Trải nghiệm du khách U60 nuối
tiếc không làm khi ở tuổi 25
VNExpress
Du lịch
nhiều hơn, sống chậm lại và giữ gìn sức khỏe bản thân là những điều nhiều người
khi đến tuổi xế chiều mới tỏ ra hối tiếc.
Trải qua bao
thăng trầm của cuộc đời, khi đã ở tuổi cần nghỉ ngơi, nhiều người thường nghĩ
về những năm tháng quá khứ với thời tuổi trẻ sôi nổi. Cảm giác phổ biến nhất là
hoài niệm, tiếc nuối và bất chợt buông câu "giá như…" khi nhớ đến
những trải nghiệm cũ. Dưới đây là những điều phần lớn du khách trên 50 tuổi
chia sẻ rất muốn thực hiện nếu được trở về thời 25.
Du lịch
nhiều hơn
Khi ở tuổi
xế chiều, nhiều người thường ước mình đã đi du lịch nhiều hơn lúc còn trẻ.
Ảnh: Knowledgeformen.com
|
Tuổi trẻ chỉ
đến duy nhất một lần trong đời. Vì thế, trước khi rơi vào trạng thái dày đặc
trách nhiệm với chuyện hôn nhân, con cái, các khoản nợ mua nhà, xe… nhiều người
thường cho rằng nên du lịch để học hỏi nhiều hơn. Đi nhiều và cố gắng theo cách
tiết kiệm nhất là tiêu chí hàng đầu.
Sống chậm
Với nhịp độ
trong thời buổi hiện đại, đa số người dân thường cuốn theo cuộc sống bận rộn
thường ngày và hi sinh nhiều thứ cho sự nghiệp. Chỉ tới lúc ở tuổi xế chiều,
khi dần buông bỏ hào quang danh vọng, họ mới tiếc nuối những khoảnh khắc quý
giá bên gia đình, người thân hoặc cho chính bản thân.
Chăm chỉ học
tập
Dù coi những
cung đường là “trường đời”, nhiều du khách khi qua tuổi trẻ mới nuối tiếc và
ước sao mình đã chăm chỉ học tập để có kết quả tốt hơn. Trong bất cứ hoàn cảnh
nào, chuyện học hành luôn là lựa chọn tốt nhất.
Chú trọng sức
khỏe bản thân
Thời còn
trẻ, nhiều người thường mặc sức làm những điều mình thích và vô tình bỏ qua
chuyện chăm sóc sức khỏe bản thân. Ảnh: Powerlah.com
|
Trước 25
tuổi, bạn có thể chẳng bao giờ quan tâm tới sự trao đổi chất, nhịp sinh học.
Tuy nhiên, càng về sau, nhiều người càng nhận thấy tầm quan trọng của việc ăn
kiêng và tránh đồ ăn nhanh, không hút thuốc, cai rượu, sinh hoạt điều độ.
Dù vậy, việc
duy trì sức khỏe tốt phải là thói quen được rèn luyện ngay từ khi còn trẻ. Nếu
không, những nỗ lực sau này của bạn cũng chỉ có thể phát huy tác dụng một phần.
Dũng cảm bảo
vệ ý kiến
Những người
trẻ thường bị xem là chưa nhiều kinh nghiệm trong chuyện bảo vệ ý kiến cá nhân.
Đôi khi, vì đi theo những chuyến du lịch bụi, họ bị nhiều người xung quanh phản
đối, đưa ra ý kiến trái chiều. Chỉ tới khi ở tuổi xế chiều, nghĩ về thời trẻ
trung son rỗi, phần lớn họ ước rằng mình đã dũng cảm hơn để bảo vệ và thực hiện
những mong muốn cá nhân.
Biết khi nào
nên từ bỏ
Từ bỏ một
thứ gì đó chưa bao giờ là quyết định dễ dàng. Nếu có thể sớm nhận ra vấn đề
không mang lại lợi ích cho bản thân, chuyện dứt bỏ và chuyển sang bắt đầu cái
mới sẽ giúp bạn bớt tốn thời gian, lại thu về kết quả tốt hơn rất nhiều. Vấn đề
chỉ là khi ở tuổi 50, nhiều người mới nhận ra điều đó.
Tiết kiệm tiền
nhiều hơn
Dù đi du
lịch khắp nơi và nhận thức rõ tác dụng từ những hành trình, nhiều du khách vẫn
khó thoát khỏi nỗi lo về điều kiện sống chật vật lúc tới năm tháng tuổi cao sức
yếu. Khi không còn khả năng làm việc, cơ thể mỏi mệt, chuyện tiêu pha quá mức
hồi còn trẻ mà không nghĩ ngợi đến các kế hoạch tài chính thường trở thành nỗi
nuối tiếc cho các U60.
Bớt vay nợ
Nếu không đủ
khả năng chi trả những chuyến đi hay món đồ nào đó, bạn hãy cân nhắc và hạn chế
vay nợ. Chuyện vay tiền chỉ nên diễn ra với số lượng ít. Nếu chúng trở nên
thường xuyên, hậu quả sẽ tăng theo cấp số nhân vào lúc cuối đời.
Trần Hằng (theo Huffingtonpost)
Cám ơn cụ cho những bài học để mà ....tiếc đối với các cụ U 80 . Nhưng cũng thưa với cụ , nếu người ta còn trẻ mà " dũng cảm bảo vệ ý kiến " có khi vào tù đấy ,còn " biết khi nào từ bỏ " thì nên giành cho lãnh đạo . Chắc cụ không thích người hay chọc ngang ,xin lỗi cụ .
Trả lờiXóaCụ DK à: Có lẽ đã đến lúc chúng ta có thích người hay chọc ngang rồi đó, cụ xem có phải vậy không? Tôi thấy mình chịu được các người hay chọc ngang đó, không biết đã đủ độ chịu hay chưa?
XóaÝ em là " biết từ bỏ " đơn giản vậy thôi cụ à!
Trả lờiXóaĐúng là nhận ra có điều gì hay, có ích mà làm được thì càng tốt chứ có ai thực hiện đủ được các điều trong sách báo đâu. Tôi thấy có các điều rất thiết thực như chú ý tiết kiệm và không vay nợ ai.
XóaViệt Nam ta có câu: "NO DỒN ĐÓI GÓP"
Trả lờiXóaVâng, nếu ta cứ để dành dôi ra mỗi ngày một ít, chẳng hạn mỗi ngày dành 10k (10 ngàn VNđ) thì chỉ sau 1 năm ta có số dư là
10k x 365 ngày = 3'650 k = 3'650'000 VNđ. Thời gian cứ trôi đi (giá thử cứ tiếp tục như trên) thì sau 10 năm ta có một khoản kha khá là 36 triệu 500'000 VNđ. Ấy nhưng nếu ta mỗi ngày quá đi chừng ấy thì dẫn đến thiếu hụt 36'500'000VNđ. Gắng thêm thì kết quả còn hay hơn nhiều nhưng mà vung tay thì coi chừng ! Tôi đã chứng kiến sự đổi thay trong tổ dân phố, có nhà 10 năm trước đang rất ung dung mà nay phải "bán nhà trả nợ " !