VIỆT NAM MUỐN TRỞ THÀNH MỘT QUỐC GIA NHƯ THẾ NÀO?
Các phóng viên Nhật Bản đặt câu hỏi rất
đàng hoàng: “Xin Tổng Bí
thư cho biết, Việt Nam muốn trở thành một quốc gia như thế nào?” (Câu hỏi của Yomiuri Shimbun). Đây là câu hỏi đặc
biệt quan trọng về tương lai Tổ quốc Việt Nam,
thế nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải tránh né bằng cách dành thời
gian nói nhiều về ý nghĩa sự giúp đỡ của Nhật Bản.
Dĩ nhiên Tổng Bí thư lúng túng vì ông đã quen
kiên định tư duy đưa đất nước qua giai đoạn “quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội”, một giai đoạn mà theo ông không biết bao giờ mới chấm dứt, chỉ
biết rằng nó vô cùng gian khổ. Về vấn đề này một triết gia nước ngoài viết “Khi trong đầu đã kiên định cái búa (và cả liềm nữa – BBT), thì mọi
vấn đề chỉ còn là những cái đinh”.
Thật mừng vì ngày càng nhiều người tìm thấy lời giải đáp chung cho câu hỏi này.
Tiêu biêu trong đó không chỉ có ông Nguyễn Mạnh Can, Chủ tịch Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa, Viện N/C SENA, tác giả bức thư gửi Bộ
Chính trị ngày 7/9/2015, mà còn có GS.TS Phùng
Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
Ông Nguyễn
Mạnh Can kể lại, trong buổi “Trao đổi về các vấn đề Lý luận” do Hội
đồng Lý luận Trung ương tổ chức ngày 10/9/2015, GS.TS Phùng Hữu Phú đã hai lần bắt tay ông để nói: “9 Thành tựu
Văn hóa của Cách mạng Tháng 8 đã được
bác nêu ra thật đúng đắn, thật tuyệt vời”.
Để thấy “9 việc cần chú ý khi soạn thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XII”
trong thư gửi Bộ Chính trị với việc thứ 5 là “đưa nước ta thành Quốc gia
Văn hóa, có nền Kinh tế tiên tiến” và “9 Thành tựu Văn hóa của Cách mạng Tháng 8” trong
cuốn “Giai đoạn mới, Chính thể mới” được Viện N/C SENA in và gửi tháng 12/2012 tuy hai mà một, cũng như để
hiểu vì sao GS.TS Phùng Hữu Phú lại nhắc đến hai lần
“Thật đúng đắn, thật tuyệt vời”, dưới đây xin nhắc lại “9 Thành tựu Văn hóa của Cách
mạng Tháng 8” đã được ông Nguyễn Mạnh Can trân trọng ghi vào sổ tay của
mình sáng sớm ngày 2/9/2012:
Có mục tiêu phấn
đấu cao đẹp, rõ ràng, hợp lòng dân, hợp xu
thế như những năm đầu Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đó là: Xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu Độc lập, Tự do, Hạnh phúc; Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Nước Việt Nam của
người Việt Nam.
Có Mặt trận Tổ quốc tập hợp toàn thể dân tộc, biết
tổ chức và hành động hiệu quả như Mặt trận Việt Minh năm xưa. Các thành viên của
Mặt trận Tổ quốc có Sĩ, Nông, Công, Thương,
Binh, có Đảng Tiên
phong, Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và các đoàn
thể khác.
Có Chính phủ trí thức liên hiệp đoàn kết
như Chính phủ Cụ
Hồ năm 1945.
Có chính sách trân
trọng trí thức, thân sĩ, các nhà tư sản,
địa chủ yêu nước hằng sản, hằng tâm như năm 1945 –
1946.
Có văn
hóa tin cậy lớp trẻ, tôn trọng lớp già như thời Cách
mạng Tháng 8.
Có chính sách động
viên, tôn trọng sở hữu tư nhân và kinh
tế tư nhân như những năm đầu Cách mạng Tháng 8.
Có lãnh tụ, lãnh
đạo, đảng viên được dân tin, dân mến, dân phục như những cán bộ Việt Minh thời kỳ đầu Cách mạng
Tháng 8.
Biết Dĩ bất biến,
ứng vạn biến. Trong nước Đoàn kết, Độc lập tự chủ, tự cường. Ngoài nước Đoàn
kết, thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Nêu cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết, Dân tộc trên hết”. Trong nhà có bàn thờ Gia tiên và Tổ quốc. Có thế thì dù không có ảnh Mác, ảnh Lênin
và cờ Đảng như thời Cách mạng Tháng 8 nhưng tinh thần cách mạng vẫn rất cao, tư
tưởng, đường lối của Đảng, của Bác Hồ
vẫn được nhân dân tuyệt đối tin theo và quyết tâm thực hiện.
Sau đây xin trân trọng giới thiệu 4 thư và
bài có từ 2/9 đến 7/9/2015 của các thành
viên và cộng tác viên Trung tâm Xây dựng Văn hóa mới thuộc Viện N/C SENA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam. Sợi chỉ xuyên suốt 4 thư, bài này là
đã đến lúc xác định Mục tiêu của
tiến trình Đổi mới là Kiến thiết Việt Nam thành Quốc gia Văn hóa có nền Kinh tế tiên tiến, thay vì xây dựng Việt Nam
thành nước XHCN trong đó Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Nguyễn Hồng Cơ
Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng
Thành viên Trung tâm Xây dựng Môi trường Văn hóa mới,
Viện N/C SENA, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
·
Xin
nói thêm: 4 thư và bài (2 -7/9/2015) của các thành viên &
CTV TTXDVH mới thuộc Viện N/C SENA , LH các HộiKH&KTVN đăng tải quá dài, cho
nên ở trên đã tóm tắt (đoạn in đậm cuối bài):
Sợi chỉ xuyên suốt 4 thư, bài này là đã đến lúc xác định Mục tiêu của tiến trình Đổi mới là Kiến thiết Việt Nam thành Quốc gia Văn hóa có nền Kinh tế tiên tiến, thay vì xây dựng Việt Nam thành nước XHCN trong đó Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Sợi chỉ xuyên suốt 4 thư, bài này là đã đến lúc xác định Mục tiêu của tiến trình Đổi mới là Kiến thiết Việt Nam thành Quốc gia Văn hóa có nền Kinh tế tiên tiến, thay vì xây dựng Việt Nam thành nước XHCN trong đó Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Cụ Bí lúng túng vì ...phải chăng chỉ đọc những diễn văn đã in sẵn hoặc sợ đọc lên chữ XHCN lại bị các học giả, nhà báo bẻ đến cùng...
Trả lờiXóaTôi thích câu nói: " Khi trong đầu đã kiên định cái búa (và cả liềm nữa) thì mọi vấn đề còn lại là những cái đinh " !
XóaBí hay không là ở chỗ đó !
Đây không phải ý kiến của "các thế lực phản động"hoặc "phong trào dân chủ" mà của những người nằm ngay trong các Tổ chức do Đảng lãnh đạo ,kể cả một số UV Hội đồng LLTW. Tất cả toát lên nhu cầu trở về với những nguyên lý, mô hình của Đảng và Bác Hồ thời kỳ CMT8. Nhưng mọi tiếng nói xây dựng nhất, đúng đắn nhất cũng chỉ là đá ném ao bèo. Bản đề cương Báo cáo vẫn quá cũ ; nói như ô Nguyễn Khấc Mai là phải vứt đi, viết lại bản khác. Liệu lực lượng đổi mới có thằng được sức ỳ của phái bảo thủ trong ĐH tới hay không? Đành chờ thôi.Cám ơn Cụ FIO cho đọc một tài liệu rất hay.
Trả lờiXóa