Những
vùng đất chết sau ảnh hưởng tàn khốc của sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 hiện
đã hồi sinh và khơi dậy sự sống nhờ áp dụng khả năng phục hồi của hệ sinh thái. (Theo VNExpress)
Dự án đã góp phần phục hồi những
cánh đồng chết bị ảnh hưởng bởi tác động của sóng thần, phát triển đa dạng
sinh học và thiết lập một hệ thống kinh tế bền vững mới, giúp người dân cải
thiện cuộc sống. Ảnh: allposters.com
|
Để hồi sinh những cánh đồng lúa ở
những khu vực bị tàn phá bởi sóng thần, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức NPO
Tambo đã ứng dụng phương pháp canh tác tự nhiên có tên gọi là
"fuyumizutambo", làm giảm tác động của tình trạng nhiễm muối mặn do
ảnh hưởng từ sóng thần, nhờ vào cách tận dụng khả năng phục hồi của hệ sinh
thái.
Quá trình hạn chế và loại bỏ nhiễm
muối mặn giúp khôi phục các cánh đồng lúa được áp dụng ở các khu vực Kesennuma,
Shiogama và Minamisanriku ở tỉnh Miyagi và Rikuzentakata ở tỉnh Iwate. Với sự
tham gia của các nhà khoa học và đóng góp của 1.200 tình nguyện viên, những
cánh đồng được phục hồi và cho phép thu hoạch ngay trong vụ mùa thu năm 2011.
Bên cạnh mục tiêu phục hồi hoạt động
nông nghiệp, cải thiện được sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên, dự
án còn thiết lập một hệ thống kinh tế bền vững mới, với sự ra đời của một doanh
nghiệp nông nghiệp tổng hợp trong đó bao gồm các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, chế biến và phân phối bán lẻ.
Theo trang web của Giải thưởng trong
lĩnh vực đa dạng sinh học MIDORI do Quỹ Môi trường AEON tổ chức, bằng các
nghiên cứu khoa học và thực hiện giám sát các vấn đề liên quan như chất lượng
nước, thành phần đất, đa dạng sinh học, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được
rằng những vùng đất nông nghiệp bị tàn phá bới thảm họa thiên tai vẫn có thể
hồi sinh và phát triển.
Với những ý nghĩa to lớn trong lĩnh
vực đa dạng sinh học, dự án "Phục hồi các cánh đồng lúa bị tàn phá bởi
động đất và sóng thần bằng cách tận dụng khả năng phục hồi của hệ sinh
thái" của tổ chức NPO Tambo đã giành được giải thưởng Grand Pix về môi
trường của Nhật Bản năm 2013. Đây là một giải thưởng được tổ chức thường niên
tại Nhật Bản nhằm tôn vinh 5 dự án của các tổ chức và cá nhân có những ảnh
hưởng và đóng góp nhất định đến các hoạt động đa dạng sinh học trong tương lai.
Ở quy mô quốc tế, giải thưởng trong
lĩnh vực đa dạng sinh học có tên gọi là MIDORI nhằm tôn vinh các cá nhân có
những đóng góp nổi bật cho công tác bảo tồn và ứng dụng đa dạng sinh học ở cấp
độ toàn cầu.
Giải thưởng được trao nhằm mục đích
mở động tầm ảnh hưởng mang tính phát triển tích cực của các cá nhân tới các dự
án liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học trên toàn thế giới và nâng cao nhận
thức về đa dạng sinh học.
Năm 2012, Giáo sư Võ Quý trở thành
người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng MIDORI, với những sáng kiến đóng
góp cho các chương trình bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Thùy Linh
Nhật bản thật tài giỏi. Họ biết vượt qua mọi khó khăn...GS Võ QUÝ của VN cũng tâm huyết với vđ môi trường lắm anh ạ...Dư âm Nhật còn trong lòng Fio nhiều lắm phải không anh? Hi Hi, em cũng hâm mộ nước Nhật lắm, mặc dầu biết sống trong lòng họ thật không dễ dàng gì...
Trả lờiXóavu song thu nói không sai ! FIO vẫn còn nhiều dư âm Nhật Bổn lắm. Mà cũng đúng thôi , mình có nhiều nét tính cách quyết chí khá tương đồng với họ. Đất nước , tổ chức xã hội thì họ vượt xa.
XóaTôi đã đọc một loạt bài viết và xem ảnh của Cụ kể về chuyến Đông du "theo chân" Cụ Phan tiên sinh. Qua đó tôi hiểu thêm nhiều điều kỳ diệu có một không hai trên thế giới của đát nước và con người Nhật Bản. Đặc biệt và kỳ diệu nhất là "sự hồi sinh", không chỉ một lần sau khi bị ném xuống 2 quả bom nguyên tử sau đại chiến TG lần thứ 2 và vô số lần động đất, sóng thần, rồi tại hoạ nhà máy điện hạt nhân... .
Trả lờiXóaHọ không chỉ hồi sinh mà còn phát triền như vũ bão về mọi mặt như hiện nay.
Có lẽ câu thơ của NT Tố Hữu : "Rũ bùn đứng dậy sáng loà" là để ca ngợi Nhật Bản thì đúng hơn?!.
Chúc Cụ Khoẻ vui.
Chút xíu chuyện vui: Hôm tôi đang ở bên đó, có động đất. Bà xã ở nhà vội hỏi qua Cty lữ hành tin tức, lo cho ông lão Fio ... nhưng thực ra nó xảy ra ở ngoài biển cách khá xa Tokyo, tôi cũng có cảm nhận rung lắc chút đỉnh. Người Nhật coi động đất như ta quen gió mùa, chỉ khi nào độ mạnh đến mức nguy hiểm mới kéo còi báo động! Họ không dạy học trò " đất nước ta giàu đẹp" ... mà dạy thiên nhiên đầy khó khăn động đất ,núi lửa, nhiều rừng,... người Nhật phải luôn sẵn sàng ứng phó vươn lên. Các vị chức sắc VN có chịu leo núi, lội bùn ... mà cùng dân đi lên hay không? Hay bắt dân cõng?
Xóaxin đính chính hộ bạn 3B,câu thơ "rũ bùn đứng dậy sáng lòa là của NGUYỄN ĐÌNH THI trong bài thơ ĐẤT NƯỚC...(đoạn cuối cùng)....
Trả lờiXóaLòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!
1948
TH nổi tiếng với câu thơ...tiếng đầu lòng con goi STALIN!
NƯỚC NHẬT có đặc điểm là ít lí luận nhưng nhiều thực tiễn,họ luôn luôn cải tiến dù có copy một thiết bị nào thì họ vẫn cứ có những cải tiến khác bản gốc .mình cũng nên học NB ở điểm này
Cảm ơn chao quelam. Vừa cùng trao đổi về nước Nhật, con người Nhật, họ luôn "làm chủ" lấy mình, họ không "ăn sẵn" của nả thiên hạ (máy móc thiết bị có sẵn) ... cụ vừa đính chính câu thơ (của Ng.Đình Thi- không phải Tố Hữu) giúp cụ 3B. Ở bên CH Séc nhưng cụ chao quelam luôn luôn VN. Cảm phục cụ nhiều.
Xóa