16 tháng 2, 2014

Nhớ đến ngày 17 - 2 - 1979

Nhớ đến ngày 17 - 2 - 1979

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979
* Một số hình ảnh:


 Chúng đem hơn 60 vạn quân bất ngờ đánh cấp tập 6 tỉnh phía Bắc


Ai đó đã đục mất 3 chữ QUÂN TRUNG QUỐC ?!
Thị xã Cao Bằng bị tàn phá (Khi đó còn là thị xã)
 
Nghĩa địa Malipo 
(麻 栗 坡)
Ma Lật Pha-Vân Nam- TQ: Hơn 6000 lính TQ đã chết tại cuộc chiến biên giới 1979.

** Âm mưu lấn đất, cướp biển xâm lược VN của "bạn" láng giềng:
 Lấn biên giới: Lấn đất

Cột mốc biên giới (Trích trên mạng)

Sau khi hiệp định biên giới Trung Quốc được ký kết cột mốc 108 biến thành 675 và cột mốc 107 biến thành 681. Ở giữa hai cột này người ta gắn thêm 5 cột mốc khác 676, 677, 678, 679, 680 theo đường khoét sâu về phía Nam để các núi đồi sông suối hình cánh cung đều thuộc về Trung Quốc. Nếu tính theo đường chim bay nối giữa hai điểm thì toàn bộ khu vực này phải thuộc về Việt Nam theo thực tế của biên giới.
Đây cũng chính là một trong những chiêu thức cắm mốc dày đặc thêm giữa hai cột mộc để xác định lại những khu vực cho nó thuộc về Trung Quốc.
Nếu đi dò xét từng cột mốc cũ theo đường biên giới thì sẽ thấy rõ những đoạn "bụng bà bầu" này đều khoét vào đất phương Nam rất nhiều.
Trong lúc các cột mốc biên giới cũ được người ta xem như là một văn vật, có giá trị cổ xưa thì Việt Nam thúc đẩy phải bứng đi và cho tiêu huỷ. Lý do, chính là chính quyền sợ người ta lại đem so sánh tại sao giữa hai cột mốc tính theo đường chim bay thì đồi núi vẫn thuộc về Việt Nam. Khi cột mốc dày đặc ra thì lại lại khoét sâu cho thuộc về Trung Quốc. Cột Mốc 107 và 108 là một bằng chứng rõ ràng về việc nhường đất, nhường đồi, nhường núi như thế này.
 . . . . .
Cướp biển: Đường lưỡi bò



Bạn tốt !
*** Câu nói của Vua Quang Trung  Nguyễn Huệ:

Hoàng đế Quang Trung từng khẳng định  tinh thần làm chủ nước Nam sau khi đại phá 30 vạn quân Thanh, cứu non sông khỏi hoạ xâm lược phương Bắc:

“Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

“Đánh cho nó ngựa xe tan tác. Đánh cho nó manh giáp không còn. Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ”

+HÌNH ẢNH CỬA KHẨU "HỮU NGHỊ QUAN"
"Nằm hẳn trong đất TQ"
(Nhìn kỹ khi biên giới còn giữa Pháp với Đại Thanh với khi biên giới giữa VN với TQ)

Mục Nam Quan thời thuộc Pháp


7 nhận xét:

  1. Đúng là không hiểu nổi ông bạn đã một thời "núi liền núi sông liền sông" môi hở răng lạnh, đã từng cưu mang biết bao những học sinh VN, đã chi viện cho ta trong chiến tranh chống Mỹ lại có những hành xử như vậy. Em cũng có chú em rể bên nhà chồng trong đoàn Địa chất Lào Cai hy sinh trong trận 17/2. Người nhà của em ở Lạng Sơn kể lại những trận tràn sang bắn giết dân ta nghe mà rùng rợn anh ạ. Thế giới cũng lên án , ngay cả Mỹ cũng kêu gọi TQ hành xử cho có trách nhiệm với thế giới, nhưng ông bạn của chúng ta chắc tai bị điếc rồi...

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn cụ đã giới thiệu những hình ảnh và sơ đò trận địa của cuộc chiến tháng 2/79.
    Những kẻ nào không dám nhắc lại cuộc chiến tranh B G t 2/79 là những kẻ không mang dòng máu VN.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn hai cụ Lưu Hồng Đoan và Hoàng Thị Nhật Lệ.
    Có thể hai cụ đọc thêm bài viết trên Tiền phong online ngày 16/2/2014. Tôi chỉ trích một đoạn ngắn:
    Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?. . . . . (TPO: tienphong.vn 16/2/2014)
    “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”
    Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
    Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…
    Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…
    Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…
    . . . . .

    Trả lờiXóa
  4. Em nhớ ngày xưa mình học : đất nước mình trải dài từ Mục nam Quan đến Mũi cà Mâu...nay Mục Nam Quan đã là của TQ rồi...
    ( theo hiệp định ký giữa Pháp và nhà Thanh, MNQ là đất VN!!!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. * Theo trên mạng:
      • Tháng 3 năm 1965, lễ đổi tên Mục Nam Quan thành Hữu Nghị Quan được tổ chức tại Mục Nam Quan, Chung Phong (鐘楓), phó chủ tịch Chính phủ Nhân dân Khu tự trị Tráng tộc Quảng Tây, chủ trì buổi lễ.
      • Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tung trên 660.000 quân tấn công Việt Nam ở sáu tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai,Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, và đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ binh Trung Hoa vào thị xã Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng, vào thị xã Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng (Bằng Giang), và vào thị xã Lạng Sơn theo thung lũng sông Kỳ Cùng, vào ải Nam Quan. Có một vài thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng sau khi rút quân ngày 5 tháng 3 năm 1979, quân Trung Hoa vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan, và trạm hải quan (quan thuế) của Việt Nam phải dời xuống phía nam ải nầy, sâu trong lãnh thổ Việt Nam.Theo ông Trương Nhân Tuấn, cột mốc đã bị dời khoảng 300 đến 400 m về phía Nam .
      Năm 1999, ngày 30 tháng 12, tại Hà nội, hai ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm của Việt Nam và Đường Gia Triền của Trung quốc chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, theo đó Ải Nam Quan thuộc về Trung quốc. Bản hiệp ước này được quốc hội Trung quốc thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2000, và quốc hội Việt Nam thông qua ngày 9 tháng 6 cùng năm, và việc cắm mốc biên giới bắt đầu từ năm 2001 đến cuối năm 2008 là xong.

      Xóa
  5. Vô cùng căm phẫn Quân xâm lược Trung Quốc. Đời đời nhớ ơn các chiến sỹ đã hy snh trong trận chiến ngày 17-2-1979.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Dang Nguyet Anh. Chúc sức khoẻ, mọi việc tốt lành. Bọn giặc phương Bắc thì mãi như vậy đó! Không bao giờ gọi là BẠN tốt như các vị "Chiêu Thống" đã xưng tụng!

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]