5* - ĐI MUA SẮM – SIÊU THỊ & CÁC BỮA ĂN Ở NHẬT
a/ SIÊU THỊ VÀ MUA SẮM.
Có lẽ có các đại siêu thị hay siêu siêu thị mà chúng tôi không có dịp đến, còn thì các nơi mua sắm mà đoàn tua đến được thì cũng không “cực kỳ”hay quá sang. Nói chung tôi không ham đến các nơi mua sắm, siêu thị; nhưng đoàn tua nào mà chẳng có chương trình một số buổi dành cho việc này, nhất là với các du khách nữ thì việc mua sắm coi như hàng đầu. Tôi đành cũng phải cố gắng ít nhiều “học hỏi” theo, khỏi thì giờ trôi qua vô ích.
Trong đoàn có một vài cô hay bà trẻ, dường như tiền nong khấm khá, mua sắm hăng say. Chẳng hạn có một phụ nữ cỡ tuổi chừng 55 (vừa mới nghỉ hưu) đâu vốn dân ngân hàng hay ở học viện ngân hàng gì đó,”tậu” hẳn chiếc nồi cơm điện Tiger ngót 20 triệu đem về VN. (Tôi có xem giá tại nơi bán: 92’800 JPY-yên Nhật = 928 USD = 928 x 21’500 đ = 19’952’000 đVN ~ 20 triệu ! )
Nồi cơm “siêu”thật. Điều khiển từ xa hầu hết mọi chức năng nấu, thế nhưng liệu có dùng đến mọi chức năng. Thêm nữa khí hậu VN nóng ẩm liệu hàng điện tử có chịu được bền lâu? Đương nhiên hướng dẫn viên (đã có kinh nghiệm) luôn nhắc chú ý đến điện thế, đừng tha về VN hàng nội địa Nhật tiêu dùng luôn có dòng 110 V dễ bị cắm nhầm điện mà cháy hỏng, phải chọn hàng Nhật sản xuất dành cho nước ngoài với điện thế 220 V. Một cặp vợ chồng khác, cỡ U50 cũng ham mua sắm, nhất là người chồng cũng có thú ham thích máy ảnh.Vốn đang có chiếc máy hơn máy du lịch rồi, nhưng vẫn ham mua chiếc máy ảnh có ống kính tê lê. Hạng xoàng loại này cũng trên dăm chục triệu. Phải cỡ bảy, tám chục đến cả trăm triệu. Vân vi mãi, người chồng mua chíếc máy đâu gần 60 triệu! Vẫn cứ còn tiếc xuýt xoa: giá đem thêm tiền, đổi hết ra JPY (yên Nhật) để tậu được chiếc tầm cỡ hơn! Tôi đi“xem”, cuối cùng chọn được cho mình chiếc giắc cắm “bẹt” đổi được ra cho mình cắm giắc tròn hay bẹt tuỳ ý gọn ghẽ không cần dây nhựa gì khác, 980 JPY= 9,8 USD ~ 9,8 x 21’500 =210’000 đVN. Còn hơn về nhà VN ta không có, mà mình tự làm thì ắt phải có dây điện lòng thòng.
a/ SIÊU THỊ VÀ MUA SẮM.
Có lẽ có các đại siêu thị hay siêu siêu thị mà chúng tôi không có dịp đến, còn thì các nơi mua sắm mà đoàn tua đến được thì cũng không “cực kỳ”hay quá sang. Nói chung tôi không ham đến các nơi mua sắm, siêu thị; nhưng đoàn tua nào mà chẳng có chương trình một số buổi dành cho việc này, nhất là với các du khách nữ thì việc mua sắm coi như hàng đầu. Tôi đành cũng phải cố gắng ít nhiều “học hỏi” theo, khỏi thì giờ trôi qua vô ích.
Trong đoàn có một vài cô hay bà trẻ, dường như tiền nong khấm khá, mua sắm hăng say. Chẳng hạn có một phụ nữ cỡ tuổi chừng 55 (vừa mới nghỉ hưu) đâu vốn dân ngân hàng hay ở học viện ngân hàng gì đó,”tậu” hẳn chiếc nồi cơm điện Tiger ngót 20 triệu đem về VN. (Tôi có xem giá tại nơi bán: 92’800 JPY-yên Nhật = 928 USD = 928 x 21’500 đ = 19’952’000 đVN ~ 20 triệu ! )
Nồi cơm “siêu”thật. Điều khiển từ xa hầu hết mọi chức năng nấu, thế nhưng liệu có dùng đến mọi chức năng. Thêm nữa khí hậu VN nóng ẩm liệu hàng điện tử có chịu được bền lâu? Đương nhiên hướng dẫn viên (đã có kinh nghiệm) luôn nhắc chú ý đến điện thế, đừng tha về VN hàng nội địa Nhật tiêu dùng luôn có dòng 110 V dễ bị cắm nhầm điện mà cháy hỏng, phải chọn hàng Nhật sản xuất dành cho nước ngoài với điện thế 220 V. Một cặp vợ chồng khác, cỡ U50 cũng ham mua sắm, nhất là người chồng cũng có thú ham thích máy ảnh.Vốn đang có chiếc máy hơn máy du lịch rồi, nhưng vẫn ham mua chiếc máy ảnh có ống kính tê lê. Hạng xoàng loại này cũng trên dăm chục triệu. Phải cỡ bảy, tám chục đến cả trăm triệu. Vân vi mãi, người chồng mua chíếc máy đâu gần 60 triệu! Vẫn cứ còn tiếc xuýt xoa: giá đem thêm tiền, đổi hết ra JPY (yên Nhật) để tậu được chiếc tầm cỡ hơn! Tôi đi“xem”, cuối cùng chọn được cho mình chiếc giắc cắm “bẹt” đổi được ra cho mình cắm giắc tròn hay bẹt tuỳ ý gọn ghẽ không cần dây nhựa gì khác, 980 JPY= 9,8 USD ~ 9,8 x 21’500 =210’000 đVN. Còn hơn về nhà VN ta không có, mà mình tự làm thì ắt phải có dây điện lòng thòng.
Các
nơi mua sắm mà đoàn tua có đến, tôi chỉ thích khu GOTEMBA, ở vùng chân núi Phú
Sĩ. Một khu mua sắm cao cấp rộng lớn trên một mặt bằng có thể như hai sân vận động
ĐÔNG – TÂY, nối nhau bằng một cây cầu ngắn ở giữa. Tất cả gồm khoảng 250 cửa
hàng và nhà hàng, tha hồ chủng loại hàng mua sắm. Điều cần hết sức chú ý là ghi
nhớ nơi mình đến (ô tô đỗ) để không lạc lối khi trở lại, nếu không thì “chẳng
biết đâu mà tìm”! (Điện thoại không hoà mạng Nhật, tiếng Nhật không biết, có mà
hỏi trời?). Điểm đến của chúng tôi (nơi đỗ xe) là cửa P4 ( đọc theo tiếng Anh:
pi four).
“ Gotemba là một thị trấn núi Phú Sĩ nổi tiếng với khu mua sắm rộng lớn của nó (Khu mua sắm chất lượng cao Gotemba). Khu siêu thị này gồm khoảng 200 cửa hàng, 50 nhà hàng và một vòng đu quay lớn”.
Tại siêu thị này, có một mặt hàng khách tua VN cũng như khách quốc tế ưa thích, ấy là vali, túi xách Samsonite, thật nhẹ; chiếc vali với 4 bánh xe quay tít, di chuyển đẩy kéo chiếc vali cực dễ dàng. Không ít du khách mua sắm hàng Samsonite (đồng thời để đựng chứa các hàng đã mua sắm khác như quần áo, mỹ phẩm…). Tôi cũng thực hành theo, thửa một chiếc cỡ trung, thích thú quay nó xoay như chong chóng, thay cho chiếc cũ mang nhãn Nga tuy bền nhưng đã xài... ngót vài chục năm!
Một số hình ảnh tôi ghi lại được và lấy thêm trên mạng:
“ Gotemba là một thị trấn núi Phú Sĩ nổi tiếng với khu mua sắm rộng lớn của nó (Khu mua sắm chất lượng cao Gotemba). Khu siêu thị này gồm khoảng 200 cửa hàng, 50 nhà hàng và một vòng đu quay lớn”.
Tại siêu thị này, có một mặt hàng khách tua VN cũng như khách quốc tế ưa thích, ấy là vali, túi xách Samsonite, thật nhẹ; chiếc vali với 4 bánh xe quay tít, di chuyển đẩy kéo chiếc vali cực dễ dàng. Không ít du khách mua sắm hàng Samsonite (đồng thời để đựng chứa các hàng đã mua sắm khác như quần áo, mỹ phẩm…). Tôi cũng thực hành theo, thửa một chiếc cỡ trung, thích thú quay nó xoay như chong chóng, thay cho chiếc cũ mang nhãn Nga tuy bền nhưng đã xài... ngót vài chục năm!
Một số hình ảnh tôi ghi lại được và lấy thêm trên mạng:
Nơi từ cửa P4 vào -Sẽ trở ra tại đây !
Trời mưa khá dày hạt - luôn phải đem theo dù
b/ BỮA ĂN Ở NHẬT
Trước hết người Nhật không bưng bê cầm tay chén, bát, đĩa; tất cả phải cho vào khay bưng. Nếu đi ăn buffet, động tác đầu tiên là phải tìm lấy một chiếc khay. Sau đó lấy chén, bát, đĩa, đũa, nỉa…thức ăn, tùy mình.Tất cả cho vào khay bưng.
Khi ăn theo bàn có số chỗ ngồi ( 1; 2; 4; 6 …) dẫu thế nào vẫn cứ mỗi người một “mâm” tức là vẫn cứ một khay + các thứ kèm theo (niêu cơm, nồi xúp nhỏ …) của từng người. Chỉ trừ khi dùng lẩu to chung hay bếp nướng chung thì chỉ hai thứ đó mới “chung” trong mâm. Họ hết sức “dự trù” gần như chính xác mức ăn để hết sức tránh lấy thừa bỏ phí. Sau bữa ăn, gần như không có thừa tại“mâm”(khay)! Hầu hết cơm chỉ một bát nhỏ, ai cần thêm thì mới xới tiếp ( tại chỗ nồi cơm) vừa đủ, không bao giờ có cả liễn cơm để ở bàn ăn. Nước Nhật chủ trương trồng trọt dân đủ gạo ăn không phải mua của nước ngoài, tất nhiên cũng chẳng có dư mà bán. Nói chung cơm dẻo ngon, có cả gạo dẻo hơn gần như nếp. Họ không nêm mặn, cũng không cay như ở TQ. Khách tự nêm thêm muối hay mù tạt nếu cần.
Trước hết người Nhật không bưng bê cầm tay chén, bát, đĩa; tất cả phải cho vào khay bưng. Nếu đi ăn buffet, động tác đầu tiên là phải tìm lấy một chiếc khay. Sau đó lấy chén, bát, đĩa, đũa, nỉa…thức ăn, tùy mình.Tất cả cho vào khay bưng.
Khi ăn theo bàn có số chỗ ngồi ( 1; 2; 4; 6 …) dẫu thế nào vẫn cứ mỗi người một “mâm” tức là vẫn cứ một khay + các thứ kèm theo (niêu cơm, nồi xúp nhỏ …) của từng người. Chỉ trừ khi dùng lẩu to chung hay bếp nướng chung thì chỉ hai thứ đó mới “chung” trong mâm. Họ hết sức “dự trù” gần như chính xác mức ăn để hết sức tránh lấy thừa bỏ phí. Sau bữa ăn, gần như không có thừa tại“mâm”(khay)! Hầu hết cơm chỉ một bát nhỏ, ai cần thêm thì mới xới tiếp ( tại chỗ nồi cơm) vừa đủ, không bao giờ có cả liễn cơm để ở bàn ăn. Nước Nhật chủ trương trồng trọt dân đủ gạo ăn không phải mua của nước ngoài, tất nhiên cũng chẳng có dư mà bán. Nói chung cơm dẻo ngon, có cả gạo dẻo hơn gần như nếp. Họ không nêm mặn, cũng không cay như ở TQ. Khách tự nêm thêm muối hay mù tạt nếu cần.
“Nhật
Bản có rất nhiều loại muối mè, tên gọi chung là furikake. Một số nguyên liệu
thường gặp trong muối mè của Nhật là mè đen hoặc trắng, rong biển, cá ngừ, tép
khô,....rắc lên cơm ăn, hoặc làm cơm nắm”.
Một bữa ăn của tôi (ngồi bàn chung)
Đoàn tour vào bữa ăn
Bàn ăn khi chưa có khách
Bài cụ viết tỷ mỉ làm cho người không được đi cũng cảm thấy như đã hành trình cùng cụ, hoặc sau này đi sẽ rút kinh nghiệm mà chuẩn bị, hoặc mua sắm khả thi hơn. Chúng tôi không nghĩ là cụ khoe gì đâu. Tôi cũng hay viết lại chuyến du lịch tỷ mỉ để không những cho các cụ bạn mà còn cho con cháu mình biết để chúng lựa chọn và trang bị kiến thức cho chúng khi đi du lịch sau này.
Trả lờiXóaCòn có ai nghĩ là viết để khoe khoang thì thật là thiển cận!
Cảm ơn cụ thanhmai vu. Nếu kể tiếp, vẫn còn có điều để kể. Chẳng hạn như buổi tắm khoáng nóng ở một khách sạn có nhà tắm này. Mọi nguời phải theo đúng qui định: khi vào phòng tắm (phòng nam riêng, phòng nữ riêng như với toilet) thì không một ai được mặc theo thứ gì; tất nhiên trước khi đến khu tắm thì mọi người đã phải từ phòng nghỉ thay bộ pỵjama của khách sạn ... Hay các khách sạn dùng khoá phòng mỗi nơi một kiểu ... điện tử, bán điện tử ...
XóaCảm ơn cụ chia sẻ. Tôi chỉ còn một bài cuối nói về Tokyo của Nhật , là kết thúc, vừa hết tuần.
Để trở lại hẳn VN.
CHúc mừng bác có chuyến du lịch Nhật mỹ mãn , nghe bác kể mà thèm quá, em cũng thích tới những khu mua sắm trong mỗi chuyến du lịch, mình ít tiền thì chọn mua những thứ đạc biệt hợp túi tiền bác nhỉ.
Trả lờiXóaThân chào RoseDoan; lâu lâu mới ghé thăm. RoseDoan hay làm thơ nhưng với tôi chỉ khi quá ưu tư hay lúc vui bột phát hứng khởi mới có đôi cậu gọi là ...
XóaMỗi chuyến đi DL theo tour đều theo một phương thức nhất định, tuỳ theo thời gian địa điểm và cả khả năng chung, riêng. Đi Nhật cũng có tua rẻ hơn chỉ 5 ngày (thực chất vậy là chỉ 3 ngày) giá tua hơn 20 triệu. Chắc chắn là đến được ít nơi hơn,ăn nghỉ rẻ hơn... Tua nào thì cũng có mua sắm ,đó là "nghề nghiệp" của DL. Lần này tôi đi "một mình" vậy là cũng có biết mua sắm có mức độ thích hợp.
Nếu có nắm bắt tốt nhu cầu và có khả năng tài chính thì mua sắm có cái hay vừa có cái mình ưa thích ở nhà không có vừa kỷ niệm chuyến đi. Cảm ơn LH Đoan, hẹn gặp lại.