VNExpress.
Cô bé ôsin trở thành du học sinh xuất sắc
Làm
nghề giúp việc, sống dưới gầm cầu thang suốt 7 năm, song Đặng Thị Hương đã
giành được học bổng và trở thành du học sinh xuất sắc tại Australia.
Căn nhà cấp bốn của gia đình bà Nguyễn Thị Trọng (xã Đồng
Ích, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) thời gian này luôn tràn ngập tiếng cười. Cô
con gái 28 tuổi Đặng Thị Hương mang về nhà nhiều giải thưởng sau 2 năm du học
Australia.
Tháng 11 năm ngoái, Hương được trao bằng khen Sinh viên quốc
tế xuất sắc năm của bang Victoria và Sinh viên quốc tế xuất sắc 2013 do Thủ
hiến bang Victoria, Denis Napthine, trao tặng. Cô là người Việt Nam đầu tiên và
duy nhất nhận cùng lúc hai giải thưởng danh giá này. Ngoài ra, Đặng Thị Hương
còn là Đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013.
"Biết tin con đạt thành tích tốt bên Australia, tôi
mừng không ngủ được. Nghĩ lại trước kia con vì kiếm tiền giúp mẹ nuôi anh trai,
em gái ăn học mà phải một mình lên Hà Nội làm ôsin, sống lang thang thấy
thương", bà Trọng tâm sự. Ở tuổi 62, tóc của bà đã bạc, khuôn mặt sạm nhăn
vì nắng gió, nhọc nhằn.
Đặng Thị Hương, nữ sinh Việt Nam đầu tiên và duy
nhất nhận đúp hai giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc năm 2013
bang Victoria, Sinh viên quốc tế xuất sắc của năm 2013 do Thủ hiến bang
Victoria Denis Napthine trao tặng. Ảnh: NVCC.
|
Hương là con vợ lẽ, mẹ sinh cô trong góc ngôi nhà vách đất
mà bà vay mượn mãi mới dựng được. Cứ tới ngày mưa, bốn mẹ con Hương lại ôm nhau
chui dưới gầm bàn để tránh nếu không may tường bị sập. Nhà chỉ có mẹ, anh
trai và em gái hay đau yếu nên từ bé Hương đã phải làm việc đồng áng. Nuôi ước
mơ thành giáo viên, nhưng hết lớp 7 cô gạt nước mắt nghỉ học vì cái đói đeo bám
gia đình. 13 tuổi, Hương một mình lên Hà Nội làm ôsin. Khi đó, cô cao 1,3 m,
nặng 27 kg, lòng đầy sợ sệt vì chưa một lần rời lũy tre làng.
Công việc đầu tiên của Hương trên thành phố là trông em bé 4
tháng tuổi và làm một số việc nhà. Quần quật từ sáng đến đêm, với mức lương vỏn
vẹn 150.000 đồng, nhưng cô vẫn bị nhà chủ khó tính quát mắng. "Sống với
người giàu có quả thật rất căng thẳng. Tôi luôn phải nỗ lực mỗi ngày để làm họ
vừa lòng. Có chủ nhà xấu tính hay quát mắng khiến tôi tự ti. Mỗi lần chuyển
việc tới một gia đình mới, tôi mệt mỏi vì không biết ngày mai mình sẽ ra
sao", Hương tâm sự.
Bao đêm khóc vì thương thân, nhưng chưa một lần Hương than
trách gia đình. Với cô, việc có một mái ấm cùng mẹ, anh, em đã là niềm hạnh
phúc to lớn, hơn những em bé mồ côi khác. Bao vất vả, nhọc nhằn của mẹ cùng
quyết tâm giúp anh em được học hành khiến Hương không ngừng cố gắng. Chưa một
lần Hương động đến tiền công giúp việc mà gửi tất cả về để mẹ trang trải sinh
hoạt, đóng học phí cho anh trai, em gái.
Lần đầu được cầm 200.000 đồng về quê, Hương thấy như được
mang theo cả gia tài. Lúc nào cô cũng nơm nớp lo mất tiền. "Một bác hỏi
tôi quê quán ở đâu, sao say xe mà đi một mình, tôi vội trả lời: 'Cháu là sinh
viên học ở Hà Nội, hết tiền nên về quê xin bố mẹ'. Với câu nói đó, tôi hy vọng
người khác nghĩ cái túi dưới gầm ghế của tôi không có tiền", Hương cười
khi nhớ lại.
Đặng Thị Hương (áo kẻ ngang, đứng thứ 3 từ trái sang)
cùng gia đình gồm bà nội, mẹ, anh trai, chị dâu, gia đình em gái... Sau
khi bố mất, mẹ con Hương được một người chú cho căn nhà cấp 4 trong khu
nhà ông bà nội để lại. Ảnh: NVCC.
|
Sau 4 năm làm giúp việc, Hương may mắn được một người quen
xin cho học tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Cô hạnh phúc tột cùng vì giấc
mơ đến trường có cơ hội được thực hiện. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, niềm vui ấy
mất dần, nhà chủ đuổi cô đi vì thức khuya, dành thời gian làm bài. Không họ
hàng, người quen, Hương tìm đến gầm cầu thang khu tập thể cũ sống, ngày đi bán
hàng rong, tối đi học bổ túc.
"Gần 2 năm ở gầm cầu thang là khoảng thời gian tồi tệ
với tôi. Tôi phải tiếp xúc với đủ thành phần xã hội, từ cửu vạn, nghiện ngập,
trộm cắp... 2h sáng tôi thức dậy thổi xôi đi bán, chiều bán bánh ngô, tối học
bổ túc xong lại bán hàng tới 24h đêm. Một số người luôn muốn đuổi tôi đi để
chiếm chỗ. Họ mắng chửi, dọa nạt, thậm chí đổ rác lên chỗ tôi ngồi. Mỗi ngày
tôi đều sợ bị xua đuổi, sợ thanh niên trêu trọc, sợ phải ăn mì tôm cân",
vén mái tóc để lộ gò má xương gầy, Hương trầm tư nói.
Đầu năm 2006, Hương trở thành học viên của một doanh nghiệp
xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố. Đây là
bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời của Hương và gia đình cô. Sau đó, Hương
được nhận vào làm nhân viên phục vụ, thu ngân ở một khách sạn lớn tại Hà Nội.
Khi đã có công việc và mức lương tốt, Hương bất ngờ xin nghỉ để sang Australia
theo học bổng toàn phần chương trình Quản trị Kinh doanh tại Học viện Box Hill.
Hương đã trải qua 14 năm nỗ lực kể từ khi lên Hà Nội làm
ôsin tới lúc cầm trên tay các bằng khen. Cô tự hào vì đã sinh ra trong
nghèo đói để có nhiều trải nghiệm và học được hai chữ chia sẻ. Ảnh: NVCC.
|
Không còn làm việc cùng nhau nhưng đồng nghiệp cũ vẫn dành
lời tốt đẹp khi nói về Hương. Anh Nguyễn Quốc Đông, người phụ trách cũ của
Hương ở khách sạn tại Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi rất tiếc vì quyết định
xin nghỉ để du học của Hương. Với khả năng giao tiếp khéo léo cùng vốn tiếng
Anh tốt, Hương được nhiều khách hàng, đặc biệt là người nước ngoài, quý
mến".
Thông tin Hương được trao nhiều danh hiệu sinh viên
xuất sắc tại nước ngoài không khiến anh Đông bất ngờ. Theo anh Đông, nếu Hương
không đạt xuất sắc mới là chuyện lạ bởi cô quá chăm chỉ và có tài. "Thành
tích Hương đạt được là phần thưởng xứng đáng cho bao năm tháng khổ cực nhưng
nhiều nỗ lực của cô", anh Đông nói.
Quỳnh
Trang
Nhìn ảnh cô bé cũng biết cô đã phải khổ cực thế nào, một tấm gương về nghị lực vượt khó để vươn lên. Bọn trẻ bây giờ sống trong đầy đủ không biết đến cái đói , cái rét, cái tủi nhục của cảnh nghèo nên ý chí không cao anh ạ. Câu chuyện về cô bé Hương đáng để cho giới trẻ và cả chúng ta suy ngẫm.
Trả lờiXóaSự quyết tâm và nghị lực của Hương đã đạt được thành tích xứng đáng! Chúc cô gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và hạnh phúc!
Trả lờiXóaNghị lực và tài năng! Mong em gặp nhiều hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống!
Trả lờiXóaNhững người sống có hoài bão sẽ có quyết tâm cao trong những hoàn cảnh khó khăn.
Trả lờiXóaTrong lúc đó nhiều con cháu nhà quyền thế, giầu sang đi du học chỉ để lấy cớ giúp cha mẹ đốt tiền đã vơ vét được từ những phi vụ đen tối .Những thanh niên như cháu Hương này Nhà nước không nâng đỡ họ , sử dụng họ thì thật là phí phạm nhân tài của đất nước !
Trả lờiXóaĐó là cả quá trình nổ lực không ngừng nghỉ!1
Trả lờiXóaniềng răng
Cảm ơn các cụ, các bạn Lưu Hồng Đoan, Thanh Mai, vu song thu, Minh Gương Nguyễn, Calathau, và bin Chu. Tấm gương sáng về học tập, nghị lực, và tình cảm gia đình của cháu Hương, Đặng Thị Hương, cô gái Lập Thạch- Vĩnh Phúc xứng đáng được các học sinh trong nước học tập.Tiếc thay ngành GD và các báo chí chưa sôi động nêu các gương tốt mà các câu chuyện ngược lại, mặt trái (thầy tát học trò, trò đả lại thầy; học trò đánh nhau; tệ nạn khác: cướp ,hiếp ... ) thì có thể nói ngày nào cũng có tin! Nên nêu gương tốt hay nên gia tăng vạch các tệ nạn ? Và như cụ Calathau đã chỉ ra : Nhà nước VN có coi trọng và sử dụng các học sinh xuất sắc đã trải qua gian nan cuộc sống mà giỏi giang như Đặng Thị Hương ? Hay chỉ cốt nhìn có bố mẹ "quan to chức lớn" mà "bổ nhiệm" !
Trả lờiXóa