( Từ Đặng Huy Văn’s Blog, ngày 10-2-2014)
Đặng Huy Văn: Chỉ còn đúng một tuần lễ nữa là tới dịp kỷ niệm tròn 35 năm ngày bọn bành trướng Bắc Kinh dùng hơn 50 vạn quân tràn sang xâm lược 6 tỉnh Biên Giới phía Bắc của nước ta gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu. Khoảng 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã bất ngờ tràn qua Biên Giới giết chết hơn 10 ngàn dân thường trong đó chủ yếu là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Đặc biệt, vì giặc Tàu tấn công đột ngột vào lúc sáng sớm nên nhiều đơn vị biên phòng và tự vệ của ta đang ngủ đã bị giặc Tàu sát hại một cách dã man. Nhiều người nay vẫn chưa tìm thấy xác do bị thất lạc, hoặc do đường biên giới bị giặc Tàu lấn vào đất ta nên nhiều xác còn kẹt lại trên phần đất đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Sau năm 1979, các tỉnh biên giới đã xây các Nghĩa Trang Liệt Sĩ cho bộ đội ta hi sinh trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung để qui tập gần 10 ngàn liệt sĩ. Nhưng thật kỳ lạ là từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990(1), đảng ta đã cấm không cho nhân dân vào thắp hương và viếng mộ các liệt sĩ chống Tàu, kể cả vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và ngày 17/2 hàng năm vì sợ mất lòng “các đồng chí” lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc “anh em”. Ngay tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội, ngày 17/2/2013 năm ngoái, các cảnh vệ cũng đã nhận được mật lệnh ngăn không cho đồng bào ta mang vòng hoa vào thắp hương kính viếng các hương hồn Liệt Sĩ chống Tàu tại đó.
Trong khi các Nghĩa Trang
Liệt Sĩ nơi Biên Giới phía Bắc giờ đây đã hoang tàn không được tu bổ đang ngày
càng xuống cấp nghiêm trọng thì đồng chí Chiêu Thống họ Nguyễn vừa giao cho PTT
Hoàng Trung Hải 25 tỷ đồng để xây dựng lại một nghĩa trang lính Tàu tại thị xã
Mường Lay có 52 mồ giặc. Thật đau thương và oan khuất cho 10 ngàn Liệt Sĩ Việt
Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên Giới Phía Bắc của Tổ Quốc
trước giặc cộng sản Trung Quốc xâm
lược!
NGHĨA TRANG LIỆT SĨ NƠI
BIÊN GIỚI
(Kính viếng hương hồn các
Liệt Sĩ chống Tàu)
Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi
Biên Giới
Xuân về buồn lắm các anh
ơi!
Bên mộ chỉ nhành hoa sim
tím
Lưu luyến đời trai trẻ
một thời!
Nằm giữa cõi thiêng nơi
vắng vẻ
Còn chăng xác lạc ở ven
đồi?
Heo hút mồ hoang chờ
tiếng mẹ
Ôm nắm đất cằn khóc “con
ơi!”
Các anh nằm lại từ năm đó(2)
Ba lăm mùa xuân đã qua
rồi
Hỏi cấp tỉnh huyện nào
dòm ngó
Ai người hương khói cắm
hoa tươi?
Từ ngài Chiêu Thống mang
họ Đỗ
Nguyên cai giết mổ lợn
một thời
Sợ hãi thiên triều sang
xiết nợ
Không còn tiền cắc để mua
xôi!
Đến đời Chiêu Thống thời
Lê khả
Biển đảo đất liền ký
nhượng không
Dâng biển, trao đất nhằm
khẳng định
Đảng trên Tổ Quốc - đảng
là ông!
Đến đời Chiêu Thống Nông
mới lạ
Đón giặc Tàu sang bán đất
rừng
Bô xít Tây Nguyên Nông
nhượng cả
Để Tàu ban tước sắc phong
vương!
Đến Chiêu Thống Nguyễn
nay kiên quyết
Cấm dân Biên Giới viếng
nghĩa trang
Bởi các anh xua “tình
đồng chí”
Đuổi “tình hữu nghị hở
môi răng”!(3)
Cho nên năm ngoái người
viếng mộ
Đã bị Nguyễn sai cả công
an
Không cho đồng bào lên
biên giới
Nơi sau 79 dựng Nghĩa
Trang
Mà nay lại cấp hàng chục
tỷ
Xây lại nghĩa trang của
lính Tàu(4)
Xưa sang “giúp đảng” rồi
bỏ xác(5)
Bởi nể “cha già” quý thân
Mao!
Còn xác lính ta thôi đành
chịu
Quạ tha, chó gặm cả đầu
lâu
Ai bảo bắn Tàu năm 79
Làm buồn lòng “bác”, đảng
mình đau…
Đứng trước Nghĩa Trang
tôi bật khóc
Dù chẳng anh em chẳng họ
hàng
Mà tim ứa máu lòng quặn
thắt!
Bởi ai đời mẹ trắng khăn
tang?
Hà Nội, 10/2/2014
Ts. Đặng Huy Văn
·
Các chú thích (1), (2),
(3), (4), (5) xin xem ở Đặng Huy Văn’s blog.
** Người con gái trên đỉnh Pò Hèn
Pò Hèn: Thuộc xã Hải Sơn,TP Móng Cái,Tỉnh Quảng Ninh
Trần Minh
Chuyện kể rằng, chị Chiêm không thuộc biên chế của đồn biên phòng Pò Hèn, chị tình cờ có mặt ở Pò Hèn đúng ngày giặc nổ súng. Vốn là cô nhân viên cửa hàng bách hóa yêu một chiến sỹ biên phòng tên là Bùi Anh Lượng. Trong lúc đang cùng cơ quan sơ tán cửa hàng thương nghiệp thì rạng sáng 17.2 quân Trung Quốc đánh sang bao vây đồn Pò Hèn, nơi người yêu đang trấn giữ. Mặc dù mọi người khuyên chị nên rút về tuyến sau, chị kiên quyết xin với lãnh đạo đồn công an vũ trang 209 cho chị được tham gia đánh giặc.
Pò Hèn: Thuộc xã Hải Sơn,TP Móng Cái,Tỉnh Quảng Ninh
Trần Minh
Chuyện kể rằng, chị Chiêm không thuộc biên chế của đồn biên phòng Pò Hèn, chị tình cờ có mặt ở Pò Hèn đúng ngày giặc nổ súng. Vốn là cô nhân viên cửa hàng bách hóa yêu một chiến sỹ biên phòng tên là Bùi Anh Lượng. Trong lúc đang cùng cơ quan sơ tán cửa hàng thương nghiệp thì rạng sáng 17.2 quân Trung Quốc đánh sang bao vây đồn Pò Hèn, nơi người yêu đang trấn giữ. Mặc dù mọi người khuyên chị nên rút về tuyến sau, chị kiên quyết xin với lãnh đạo đồn công an vũ trang 209 cho chị được tham gia đánh giặc.
Tượng anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm
Ban đầu chị được giao nhiệm vụ tiếp
đạn và băng bó cho thương binh. Song khi người chỉ huy đồn hy sinh, chị Chiêm
trực tiếp dùng khẩu K54 bắn trả lại địch vừa động viên tinh thần các chiến sỹ.
Chị bị thương, máu tuôn ra ướt đẫm vai áo, vẫn không rời vị trí và đã anh dũng
hy sinh lúc mới tròn 25 tuổi. Hoàng Thị Hồng Chiêm đã được dựng tượng và
đặt ở sân trường trung học mang tên chị tại xã Bình Ngọc, thành phố Móng
Cái, quê hương người liệt nữ anh hùng.
Mỉa mai thật anh ạ. Chính sách mền dẻo gì thì cũng phải được lòng dân chứ sao lại chỉ được lòng các " Đ/C " ấy!
Trả lờiXóaKhông vì dân ta nước ta mà vì Đ/C phương Bắc thì thật quá NHŨN !
XóaLá cây phủ đầy các mộ LS. Chắc không ai quét dọn cả. Liệt sĩ thời chống Mỹ đã được đư vào các nghĩa trang, đền chùa cẩn thận. Nghĩ tủi thân cho các gia đình có con em hy sinh, (chư kể đồng bào bị bắn giết.
Trả lờiXóaCụ Fio. ơi, cụ vận động thêm những ai quen thân , hưởng ứng cuộc dâng hương các LS vùng biên giới của đoàn LS-QL sắp tới. Chắc cũng có những người muốn đi nhưng không biết cùng đi với ai, để cho đoàn đi có KHÍ THẾ.
XóaTôi biết trong tâm cụ NL rất sôi sục bức xúc nghĩ đến cuộc chiến chống giặc phương Bắc tháng 2/ 1979 và luôn trăn trở các liệt sĩ VN đã hy sinh tại chiến trường biên giới năm đó. Nhưng "tình hình" bộ máy quản lý VN, Đ & CQ lệ thuộc HỌ như thế nào thì đã rõ! Trên đất nước mình mà để lá rơi lối vắng viếng các Anh! Trong lúc đó "phải" đi chăm lo mồ bọn chúng! Chẳng cần nói gì nhiều hơn !
Xóa