20 tháng 5, 2013

MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỦA CHUYẾN ĐI NGHỈ "BIỂN GỌI" (Phần A)

* Xin đăng tải một số hình ảnh cảnh vật nơi nghỉ bên biển một tuần qua. Tôi xin không ghi chú gì thêm nhiều (cũng thực không cần thiết), và cũng không theo thứ tự thời gian. Có thể nơi này gần gũi thân quen với một số cụ có quê không xa ở đây , chắc là tự các cụ sẽ nhận ra. Kết thúc bài thì xin nêu địa danh nếu như cần nói cụ thể. Chỉ là trong các ngày đầu mùa hè nóng nung này ở HN thì ai cũng muốn ra biển  ít hôm hưởng gió mát lành và sải mình trong làn nước biển của một vùng biển Tổ Quốc.


                                               Một cảnh phố biển: thông thoáng biết bao !
                        Các cụ cao tuổi ngồi nghỉ chân. Mấy khi có dịp chuyện trò cùng nhau.
                       Bà nhà (M.Hòa) ngồi đầu tiên bên trái. Đầu bên phải là cụ bà 85 tuổi.

 Khu nhà nghỉ giản dị (nếu không muốn nói là bình thường) nhưng phù hợp với người cao tuổi
                      Fiohantb tranh thủ ra biển. Cũng có thể sẽ "nhúng" nước biển một lúc.
                                                          Hoa dại bên đường 
                                               Sớm mai thức dậy : Mặt trời mọc
                                                               Bình minh
                              Đầu chiều : Ra biển hãy còn nóng ! Nhìn sang nhà nghỉ gần bên
                                                        Chiều xuống - Biển chiều
                                                                   Hoàng hôn
                                                               Mùa hè Việt Nam
                                                           ( CÒN TIẾP PHẦN B )

6 nhận xét:

  1. Vâng, thưa cụ FiohanTB, nếu tôi không lú lẫn thì nơi cụ đi nghỉ mát tránh nắng nóng Hà Thành, chính là Đồ Sơn . Nhưng thôi, nghỉ ở đâu không quan trọng, miễn là ...tiến ra biển . Hãy tưởng tượng ta là người Lào thử coi tránh nắng nóng ta đi đâu ? Thế mới thấy cái công ơn của Tổ tiên để lại cho con cháu cả 1 bờ biển dài, vùng biển rộng nó to lớn, giá trị như thế nào ! Tôi cũng rất thích loạt ảnh cụ chụp trong chuyến đi này. Đặc biệt thích mấy ảnh cụ chụp chú ve con . Nếu có tài viết văn tôi sẽ xin "mượn" cụ hình ảnh chú ve này làm "nhân vật" ( Nhân cách hóa) mà viết 1 chuyện về nó, đại khái, mở đầu thế này : ...Đêm ấy, một đêm trăng rất đẹp, chú ve lần đầu tiên thấy thao thức và chú đi tìm ...bạn tình . Tất nhiên chú phải cất lên tiếng hát tha thiết nhất, nhưng dọng chú còn non nớt quá. Chú cố, và cố ...Chưa có cô ve nào phải lòng chú thì chú đã bị cụ FiohanTB tóm được. Cụ nhốt chú vào 1 chiếc vỏ bao diêm. Cụ yêu quý chú ve con lắm, nhưng chú ve con thì hận cụ. Từ đấy chú ve thành "câm", chú không hát được nữa. Ông chủ mới của chú ve đọc được ý nghĩ của loài vật, hiểu tâm trạng của ve con. Thế là sáng sau chú được cụ chủ thả về với cây xanh trời xanh để tiếp tục luyện dọng, tán ...gái ! Chả thế mà HN từ hôm ấy đầy ắp tiếng ve trai gọi bạn tình ...." ( Đại khái như vậy, cụ đừng cười nhé !)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Cala lãng mạn quá!
      Cụ suy bụng ta ra chú ve...Hay thật đấy!

      Xóa
    2. Còn lãng mạn là còn chưa già !
      Mà các cụ Vũ, Võ nào ai không lãng mạn? Phải vậy không cụ thanhmaivu ?
      Tuổi bảy , tám mươi cũng chỉ còn "tám" (tán) được chứ còn làm gì được hơn nữa ?! Thế là vui rồi. Cảm ơn cụ.

      Xóa
    3. Thuở nhỏ tôi đã thích bắt ve. Sau đó đi học và theo các anh chị học tiếng Pháp , bài Con ve và con kiến - thơ ngụ ngôn của La Fông Ten, rồi các năm học vào hè ve kêu rộn ràng ... nên mùa hè mà thiếu tiếng ve thì mất đi 1/2 mùa hè! Chú ve được thả chưa tìm được bạn gái để tán đâu, nó còn phải "làm quen" đã. Ban đầu tôi định dành cho các cháu chơi, nhưng sau thấy tội nghiệp nên thả nó ra cây. Cảm ơn cụ Cala đã phác thảo ra câu chuyện chú ve thật vui.

      Xóa
  2. Cụ giữ "bí mật" đia điểm nghỉ, chắc là phải có lý do?. Tất nhiên nhiều người (đặc biệt là mấy Cụ ông Cu Lờ) mà tôi thân quen, "rất ngại" nói mình đi nghỉ ở nơi đây. Chẳng hiểu vì sao!. Khi về thì ai cũng ngâm nga một cách thích thú câu thơ:
    "Chưa đi chưa biết... (nơi Cu Fiohan.TB vừa nghỉ)/ Đi rồi mới thâý không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn!".
    Cảm ơn Cụ đã chụp được, và cho xem những bức ảnh đẹp, nơi tôi cũng có nhiều kỷ niệm thời còn là học sinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dám đâu đánh lẻ Đồ Sơn
      Vì chưng luôn sẵn có bên "đồ nhà"
      Dùng lâu, ắt hẳn cũ già,
      Nhưng là đích thực, hơn là phết sơn !
      Đi chung với cả một đoàn
      Liều thân đánh lẻ, hẳn rằng chết ngay !
      Biết thế nào các cụ cũng nhận ra ngay nên mới chưa nêu danh đi Đồ Sơn . Cảm ơn cụ, đề tài còn tiếp diễn chuyện Đồ Sơn.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]