Vũ Hà Văn (HS cũ của thầy Tôn Thân, khóa 1980-1981) đến thăm thầy giáo cũ khi có dịp về Hà Nội. GS Vũ Hà Văn hiện là giáo sư đại học tại Mỹ, được coi là chuyên gia hàng đầu về Toán Tổ hợp.
Thầy Tôn Thân không nhận bất cứ quà cáp gì, mặc dù cả hai vợ chồng đều là giáo viên, lương tháng đều thấp, con ốm đau không đủ tiền mua thuốc, không tiền mua sữa. Nhà thầy ở căn gác 2 phố Hàng Da, ngày ngày phải xuống xách nước sạch từ tầng một lên (thường 10h khuya mới xuống xách nước vì lúc đó vắng người), xách nước bẩn từ trên xuống đem đi đổ. Năm 1982, thầy được giải nhất Cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm toàn quốc, được thưởng chiếc xe đạp Thống Nhất, nhưng hôm lĩnh thưởng phải dắt bộ về, vì sau đó phải sửa xe mới đi được.
Thầy bảo, "sở dĩ ngày đó, dù nghèo đến mấy, tôi không nhận quà biếu từ phụ huynh vì không muốn học trò coi thường mình. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu mình làm không đúng là các em biết. Nếu để các em coi thường thì mình không dạy các em được".
Thầy Tôn Thân, sau nhiều lần phụ huynh tha thiết đề nghị, đã phải chấp nhận một loại quà, đó là sách. Những phụ huynh có điều kiện đi nước ngoài, thường mua tặng thầy sách dạy Toán bằng nhiều thứ tiếng.
Thầy Tôn Thân cho biết, nhờ hàng chục cuốn sách Toán mà phụ huynh và học trò tặng, bằng đủ mọi thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, về sau thầy đã áp dụng dạy cho học trò rất hiệu quả và trau dồi khả năng viết sách Toán từ lớp 6 đến lớp 9 của mình một cách xuất sắc.
Thầy cảm động mãi một chuyện đã qua nhiều năm, học trò Đặng Hoàng Trung (khóa học 1976 - 1977), một trong ba học sinh đầu tiên của thầy được huy chương Toán quốc tế (kỳ thi lần thứ 16), sau khi được đi học ở nước ngoài đã gửi về một kiện hàng toàn sách Toán, nặng 20kg, nhờ mẹ phải đưa tận tay thầy trước ngày 20/11.
Ngày 19/11, trời mưa tầm tã, thế mà vị phụ huynh ấy, ướt lướt thướt, đi bộ ôm bọc sách Toán bọc ni lông con gửi đến tặng thầy. Khi bóng người mẹ ấy đã khuất sau góc phố, thầy mới giật mình nhớ ra nhà của em Trung cách nhà thầy 2 cây số.
Người thầy của những nhà khoa học lớn
15 năm dạy chuyên toán ở Trường THCS Trưng Vương, thầy Tôn Thân đã dạy 7 khóa học trò với 215 HS giỏi toán, đạt 42 giải toàn quốc. Năm 1974, đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên dự thi toán quốc tế ở Đức, có 5 HS thì có tới 4 em là HS cũ của thầy Tôn Thân.
Đó là Hoàng Lê Minh (Huy chương Vàng), Vũ Đình Hòa (Huy chương Bạc), Đặng Hoàng Trung (Huy chương Đồng). Thầy mỉm cười nhớ lại khóa đầu tiên có Hoàng Lê Minh đạt HCV, và kết thúc khóa thứ 7 cũng có học trò cũ Ngô Bảo Châu đạt HCV.
Mô tả ảnh.
Học trò cũ vẫn thỉnh thoảng đến thăm thầy Tôn Thân. Với họ, thầy Tôn Thân là người thầy tỏa sáng về trí tuệ và nhân cách.
Mặc dù rất tự hào về những học trò thành danh trong khoa học hay trở thành nhà doanh nghiệp lớn, thầy vẫn thương và quan tâm nhiều đến những học trò chẳng may thất bại, nghèo khó.
Thầy cảm động khi nhớ lại, có một học trò sau nhiều năm ra trường vẫn lận đận nên nhất quyết không về thăm thầy theo lớp cũ, không phải trò không nhớ thầy, mà anh quyết tâm phải thành công mới dám về thăm thầy. Nhưng thầy Thân bảo, với thầy, học trò nào cũng như nhau, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, không chỉ học trò giỏi thầy mới yêu quý.
GS Vũ Đình Hòa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người nhiều lần dẫn đoàn HS Việt Nam đi thi Olympic Toán quốc tế, đã từng có hồi ức về người thầy mà ông kính trọng thực sự:
"Khi cũng là người thầy trên bục giảng, tôi thấy đây là điều cốt yếu nhất của ngành sư phạm. Không có một phương pháp giảng dạy nào là tốt nếu người thầy không có tình yêu đằm thắm dành cho học trò...Thầy đã gợi cho HS của mình những ước mơ thật lớn, những đích thật cao xa. Với thầy Thân, chúng tôi đã được học bằng hình thức dạy học tiên tiến nhất. Có lẽ, thầy là người thứ hai sau bố mẹ luôn lo lắng thật sự cho chúng tôi. Những điều đó thầy làm bằng trái tim và và bằng cái tâm của một con người vì tương lai, chứ không phải vì thành tích cá nhân trước mắt. Tôi biết rất rõ điều đó, vì khi đó chúng tôi là những đứa trẻ ngây thơ nhưng nhạy cảm".
  • Tú Uyên
Thầy Tôn Thân, sinh năm 1943, là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (nay là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam). Thầy có hơn 49 đầu sách về giáo dục toán học, chủ biên nhiều sách toán từ lớp 6 đến lớp 9. Thầy được nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2006. Phương pháp dạy học mà thầy rất tâm đắc là: Đừng bắt người ta uống, hãy bắt người ta khát.
( 20-11-2010 )
***
THẦY TÔN THÂN VÀ HỌC TRÒ
Bài trên FB của Nam Nguyen

Hôm nay mấy đứa lớp H học trò của thầy Thân hẹn nhau qua chúc thầy cô sớm, để tránh 20/11 chắc là nhà thầy sẽ rất nhiều người đi thăm. Thế nào tôi lại đến sớm hơn cả hội một lúc, nên được hỏi vài câu chuyện riêng với thầy. Thầy Thân bảo với tôi là dạo này thầy cũng đọc FB của tôi, thầy thích mấy bài tôi viết về nhạc Nga, hóa ra thầy cũng mê dòng nhạc này. Tôi hiểu ngay thầy phê bình tế nhị đấy, nhạc Nga hay sẵn rồi thì viết thế nào chả được, chứ các đề tài khác tôi có viết lách còn chưa “tới” đâu...Vừa lúc cả lũ bạn đến thầy gọi cô Trang ra tiếp chuyện lũ học trò chúng tôi, thày cô vui chuyện kể rằng học trò thầy bây giờ nhiều người trở thành cây bút chuyên nghiệp rồi chứ không chỉ loanh quanh ở “Phây” như tôi nữa. Có lẽ xuất phát điểm là thầy giáo văn của thầy cũng giúp cho các trò trong việc đó?
Nhân tiện chúng tôi hỏi thầy về một việc mà 40 năm nay cứ thấy “ngại ngùng” nên chưa hỏi- ngày trước cứ nghe chuyện thầy vất vả khổ sở với cái họ, còn tên đệm đâu có được nói đến nên chúng tôi nào có dám hỏi bao giờ, ngay nói chuyện với nhau chúng tôi cũng tránh nói họ tên thầy ra, mà chỉ “thầy Thân” thôi. Là: “Thầy ơi, thế đang giáo viên văn rồi toán “quèn” ở trường làng tận Đông Anh, ai là người phát hiện ra thầy rồi đưa thầy về dạy lớp chuyên của thành phố thế?” Không ngờ thầy cô chẳng e dè gì, mà kể ngay, đại ý như sau:
-Ơ thế các em không biết câu chuyện này à? Ngày trước thầy cũng khá vất vả với chuyện lý lịch, chả được thi đại học, học cao đẳng sư phạm văn xong người ta điều về trường cấp II Tân Tiến ở vùng xa nhất của huyện Đông Anh, nơi thầy sẽ giảng dạy trong vòng mấy năm đấy, nửa năm đầu dạy văn, sau đó thầy xung phong sang dạy toán vì thực ra mình học phổ thông căn bản vững vàng lắm, tuy không học sư phạm toán nhưng sang dạy được ngay, hồi đó thầy còn rất trẻ, đã hơn 50 năm rồi đấy. Thế rồi đến năm 64-65 có đoàn của Sở Giáo dục về dự giờ của thầy, có một anh chỉ nhớ tên là Đức Dân thấy thầy giảng dạy có phương pháp rõ ràng và cũng hay nên tuy chẳng nói gì với thầy nhưng lại đề nghị với trưởng đoàn lưu ý trường hợp này- hóa ra thầy Dân dạy chuyên toán cấp III rồi, nên mới có “con mắt tinh đời” mà để nhìn ra phẩm chất sư phạm trong người thầy giáo trẻ tên Thân. Sang năm học sau thành phố mở lớp chuyên toán cho cấp II tại Trưng Vương, thế là Sở cho gọi thầy về dạy chuyên toán từ đó, chứ không có khi thầy mãi vẫn là một anh “giáo làng” thôi...
Chưa bao giờ thầy gặp lại bác Dân đó, chỉ nghe loáng thoáng là anh trước có dạy chuyên toán cấp III Xuân Đỉnh, sau về Sở rồi đi làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan về toán logic. Nhưng khi nghiên cứ về ngôn ngữ toán, bác này lại thấy hợp với ngữ văn hơn nên chuyển hẳn sang ngành đó, về nước rồi vào Sài Gòn. Anh Đức Dân trở thành chuyên gia đầu ngành của ta về ngôn ngữ. Có thể nói là hai người đi “ngược dòng” với nhau: thầy Thân thì từ giáo viên văn chuyển sang dạy toán rồi thành tiến sỹ toán, còn thầy Dân thì từ giáo viên toán lại chuyển ngành rồi trở thành giáo sư-tiến sỹ ngành ngôn ngữ học!
Câu chuyện chưa dừng lại ở đây, mấy năm trước các anh chị khóa “K” đầu tiên của thầy khi nghe lại câu chuyện này mới bàn nhau quyết tìm bằng được “ân nhân” của thầy Thân- tích cực nhất là anh Toàn, từ ngoài bắc vào tpHCM mò mẫm tìm ra được bác Dân, cũng may là bác ấy còn nhớ khá rõ câu chuyện trên:
http://tuoitre.vn/…/nhung-niem-vui-tu-thoi-day…/1219336.html
(Tìm hiểu thêm về thầy giáo Nguyễn Đức Dân tại đây:
http://hcmussh.edu.vn/… )
Vừa mấy ngày trước thôi bác Nguyễn Đức Dân ra Hà Nội họp hội khóa trường Xuân Đỉnh, thầy Thân được báo trước và lần đầu đã đến gặp được vị “ân nhân” của mình để hàn huyên sau hơn 50 năm chưa từng hội ngộ lại, nay bác Dân đã xấp xỉ 80!
Thầy lại nhẩn nha kể một câu chuỵện khác, lại vẫn thầy với lũ học trò khóa đầu tiên của thầy tại Trưng Vương này- lần này là họ lôi thày cô đi leo núi Tam Đảo:
-...lúc đầu có định leo đâu, chỉ nghĩ đi vào chùa, cuối cùng hăng quá cả hai vợ chồng cùng leo với học trò. Đúng là “xuống núi” mới là lúc thực sự khó khăn, lại thêm mưa gió nữa chứ, đúng là vừa bò vừa lết xuống dần. Thầy cô lúc đó mới cảm nhận được trực quan thế nào là “đã qua sườn dốc bên kia của cuộc đời”. Cô Trang nhiều lúc cứ nghĩ đến điềm xấu- có lẽ ám ảnh do cả tháng trời phải chăm sóc người ốm nặng. Cứ khấn tên học trò Đ.H.Tr. đã mất: “Tr. ơi khôn thiêng phù hộ cho thầy cô, cho các bạn!” thế rồi mọi sự cũng qua trôi chảy!
Vâng, kính thưa thày cô, dù có là đang “xuống núi” thì thày cô vẫn đang cho chúng em học tiếp đấy ạ. Kính chúc thày cô luôn mạnh khỏe và tiếp tục là chỗ dựa tinh thần của rất nhiều đứa học sinh của thầy vẫn còn đang mải miết “lên lên xuống xuống” trong cuộc đời này...
Ảnh:
-thầy Tôn Thân và thầy Đức Dân gặp lại sau 52 năm
-thầy Thân- cô Trang
-thầy cô và học sinh (19/11/2016)



Thầy Dân (trái) và Thầy Thân (phải)





28 tháng 11, 2016

BẮP CẢI CẢNH- HOA HỒNG SA MẠC

Theo VNExpress

Vườn bắp cải đẹp rực rỡ như hoa hồng

Những cây bắp cải cảnh nhiều màu có thể tươi tắn suốt cả tháng trong gió lạnh.

vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong
Vào mùa đông, bạn không thể trồng nhiều loại hoa rực rỡ, phong phú như mùa xuân, hè. Các chủ vườn đã tìm ra giải pháp thay thế với những cây bắp cải cảnh ưa khí hậu lạnh, hanh khô.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-1
Có màu sắc khác biệt nhưng bắp cải cảnh vẫn mang những đặc tính và cách chăm sóc như bắp cải thông thường.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-2
Trên cùng một cây có thể có 2 màu, lớp lá ngoài màu xanh, lá bên trong màu tím.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-3
Gần đây, nhiều cửa hàng ở Việt Nam đã nhập giống bắp cải này về. Bạn có thể mua hạt giống hoặc cây con về trồng.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-4
Sau khoảng 3-4 tháng, cây đạt độ trưởng thành đẹp nhất.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-5
Với hình dáng, màu sắc độc đáo, bắp cải cảnh còn được gọi tên là hoa hồng sa mạc.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-6
Cây ưa ánh sáng nhẹ, cần nước vừa đủ. Bạn lưu ý không phun nước mạnh hoặc quá nhiều gây úng, thối lá.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-7
Nếu bạn trồng thành luống, cần tạo khoảng cách rộng giữa các cây để tán lá phát triển tối đa.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-8
Nếu thiếu nắng, lá cây có thể nhạt, không lên màu đẹp rực rỡ.
vuon-bap-cai-dep-ruc-ro-nhu-hoa-hong-9
Chủ nhà khéo tay có thể trồng kết hợp "hoa hồng sa mạc" với nhiều loại hoa lá khác nhau.
An Yên
Ảnh: Topdreamer

27 tháng 11, 2016

Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Trấn Quốc - một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới

(HNM) - Chùa Trấn Quốc của Hà Nội vừa lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do Báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Trường tồn suốt chiều dài trên 1.500 năm lịch sử, chùa Trấn Quốc được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, một điểm nhấn quan trọng trong chiều dài văn hóa dân tộc.




Quần thể chùa Trấn Quốc nằm ở phía Đông hồ Tây, với các hạng mục chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện nối thành hình chữ Công (工).


Nổi bật trong không gian chùa là tòa Bảo tháp “Lục độ đài sen” cao 15m, có 11 tầng, tôn trí 66 pho tượng đức Phật A Di Đà. Trên đỉnh tháp là tháp sen “Cửu phẩm Liên hoa” tạc bằng đá.


cây Bồ Đề được chiết từ cây Đại Bồ Đề Đạo Tràng - nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ.


Trong chùa còn có 14 tấm bia đá ghi lại những dấu ấn lịch sử của ngôi chùa.


Chùa Trấn Quốc thu hút đông đảo phật tử và khách du lịch đến chiêm bái lễ phật.


Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách quốc tế về chùa Trấn Quốc.


Tại đây, du khách còn được đắm mình trong không gian nghệ thuật hài hòa của ngôi chùa.


Chùa Trấn Quốc thu hút đông đảo phật tử và khách du lịch đến chiêm bái lễ phật.

ANH TUẤN

*Chúng tôi ở Hà Nội đã có nhiều lần đến chùa Trấn Quốc:Như mới đây (Tháng 02- 2016)






25 tháng 11, 2016

Ngôi làng đẹp như cổ tích ở Nhật Bản

Ngôi làng đẹp như cổ tích ở Nhật Bản

Theo VNExpress.
Shirakawa-go là ngôi làng cổ ở Gifu - tỉnh cao nguyên miền trung nước Nhật được ví như bức tranh vẽ trong truyện cổ tích giữa vào thu.
Mùa thu Shirakawa-go cho du khách cảm xúc hoàn toàn khác với những mùa thu ở các nơi trên trên thế giới. Màu vàng óng ả của nắng thu trải đều trên những mái nhà thẳng đứng, hay các con đường nhỏ của ngôi làng. Được biết đến nhiều hơn với hình ảnh ngôi làng tuyết trắng cổ tích nhưng mùa thu ở Shirakawa-go thực sự là một thời khắc khó bỏ qua, đặc biệt cho những ai muốn khám phá xứ sở Phù Tang vào mùa lá vàng, lá đỏ này.
Con sông nhỏ trước cổng làng nằm cạnh khu rừng thu, tạo cho ngôi làng không gian hút hồn du khách đến thăm mùa thu nơi đây.
Cầu dây bắc qua sông có tên gọi Deaibasi – cầu Kỳ duyên, dài 107 m. Đây là một trong những biểu tượng của ngôi làng Shirakawa-go với mong muốn người dân luôn được sum vầy, hòa thuận.
Ngôi làng Shirakawa-go trong những ngày trời thu xanh ngắt với những ngôi nhà bao phủ bởi cỏ lau cao vút, phía sau là mảng rừng cây đủ màu đỏ, vàng, xanh của thiên nhiên.
Nằm trong vùng tuyết rơi dày đặc của Nhật Bản cùng mùa đông kéo dài tới 5 tháng nên người dân Sharakawa luôn tìm cách để thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt. Lối vào một xóm nhỏ trong làng được làm bằng gỗ để tránh trơn trượt vào mùa đông khi bị tuyết dày bao phủ. Vào mùa thu, con đường gỗ này trông xinh xắn với những lùm cỏ lau mọc 2 bên đường.
Ngôi làng có 1.600 người dân sống chủ yếu bằng du lịch. Đất nông nghiệp chiếm 4% còn lại là đồi núi. Thửa ruộng đặt xen kẽ giữa nhà dân. Lối đi vào mỗi nhà dù khá nhỏ nhưng cũng chính là lối đi để trồng trọt, chăm sóc ruộng đồng của người nông dân vùng núi Shirakawa-go.
Mặt trước của ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ, thường 3-7 cái. Người dân ở đây tin rằng những ô cửa sổ này là nơi đón thần mặt trời đến thắp sáng và sưởi ấm ngôi nhà của họ.
Mái nhà được kèo vào cột với nhau bằng thừng mà không dùng đinh và được làm bằng vật liệu nhẹ như cói, cỏ tranh dày đến 50 cm để giữ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Hình dáng mái nhà tựa như 2 bàn tay của một tín đồ Phật giáo chắp lại, khấn niệm trong các ngôi đền chùa. Nó vừa mang tính chất tâm linh giúp che đỡ người dân khỏi những trận tuyết dày đặc, vừa giúp tuyết rơi thẳng xuống đất và không đọng lại trên mái nhà. Lối kiến trúc này còn được gọi là phong cách Gassho-zukuri.
Một lối đi trong làng.
300 năm trôi qua, mọi thứ nơi đây từ kiến trúc đến tập quán cùng những phong tục của người dân trong làng vẫn được giữ gìn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Đó cũng là lý do làng cổ Shirakawa-go được mệnh danh là nơi thời gian chẳng thể chạm đến.
Độc giả: Nguyễn Thị Bình
Ảnh: An Nguyễn


* Năm 2013 tôi đi Nhật, đã đến nơi có căn nhà lợp tranh dày như ngôi nhà trong ảnh (nhưng không phải là ở ngôi làng  này)






24 tháng 11, 2016

Hà Nội vào mùa cúc họa mi

Hà Nội vào mùa cúc họa mi - trước lúc "lên ngôi" là một thời quên lãng

GiadinhNet - Lại một mùa cúc họa mi nữa đang ngập tràn trên phố với màu trắng tinh khôi nhưng ít ai biết rằng, loài hoa này đã được trồng ở Nhật Tân từ hơn 20 năm trước và bị lãng quên suốt thời gian dài.





Mùa cúc họa mi không dài, chỉ một vài tuần tính từ khi những luống hoa đầu tiên bung nở đồng loạt. Thế nhưng, khi hoa đã vào mùa thì rực rỡ, rộn ràng bất chấp mưa phùn hay gió lạnh.
Ở Anh, cúc họa mi còn có tên gọi là Baby's pet hay Bairnwort, có nghĩa là loài hoa của trẻ em với quan niệm rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Còn với người Hà Nội, mùa cúc họa mi chính là tín hiệu gió lạnh đầu mùa, tiết đông "gõ cửa".
Giữa những loài hoa khác nhau trên cùng một gánh hàng, cúc họa mi luôn mang "bản sắc" riêng khiến người ngắm có cảm giác bình thản, nhẹ nhàng nhờ vẻ mong manh, thuần khiết. Mỗi khi ngắm loài hoa cánh trắng rung rinh trước gió lạnh là thêm một lần lòng người xao động nỗi nhớ thương.
Cúc họa mi mới trở thành "cơn sốt" đi cùng trào lưu chụp ảnh vài năm trở lại đây. Trước đó, mùa hoa về khá thầm lặng. Những nhà vườn ở Nhật Tân (Hà Nội) cũng chưa nô nức trồng cúc hoa mi kiếm doanh thu "khủng" như bây giờ.
Người chơi cúc họa mi lâu năm đều nhận định rằng, khi chưa trở thành cơn sốt, chưa bị can thiệp bằng các biện pháp kích thích tăng trưởng, "thúc ép" trổ bông... bông cúc họa mi vốn tròn đầy hơn, trắng đến mức "nhìn không ra" chứ khóm hoa không vươn thẳng, cánh gầy tưởng như pha thêm cả màu xanh như bây giờ.
Ít ai biết rằng, cúc họa mi được trồng ở Nhật Tân từ hơn 20 năm trước nhưng suốt thời gian dài bị lãng quên bởi sở thích của số đông thuở ấy hướng đến những loài hoa rực rỡ sắc màu.
Câu chuyện về loài hoa trắng giản dị này được những người già sinh sống nơi đây ví như điển tích về người cung nữ tuổi trăng tròn bị lãng quên trong cung cấm.
Nhưng "số phận" của cúc họa mi khác điển tích ở chỗ, khi được đón nhận trở lại, loài hoa này như làm nên hẳn một mùa riêng: Mùa cúc họa mi. Còn những mỹ nữ xưa, khi người đời nhớ ra, họ đã thành thiên cổ.
Lòng người một khi đã nhớ, đã yêu vẫn thường say mê, chếnh choáng... đó cũng là cảm xúc bao người dành cho loài hoa mong manh này. Ngoài việc mua về nhà cắm chơi thông thường, người dân ở Hà Nội đủ mọi lứa tuổi còn tranh thủ mọi lúc đi chụp ảnh trong vườn hoa, cạnh những xe chở hoa.
Vườn hoa Nhật Tân, Tây Tựu, bãi đá Sông Hồng những ngày này luôn tấp nập khách đến chụp ảnh trong đó có không ít cặp uyên ương tìm được sự đồng điệu của mùa hoa thơm với mùa xây tổ ấm.
Theo những người bán hoa trên phố, "tính nết" cúc họa mi tuy dễ mà khó. Dễ ở cách chơi hoa, cắm hoa không hề cầu kì, thu hoạch ở vườn cũng chỉ cần đưa dao sắc vạt sát gốc rồi cho lên xe rong ruổi khắp phố phường.
Nhưng loài hoa này khó ở chỗ không thể bảo quản bằng cách phun nước nhiều như những loài hoa khác vì chỉ cần người bán hàng sơ suất phun nước quá tay thì cánh hoa nát hết.
Một triết gia từng nói, vẻ đẹp khiêm nhường là vẻ đẹp vĩnh cửu. Mỗi năm một lần "đến hẹn lại lên", hình ảnh của hoa cúc hoa mi mềm mại, hiền hòa mang cảm hứng vĩnh cửu không khỏi khiến lòng người xao xuyến.
Có thể, phía sau cuộc lên ngôi bất ngờ của cúc họa mi chỉ là trào lưu nhưng xét cho cùng đó lại là trào lưu hướng đến cái đẹp.
Bài và ảnh: Trần Tuấn

HỌA MI HÓT TRONG MƯA