2 tháng 2, 2014

CÂU ĐỐI NĂM NAY

Dịp Tết Giáp Ngọ, cụ chao quelam (Như Thanh) từ CH Séc gửi về blog luson.quelam ra đề, ra câu đối năm NGỰA. Tôi xin đáp ứng yêu cầu của bạn tuy ở tận bên trời Âu nhưng luôn hướng về quê hương đất nước, nhớ Tết cổ truyền luôn phải có câu đối. Xin có lời giải đối:


Cụ chao quelam ra đề (xuất đối):
SANG NĂM NGỌ,THĂM HÀNG MÃ,SẮM NGỰA GIẤY,TẶNG BẬT MÃ ÔN.


Mồng hai Tết, xin đối (đối đối):
DỊP TẾT THÌN, VỀ HÀM LONG, GẶP RỒNG BAY, CHƠI BẠCH LONG VĨ.
*Từ chính:   Xuất đối:      = NGỰA, NGỌ     

                       Đối đối : LONG = RỒNG, THÌN    

* Chuyện về Mạc Đĩnh Chi có nói :
" Xuất đối dĩ, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối".



                 辰:THÌN


午:NGỌ
 

  * CHUYỆN VỀ MẠC ĐĨNH CHI (TRẠNG NGUYÊN ĐỜI TRẦN):

                                       Câu đối qua cửa ải
 Chuyện kể, trong lần
Mạc Đĩnh Chi đi sứ năm 1308, do đường xa, mưa gió nên sứ bộ đến cửa ải Nam Quan chậm mất một ngày. Viên quan giữ cửa ải không cho mở cửa để sứ bộ qua. Mạc Đĩnh Chi nói mãi chúng cũng không chịu cho qua. Sau đó họ ném từ trên cửa ải xuống một vế câu đối, bảo hễ đối được thì sẽ mở cửa cho qua, còn nếu chưa đối được thì hãy ở tạm bên dưới qua đêm, đợi đến sáng hôm sau.. Vế ra đối viết :
        
- Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
        Nghĩa là :
          - Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.
          Thật là một câu đối hiểm hóc, nội dung nói lên việc Mạc Đĩnh Chi đang cần qua cửa quan để sang Yên Kinh. Song khó ở chỗ trong 11 chữ của vế đối mà có tới
bốn lần nhắc lại chữ quan.
          Mạc Đĩnh Chi nghĩ vế ra quả là rất khó đối lại nhưng nếu im lặng thì mất thể diện. Ông ứng khẩu đọc lại vế đối :
           - Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
            Vế đối cũng có bốn chứ đối.
            /)/ghĩa là :
            - Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.
            Mọi người đều đang bí thì nghe Mạc Đĩnh Chi đọc vế đối lại. Quân lính nhà Nguyên phải chịu và mở cửa ải để ông đi qua.

+Chú thích (FIOHANTB) : Năm 1308 thuộc triều vua TRẦN ANH TÔNG (1293-1314)- Niên hiệu Hưng Long. Bên TQ là nhà Nguyên.

* Câu đối của Mạc Đĩnh Chi:

 Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
 過 關 遲, 關 關 閉, 願 過 客 過
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối  
對 易, 對 對 難, 請 先 生 先
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).

** Dị bản:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối
 先 對 易, 對 對 難, 請 先 生 先 對.

** ĐÁP LỄ CỤ THẠCH QUÂN: CÂU ĐỐI VỀ CHỮ PHÚC

      
        Phúc vô song chí kim triêu chí

      
        Hoạ bất đơn hành tạc dạ hành


Nghĩa là:
Phúc không đến hai lần hôm nay đến
Họa chẳng đi đơn lẻ đêm qua đi.
Cảm ơn cụ Công Lý đã dẫn ra câu đối.

4 nhận xét:

  1. Tặng CỤ một câu đối của người TÀU cổ, nói về PHÚC và HỌA :

    PHÚC VÔ SONG CHÍ KIM TRIỀU CHÍ
    HỌA BẤT ĐƠN HÀNH TÁC DẠ HÀNH

    Nghĩa của nó không xa lạ gì với người Việt mình, nhưng đây là cả một câu chuyện , người sang tác là một người có học ở nơi thôn dã có tên Trần Mộng Cát. Lúc đầu ngày tết người nay chỉ treo ngoài cửa nhà mình về đối : PHÚC VÔ SONG CHÍ
    HỌA BẤT ĐƠN HÀNH
    , hôm sau thấy mọi người chê bai, ông ta mới thêm vao mỗi về 3 chữ "KIM TRIỀU CHÍ " và vế sau là " TÁC DẠ HÀNH" ý nghĩ câu đối khác hẳn đi và mọi người lúc ấy mới tán thưởng. Lý do ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất hân hạnh đầu năm mới được chuyện trò câu đối với cụ Thạch Quân. Trước hết cảm ơn cụ ghé thăm đầu năm Giáp Ngọ, chúc cụ và gia đình luôn mạnh khoẻ hạnh phúc an khang và con cháu thành đạt như ý.
      Xin có lời đáp câu đối về PHÚC :
      " Nhà thư họa Vương Hy Chi thời Tấn nổi tiếng văn hay chữ tốt. Ông cứ viết chữ nào treo lên là hôm sau mất ngay chữ ấy.
      Một hôm, để chuẩn bị đón năm mới, ông nghĩ ra một cách, viết câu đối họa theo câu thành ngữ "Họa vô đơn chí - Phúc bất trùng lai" (Họa theo nhau mà đến - Phúc không bao giờ lặp lại). Ông viết mỗi 4 chữ:
      Phúc vô song chí
      Họa bất đơn hành.
      Nghĩa là:
      Phúc không đến hai lần
      Họa không đi đơn lẻ.
      Mọi người đều cho rằng, ông ngớ ngẩn. Ngày tết ai lại treo câu đối như thế, đó là điều gở. Sáng hôm sau, mùng một tết, ông thấy câu đối còn nguyên, không ai lấy cả. Khi ấy ông mới viết tiếp cho trọn từng câu của vế đối như sau:
      Phúc vô song chí kim triêu chí
      Họa bất đơn hành tạc dạ hành.
      Nghĩa là:
      Phúc không đến hai lần hôm nay đến
      Họa chẳng đi đơn lẻ đêm qua đi. "
      CHÚC TẾT GIÁP NGỌ NHIỀU NIỀM VUI.

      Xóa
  2. đúng như tiền nhâ nói XUẤT ĐỐI DỊ,ĐỐI ĐỐI NAN
    cụ đã có vế đối thật hay: HÀM LONG đói với HÀNG MÃ
    (Rất khó tìm ra phố đẻ đối với HÀNG MÃ).TÔI cũng có 1 vế đối ko được hay cũng đưa ra để góp vui,nhân vụ xử an đầu năm có liên quan đến NGO(NGỰA) và DƯƠNG(DÊ)
    SANG NĂM NGỌ ,THĂM HÀNG MÃ SẮM NGỰA GIẤY TẶNG BẬT MÃ ÔN
    ĐẾN ẤT MÙI,GHÉ HẢI DƯƠNG,MUA DÊ RỪNG XÔNG NHÀ DƯƠNG CHÍ
    xin chú thích :BẬT MÃ ÔN -tôn ngộ không đại náo thiên cung được ngọc hoàng phong chức BÂT MÃ ÔN(QUAN COI NGỰA)-(TRUYỆN TÂY DU KÍ)

    DƯƠNG CHÍ -hảo hán trong truyện THỦY HỬ-MÚA ĐAO rất giỏi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn chao quelam. Vậy là "tiên sinh đã tiên đối". Câu đối của cụ có hai cái hay: Vừa có sự tích xưa ở Tam quốc và Thuỷ hử; vừa gắn "thời sự" vụ Dương Chí Dũng và ghép với năm ...Ngọ (không phải và âm lịch không có năm Quý Ngọ).Tôi cũng hay tìm tòi câu đối âu là cha ông xưa học Hán - Nho nên trong gia đình cũng hay có đề tài câu đối ,vui năm mới hầu chuyện cụ được cụ không phê "dở" là quý hoá rồi. Thế lànăm nay tốt lành rồi. Chúc cụ vui khoẻ.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]