30 tháng 12, 2012

29 tháng 12, 2012

CON TỲ HƯU

* Theo Blog PHONG THỦY

Tương truyền về Tỳ Hưu (truyền thuyết về con Tỳ Hưu)
Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.

                                                      Tỳ hưu ngọc phỉ thúy


Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn.
Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy.Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để “dẫn tiền vào nhà”. Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

                                                 Tỳ hưu tiểu ngọc đỏ

Chuyện Tỳ Hưu với Hoà Thân
Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới một người trên triệu triệu người”. Ngân khố nhà vua ngày càng vơi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu với câu nói nổi tiếng “Những gì nhà vua có thì Hoà Thân có, còn những gì Hoà Thân có thì vua chưa chắc đã có”.Đến khi Hòa Thân bị giết quan quân đã tá hỏa khi thấy tài sản Hòa Thân bị tịch thu nhiều gấp 10 lần ngân khố nhà vua đang có. Hòa Thân có 2 vật trấn trạch được cất giấu trong hòn giả sơn trước nhà đó là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội, nhân ngày mừng thượng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu, mà con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn Tỳ Hưu của vua. Ngọc để tạc con Tỳ Hưu của Hoà Thân là ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, trong khi vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc. Bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn bụng, mông con Tỳ Hưu của vua và như thế khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn vua.Sau khi tịch thu con Tỳ Hưu, nhà vua không thể tịch thu chữ “Phúc” kia được bởi chữ Phúc đã được gắn chết vào đá hồng ngọc; nếu đập đá ra lấy chữ thì đá sẽ vỡ, như thế thì phúc tan. Mà chữ thì do vua Khang Hy viết nên không ai dám phạm thượng. Thế là đành để “Phúc” lại cho nhà Hòa Thân, có lẽ vì thế nên dù phạm nhiều tội tày đình nhưng Hòa Thân chỉ chết một mình, thay vì phải bị tru di tam tộc.

                                                      Tỳ hưu tiểu ngọc

Chuyện Tỳ Hưu với nhà Thanh :
Trước khi quân đội nhà Thanh nhập quan ải tiến chiếm giang sơn Đại Minh (hồi đó còn là Mãn Châu – tộc Nữ Chân dòng Đại Kim) đã nghiên cứu rất kĩ về văn hóa, phong thủy, biết rằng nhà Đại Minh long mạch đế vương còn thịnh lắm, nếu không phá được phong thủy của Bắc Kinh thì không thể nào chiếm chọn Trung Nguyên được, mà có chiếm được cũng không thể giữ được vì Trung Nguyên rộng lớn, Mãn Châu sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng và bị đồng hóa. Trong truyền thuyết, Lưu Bá Ôn đã từng để lại lời dặn cho nhà Minh rằng muốn Đại Minh trường tồn thì phải giữ gìn đặt con Tỳ Hưu trên lầu thành Đức Thắng Môn, mặt ngoảnh về phía Vạn Lý trường thành để trấn áp dân Hung Nô, dân Nữ Chân. Chừng nào mặt Tỳ Hưu còn ngoảnh về phương ấy thì Đại Minh còn.
Mãn Châu biết được truyền thuyết ấy, biết được Sùng Chinh rất tin tưởng vào con Tỳ Hưu này, nên nghĩ ra 1 kế, cho 1 đại sư về phong thủy của mình, lập kế chiếm được lòng tin tưởng của Sùng Chinh, sau đó mới xui Sùng Chinh xoay lại con Tỳ Hưu vào, hướng về nội đô. Vận khí nhà Minh đã hết , Sùng Chinh đã nghe lời xui khiến, và giặc giã nổi lên khắp nơi, đầu tiên là Sấm Vương Lý Tự Thành (cũng là 1 anh hùng áo vải), và sau đó là sự cố Ngô Tam Quế mở ải Sơn Hải Quan, dẫn quân Thanh nhập quan ải. Nhà Minh tuyệt diệt, Sùng Chinh phải tự tay chém Trường Bình công chúa rồi treo cổ tự vẫn.
Và ngày nay sự linh nghiệm của Tỳ Hưu vẫn hiện hữu trong nhân gian, vẫn mang lại nhiều may mắn về tài lộc, sức khỏe, công danh cho người sử dụng theo từng màu sắc của Tỳ Hưu. Đặc biệt là khi sử dụng đúng Tỳ Hưu thỉnh từ Bắc Kinh, được chế tác từ các loại ĐÁ QUÝ TỰ NHIÊN, kể cả Tỳ Hưu được chế tác từ NGỌC PHỈ THÚY quý hiếm (mà chỉ có Vua, Quan ngày xưa mới được sở hữu), đã được thông qua các thủ tục phong thủy cần thiết… Và được ngành chủ quản tại Bắc Kinh cấp phép lưu hành.
Lưu ý: Tỳ Hưu chính gốc từ Bắc Kinh từ thời nhà Minh đến hiện nay chỉ có 1 sừng. Thông tin Tỳ Hưu 1 sừng gọi là Tịch Tà (trừ tà) và 2 sừng gọi là Thiên Lộc (tài lộc) hoàn toàn không chính xác, là thông tin nhiễu. Tỳ Hưu 2 sừng là hình dáng đã được biến đổi qua quá trình điêu khắc và truyền miệng trong dân gian, không có tác dụng phong thủy như đã nói.
Nguồn: TyHuu.comTyHuu.com.vnTyHuu.vn

27 tháng 12, 2012

PHƯỢNG TÍM ĐÀ LẠT

* Theo Thanh Niên

NHỚ MÙA PHƯỢNG TÍM ĐÀ LẠT

 Nếu phượng đỏ là "đặc sản" của Hải Phòng thì Đà Lạt tiết sang xuân ngập tràn màu phượng tím.

Mỗi khi những cánh phượng tím bung sắc "buồn man mác" là du khách cũng như người dân địa phương dường như bị “níu chân” trước vẻ đẹp của nó.
 
Du khách “tranh thủ” tạo dáng với hoa phượng tím
Phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được kỹ sư canh nông Lương Văn Sáu đưa về Đà Lạt trồng từ những năm đầu thập niên 1960 và trở thành một biểu tượng lặng lẽ ở “vương quốc hoa” này.
Phượng tím là loài cây thân gỗ lớn, cao từ 5m đến hơn 10m, trổ hoa từ cuối đông cho đến hết mùa xuân. Hoa phượng tím nở thành từng chùm, bông hoa hình ống, dài khoảng 4-5cm, cánh mềm mại màu lam tím nhạt trông rất kiêu sa, lộng lẫy nhưng cũng khiêm nhường và thật quyến rũ.
Ban đầu, cả thành phố Đà Lạt chỉ có 4 cây phượng tím, nhưng nay loài hoa này đã được nhân giống trồng khắp các phố phường.
 

Lặng lẽ và kiêu sa


Phượng tím nở hoa thành từng chùm 


Hiện nay phượng tím đã có mặt trên khắp phố phường, công sở, trường học (trong ảnh là tại trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt)


Gia Bình

23 tháng 12, 2012

22 tháng 12, 2012

Bài thơ Đường: ĐÊM CUỐI NĂM


* Tuy chưa cuối năm âm lịch, nhưng lịch dương năm 2012 thì chỉ còn đếm từng ngày. Vả lại Hà Nội trời vẫn u ám rét lạnh ! Qua cái ngày "tận thế" (chẳng có điều gì xẩy ra ), nhưng bầu không khí còn ảm đạm, như là đêm trừ tịch ! Và tôi tìm đến bài thơ Đường : TRỪ TỊCH DẠ ...  * TRỪ TỊCH DẠ TÚC THẠCH ĐẦU DỊCH


Trừ dạ túc thạch đầu dịch

Nguyên tác: Đới Thúc Luân

除夜宿石頭驛
戴叔倫

旅館誰相問?
寒燈獨可親。
一年將盡夜,
萬里未歸人。
寥落悲前事,
支離笑此身。
愁顏與衰鬢,
明日又逢春。

Lữ quán thùy tương vấn ?
Hàn đăng độc khả thân .
Nhất niên tương tận dạ ,
Vạn lý vị qui nhân .
Liêu lạc bi tiền sự ,
Chi ly tiếu thử thân .
Sầu nhan dữ suy mấn ,
Minh nhật hựu phùng xuân .

--Dịch nghĩa:--

Đêm tất niên ngủ ở trạm Thạch Đầu

Nơi quán trọ, ai người thăm hỏi
Chỉ ngọn đèn lạnh có thể thân nhau
Đêm cuối cùng của một năm sắp hết
Muôn dặm người đi xa chưa về
Hiu quạnh buồn thay chuyện cũ
Bôn ba lưu lạc tự cười mình
Mặt tiều tuỵ và mái tóc đã rụng thưa
Sáng mai lại gặp xuân


-- Bản dịch của Vũ Mộng Hùng--

Nơi quán trọ ai người thăm hỏi ,
Ngọn đèn tàn gần gủi cùng ta .
Cuối năm đêm đã hầu qua ,
Người đi muôn dặm đường xa chưa về .
Nỗi tan tác còn ghê việc trước ,
Thương tấm thân chếch mác gượng cười .
Mặt sầu mái tóc tả tơi ,
Bẻ bàng lại gặp ngày mai xuân về .

-- Bản dịch của Phụng Hà --

Quán trọ nào ai hỏi ?
Đèn tàn bạn cùng ta.
Trừ tịch, một năm hết,
Tha hương ngàn dặm xa.
Đã buồn đời lưu lạc,
Tự diễu chuyện bôn ba.
Mặt sầu thêm tóc bạc,
Mai lại gặp Xuân mà .

-- Bản dịch của SongNguyễn HànTú --

Còn ai nơi quán trọ này
Một thân bầu bạn cùng cây đèn mờ
Năm qua, đêm hết thẫn thờ
Nhớ quê chẳng kịp về chờ đón xuân
Ngẫm bao chuyện cũ phân vân
Cưòi mình thật lắm gian truân trong đời
Mặt xơ xác, tóc rối bời
Vậy mà mai cũng cùng người đón xuân

--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--

Quán trọ biết cùng ai thăm hỏi
Lạnh lẽo đèn trơ trọi thân nhau.
Năm tàn, tàn với đêm thâu
Người đi muôn dặm, sao lâu chưa về?
Sầu hiu quạnh ê chề chuyện cũ
Kiếp lạc loài mình tự cười thôi
Mặt buồn, mái tóc thưa rồi
Sáng ra trang điểm với đời rước xuân. 
 
-- Bản dịch của Ngô Văn Phú--

Quán trọ ma nào hỏi !
Chỉ ngọn đèn làm thân.
Đêm cuối năm sắp hết
Muôn dặm còn lênh đênh
Tan tác đau việc cũ, 
Bôn ba tự diễu mình
Mặt sầu , tóc thưa rụng ,
 Ngày mai đã lại xuân.

+ Và một số bản dịch  khác