26 tháng 2, 2014

" CHIỀU BIÊN GIỚI "

Sáng mai lên đường đi Cao Bằng, Lạng Sơn cuộc HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI.
Blog vu song thu có nhắc lại bài hát CHIỀU BIÊN GIỚI, xin đăng tải các cụ ai ưa thích nghe lại, vui lòng nhấp chuột có ngay.




Con đường đắt nhất thế giới ở Sochi



Con đường đắt nhất thế giới ở Sochi
Đường nối giữa thành phố ven biển ở Sochi với khu vực thi đấu các môn thể thao mùa đông trên núi được mệnh danh là con đường đắt nhất thế giới, với nhiều đường hầm và cầu.
Tuyến đường có tổng chiều dài 42 km, nối liền quận Adler của thành phố Sochi với vùng Krasnaya Polyana, ở độ cao 600 mét so với mực nước biển và là nơi tổ chức các cuộc thi trên núi. Wall Street Journal ước tính chi phí xây dựng con đường này vào khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Oleg Toni, Phó chủ tịch công ty Đường sắt Nga, chưa xác nhận con số trên. Ảnh: CNN.

Công trình hoàn thành trong 5 năm, với nhiều đoạn đường hầm, cầu thép. Ảnh: CNN.

"Đường hầm qua núi là phần khó nhất của dự án do địa hình khu vực Kavkaz là núi đá non", CNN dẫn lời Andrey Panenkov, kỹ sư trưởng của tuyến đường từ quận Adler tới Krasnaya Polyana cho biết. "Chúng không phải là đá cứng như granite. Nền đất khu vực này còn yếu và có khả năng thay đổi". Ảnh: CNN.

Công trình sử dụng 6 máy khoan khổng lồ như trong ảnh cùng 14 máy chuyển đá vụn và đất ra khỏi khu vực thi công. Các công nhân còn sử dụng thuốc nổ để đào khoảng 30 km đường hầm xuyên qua các ngọn núi. Ảnh: CNN.

Những máy móc hạng nặng được đội thi công của Panenkov sử dụng để xây "con đường đắt nhất thế giới". Bất chấp nhiều ý kiến cho rằng con đường có thể rẻ hơn nếu sử dụng hỗn hợp trải mặt đường khác, ông Toni vẫn kiên quyết "Thật vô nghĩa khi so sánh con đường này với con đường nối Paris với thành phố Lyon ở Pháp vì môi trường ở hai nơi này hoàn toàn khác nhau". Ảnh: CNN.

Với sự phối hợp cùng các chuyên gia tư vấn từ Italy, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ, nhiều km đường đã vượt qua mọi trở ngại và được hoàn thành, giúp du khách có thể di chuyển giữa hai khu vực trong 30 phút nếu giao thông thông thoáng. Ảnh: CNN.

Công nhân xây dựng con đường chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: CNN.
Một tuyến đường sắt mới đang được xây dựng song song với "con đường đắt nhất thế giới", chuẩn bị đưa tàu điện vào hoạt động. Ảnh: CNN.

Tuyến đường nối liền quận Adler với vùng Krasnaya Polyana. Đồ họa: kavkazskitur.com.

CHÀO MỪNG NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

BÀI CA ÁO TRẮNG VÙNG CAO
Ca sĩ : TRỌNG TẤN
Thơ : Lê Cảnh Nhạc
Nhạc : TUẤN PHƯƠNG




Thơ: Áo trắng vùng cao
Giadinh.net - Đây là bài thơ đã được NSƯT Vương Hà ngâm trong đêm thơ - nhạc "Ngọn lửa Đặng Thùy Trâm và chiến sỹ áo trắng" được tổ chức vào tối ngày 24/2/2009 do Báo GĐ&XH và Trung tâm Truyền thông GDSK trung ương phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm ngày Thầy Thuốc năm 2009.

Rời trường Y em về với bản
Cả tuổi xuân heo hút phía cổng trời
Đá vẹt mòn dấu chân hằn vách núi
Tiếng trẻ chào đời khỏa lấp nỗi đơn côi
                                                          Lũ quét cuốn bản làng
                                                          Mầm dịch ủ dưới vòng rốn lũ
                                                          Thức bám dân cả rừng thiêng không ngủ
                                                          Manh áo trẻ nghèo tê tái lòng em
Cái rét vùng cao buốt nhói vào đêm
Buốt nhói tuổi xuân qua thì con gái
Triền lũng xa vắng chân người qua lại
Chỉ có sốt rừng, dịch bệnh gọi tên em
                                                         Anh chưa một lần đến bản vắng vùng biên
                                                         Chưa một lần theo em về Mù Cang Chải
                                                         Thoáng gặp em đêm giao lưu phố núi
                                                         Chỉ biết mộng mơ với một đóa hoa rừng
Ngày xa em về với phố phường
Anh không nghe gió gào
Không nghe tiếng xô rừng lũ quét
Không nghe bước chân em rạch bùn trong giá rét
Đâu biết gió hoang vu thổi dạt nắng xuân thì...
Lê Cảnh Nhạc
                                   Tháng 2/2009

24 tháng 2, 2014

Viktor Ahn - cái tát đau vào thể thao Hàn Quốc



Viktor Ahn - cái tát đau vào thể thao Hàn Quốc
Hiện tượng VĐV Nga gốc Hàn Viktor Ahn tại Sochi 2014 để lại nhiều bài học xung quanh vấn đề mâu thuẫn nội bộ và quyền lợi kinh tế trong thể thao thành tích cao.
Olympic Turin 2006 chứng kiến sự xuất hiện của ngôi sao mới làng trượt băng tốc độ, Ahn Hyun-soo với 3 HC vàng và 1 HC đồng. Tại Sochi 2014, ngôi sao đó tái lập thành tích nhưng lần này tên của anh là Viktor Ahn.
Sự ra đi của Ahn, từ Hàn Quốc sang Nga, là một điển hình cho việc yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới màu cờ sắc áo trong thể thao hiện nay.
Viktor Ahn giành HC vàng tại Sochi 2014. Ảnh: Reuters.
Mâu thuẫn giữa Ahn và Liên đoàn trượt băng Hàn Quốc (KSU) bắt đầu manh nha từ sau giải vô địch thế giới 2006. Khi đó Ahn và cha mình, ông Ahn Ki-Won cáo buộc các huấn luyện viên không ủng hộ và muốn anh nhường một số đồng đội. Tuy nhiên, KSU phủ nhận cáo buộc trên dẫn tới việc đội tuyển trượt băng tốc độ chia làm hai phe, ủng hộ và chống lại Ahn.
Bầu không khí căng thẳng trong đội tuyển khiến Ahn sống tách biệt và đã có ý giải nghệ. Bước ngoặt diễn ra vào năm 2008 khi Ahn bị chấn thương đầu gối và phải rời xa sân băng 8 tháng. Sau khi trở lại, Ahn không vượt qua được vòng loại Olympic 2010 do không thi đấu ở hai mùa giải gần nhất và không đạt tổng điểm trong top 3.
Năm 2011 là quãng thời gian khó khăn nhất với Ahn khi KSU không còn coi trọng anh. Ở tuổi 26, Ahn được xem là đã già ở môn trượt băng tốc độ. Trong khi đội tuyển Hàn Quốc sở hữu nhiều tài năng mới nổi, sự xuất hiện của Ahn không còn quan trọng.
Để duy trì sự nghiệp thi đấu, Ahn tìm kiếm cơ hội trong màu áo quốc gia khác. Nước Mỹ đã liên hệ mời anh về thi đấu nhưng ngân sách hạn hẹp cho môn trượt băng khiến quốc gia này mất Ahn về tay Nga. Ngoài yếu tố kinh tế, việc Nga thiếu vận động viên trượt băng tốc độ đẳng cấp giúp Ahn đảm bảo suất thi đấu tại Olympic. Kể từ đó Ahn Hyun-soo trở thành Viktor Ahn.
Nguồn gốc của tên Viktor
Từ quốc tịch Hàn Quốc sang quốc tịch Nga, Ahn đã chọn cho mình tên Viktor với lời giải thích: "Đầu tiên, Viktor nghe giống như từ "victory" (chiến thắng). Tôi muốn có một sự may mắn đi theo mình".
"Thứ hai, tôi biết một người gốc Hàn Quốc mang tên Viktor Tsoi rất nổi tiếng tại Nga trước đây. Tôi cũng muốn thành công như ông ấy. Thứ ba, cái tên Viktor rất dễ nhớ với người Nga".
Nhân vật mà Ahn nhắc tới, Viktor Tsoi là một ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trong thời Liên bang Xô Viết. Ngôi sao dòng nhạc rock có bố là một người gốc Hàn Quốc và mẹ là người Nga.
Ủng hộ từ dư luận quê nhà Hàn Quốc
Việc một biểu tượng thể thao như Ahn chuyển sang thi đấu cho một quốc gia khác có thể khiến anh hứng chịu búa rìu dư luận. Tuy nhiên bầu không khí của Hàn Quốc không hướng mũi nhọn vào Ahn, thay vào đó là Liên đoàn trượt băng.
Ahn giành chiến thắng cả về thành tích lẫn tinh thần sau Sochi 2014.
Nhà báo Yoo Jee-ho nói với tờ New York Times rằng người dân Hàn Quốc có cảm tình với Ahn sau khi anh cống hiến nhiều cho đất nước qua Olympic và các giải vô địch thế giới. Họ cũng nói rằng "sự đối xử thiếu công bằng của Liên đoàn cùng các yếu tố chính trị đã cản trở Ahn tới vinh quang".
"Kết quả xứng đáng cho Viktor", nhật báo Hàn Quốc JoongAng giật tít sau khi Ahn giành HC vàng 1.000 mét tại Sochi 2014.
Tờ Sports Seoul dành ba trang để phân tích vì sao Ahn buộc phải từ bỏ màu áo Hàn Quốc để chuyển sang Nga. Trong khi đó tờ Dong-A Ilbo cho rằng "đã đến lúc phải làm rõ những góc tối trong nền thể thao nước nhà" trước khi Olympic 2018 được tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc.
Tổng thống Park Geun-hye đã yêu cầu điều tra vì sao Hàn Quốc để mất Ahn vào tay Nga. Phó bộ trưởng thể thao Hàn Quốc, Kim Chong khẳng định sẽ làm rõ vụ việc sau khi Sochi 2014 kết thúc. Màn trình diễn xuất sắc của Ahn có thể dẫn tới một cuộc điều tra sâu rộng nhắm thẳng vào Liên đoàn trượt băng Hàn Quốc.
3 HC vàng (2 cá nhân, 1 đồng đội) và 1 HC đồng tại Sochi 2014 cho thấy Ahn là khoản đầu tư đại thành công của thể thao Nga. Đây cũng là lời đáp trả của Ahn cho thấy anh không hết thời như Liên đoàn trượt băng Hàn Quốc nghĩ.
Bốn năm nữa tại PyeongChang 2018, Ahn còn xát thêm muối vào vết thương của Hàn Quốc nếu trở về và đánh bại các đàn em.
Vì sao Ahn được thi đấu cho Nga tại Olympic?
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) tỏ ra khá lỏng lẻo trong các điều khoản với các VĐV nhập tịch. IOC chỉ quan tâm VĐV là công dân nước đại diện, còn quyền cử đi thi đấu là tự các liên đoàn trong nước quyết định. Thậm chí tại nội dung khiêu vũ trên băng, chỉ cần một trong hai người nam hoặc nữ có quốc tịch nước đại diện là cả hai có thể tham gia.
Bảo Lam