Nếp nhà trăm tuổi xứ
Thanh
VNExpress
Những ngôi
nhà cổ với tuổi thọ hàng trăm năm, rêu phong phủ mái là hình ảnh quen thuộc và
bình dị, góp phần làm nên nét thanh sơ cho không gian xung quanh khu vực di
tích Thành nhà Hồ.
Thôn Thọ
Vực, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cách không xa di tích thành
nhà Hồ, là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ với niên đại trên dưới 100 năm
tuổi.
Ngôi nhà của
ông Trịnh Cao Bỉnh tồn tại hơn 100 năm qua. Theo chủ nhân, nơi này do cụ nội
mua lại từ khung gỗ của một gia đình ở Nam Định mang về dựng lại. Toàn bộ ngôi
nhà được làm bằng gỗ xoan.
Nhà có 5
gian với hai gian buồng, ba gian giữa. Những hoa văn, kiến trúc căn nhà gần như
được giữ nguyên bản.
Những tấm
cửa làm hoàn toàn bằng gỗ xoan, trải qua hàng trăm năm mưa gió vẫn giữ sự tinh
xảo cũng như công dụng của nó.
Hai chiếc
cột chống ngoài thềm của căn nhà được đục, đẽo từ đá xanh nguyên khối nặng tới
vài trăm cân.
Theo lời kể
của gia chủ, để chống chọi lại khí hậu thiên nhiên khắc nghiệt, những cánh thợ
dựng nhà đã mất hàng tháng trời mới hoàn thiện xong những chiếc cột bằng đá đó.
Căn nhà cổ
của cụ ông Đặng Hồng Tiến, 86 tuổi cũng đã ngót nghét trăm năm.
Theo gia
chủ, căn nhà do ông ngoại của cụ Tiến mua gỗ và thuê thợ dựng mất vài tháng
trời mới hoàn thiện. Những nét hoa văn chạm trổ thể hiện sự kỳ công và trau
chuốt.
Dũ đã trải
qua hàng trăm năm, nhờ vật liệu và lối kiến trúc độc đáo, những căn nhà cổ xứ
Thanh vẫn tồn tại cùng thời gian. Nếu du lịch đến Thành nhà Hồ, bạn hãy dành
thời gian tham quan và tìm lại cảm giác được trở về quê hương thanh bình những
ngày xưa cũ.
Các đại gia, nhà giàu ngày nay phần lớn đều tậu villa- biệt thự, hay cũng lên ở các căn hộ nhà cao tầng Keang Nam, Lotte, tầng 40, 50 v.v... cao chóng mặt ! BIệt thự quá hoành tráng, nhưng có thể làm chưa bao lâu lại "đập phá" ! Cha ông ngày xưa tính kế "trường cửu" ngôi nhà gỗ trăm năm vẫn vậy, mà nếu có di dời thì hoàn toàn có thể dỡ ra rồi lắp đặt lại gần như nguyên vẹn. Lâu dài mà tiết kiệm không hoang phí của cải thiên nhiên ban tặng. Con người sống thanh thản biết bao !
Trả lờiXóaTrả lờiXóa
Xin lỗi bác cả F ,nhà cổ nên để những người hoài cổ ở và cho thế hệ mới đến xem để nhớ lại tổ tiên ta trước đây sống thế nào .Mình già rồi mà ở kiểu nhà như thế ,lỡ đêm hôm mưa rét muốn đi vệ sinh thì sợ lắm .Anh Sương chồng chị Phương nói về quê TỪ SƠN gần HN thế mà ông em xây biệt tự hoành tráng nhưng cái khoản nhà vệ sinh vẫn ... . để ngoài vườn .Nghĩ đến chuyện HN không cho phá khu phố cổ đó là hành hạ người ta ,phải không bác cả ?
Trả lờiXóaCụ DK ơi: Theo tôi nhà cổ ở các làng quê khác nhiều phố cổ HN. Người dân phố cổ HN cũng muốn thôi ở đó lắm vì đủ thứ "chật chội bó buộc " thâm chí vệ sinh kiểu đặt thùng ... nhưng vì buôn bán sinh sống mà họ trụ lại đó. Còn nhà cổ làng quê rộng thoáng lắm . Về vệ sinh khép kín thì nhiều nơi vẫn nhà cổ mà họ đã cải tiến, đã bắt cả nước máy chứ không còn hoàn toàn như xưa. Về việc a.Sương về Từ Sơn câu chuyện thế nào thì tôi không rõ vì ô. bà Sương Phương không nói gì với chúng tôi điều đó. Liệu có phải tùy theo từng chủ nhà mà có vẫn "quá cổ" hay đã có cải tiến ?
Xóa