KỂ CHUYỆN ĐI NHẬT
Phần III
TÔI ĐÃ TRỞ VỀ (III A)
Phần III
TÔI ĐÃ TRỞ VỀ (III A)
KYOTO
Thành phố Kyōto (tiếng Nhật: 京都市
Kyōto-shi; Hán-Việt: Kinh Đô thị) là một thành phố tỉnh lỵ của phủ Kyōto, Nhật
Bản. Thành phố có dân số hơn 1,5 triệu người và là một phần chính của vùng đô thị Kansai. Thành
phố này trước kia là kinh đô của Nhật Bản.Hay ta có thể gọi Kyoto là cố đô Nhật Bản, tương tự ở VN có cố đô Huế.
*1- CHÙA THANH THUỶ ( KIYOMIZU)
(音羽山清水寺) Núi Âm Các- Chùa Thanh Thuỷ
Còn gọi là chùa NƯỚC THIÊNG, ở núi Otowa.
Chùa Kiyomizu (Thanh Thủy Tự) – tọa lạc ở khu vực đồi núi phía tây cố đô Kyoto, là một trong những ngôi đền thiêng liêng của đất nước Nhật Bản. Đền được xây dựng vào năm 780, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1994.
Tòa kiến trúc chính của chùa (hondo) thu hút nhiều sự
chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác
tòa kiến trúc này như ở trên không. Trước đây, có những tín đồ đã nhảy từ trên
tòa kiến trúc này xuống chân đồi với hy vọng nếu sống sót sẽ gặp trở nên có
phúc. Theo thống kê,
từ thời Edo tới
khi bị cấm, đã có 234 lượt người thực hiện hành động này, và 85,4% trong số họ
đã sống sót.
Khách tham bái uống nước từ ba dòng thác để cầu được sức khỏe, sống lâu và thành công trong học tập.
Khách tham bái uống nước từ ba dòng thác để cầu được sức khỏe, sống lâu và thành công trong học tập.
Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước
có tên Otowa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành ba
dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe
mạnh và thành công trong học tập.
Tuy nổi tiếng là một ngôi chùa Phật giáo,
nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ
của đạo Shinto.
Đền thờ được nhiều khách tham quan tham bái nhất là đền Jishu (jishu jinja) thờ thần tình yêu (hoặc thần đôi lứa).
Trong đền có hai tảng đá đặt cách nhau 18 mét. Nhiều khách tham bái nhắm mắt cố gắng đi được từ tảng đá này tới tảng đá
kia với hy vọng sẽ tìm được bạn để kết đôi.
Tạm biệt Hotel AGORA REGENCY
Trong xe
Các đoạn cầu vượt luôn gặp trên đường
Che chắn hai bên đường trên cao- Chiều xe chạy theo luật bên trái.
Không ít hầm chui sạch sẽ rộng rãi
Ruộng đồng vuông vức thẳng thắn
Đường về nông thôn - Nhà cửa giản dị
Đến chùa
Bể nước luôn sạch và có gáo để rửa tay trước khi vào chùa
Đi lên cao dần qua các hành lang chùa. Giải nước xanh xa xa.
Chùa gỗ- Trong chùa không để đèn sáng và không được chụp ảnh
Đền cầu duyên - Chủ yếu cho lứa trẻ
Đi xuống đón 3 dòng nước
UỐNG NƯỚC : Có 3 dòng chảy xuống (được dẫn từ trên núi)
-Uống dòng nước bên trái: sẽ được phù hộ tư duy sán lạn.
-Uống nước dòng giữa: sẽ gặp nhiều may mắn với tiền bạc.
-Uống dòng bên phải: sẽ gặp được người yêu tâm đầu ý hợp.
+ Nếu uống cả 3 dòng: sẽ bị trừng phạt vì tính tham lam, và sẽ mất hết may mắn !
Có các gáo cán dài hứng nước và cho vào ca, cốc hoặc lòng bàn tay uống.
Phải xếp hàng thứ tự đi lượn zic-zac để lên hứng nước. Không chen lấn.
Fiohantb uống nước ở 2 dòng thứ nhất và thứ hai.
Dưới tán cây lá đỏ
Tần ngần trước lúc ra về
TOÀN CẢNH CHÙA
Nghiêm chỉnh khi ra vào chùa.
***
TẠM BIỆT CHÙA THANH THUỶ !
Trước cửa chùa rất đông người đi lễ
Nhiều người đi lên
Luật đi chiều thuận là bên trái.
Tấm biển (chữ Hán và chữ Nhật) trên đá nói lên chùa Thanh thuỷ có Phật Quan Âm nghìn tay
" Thanh thuỷ tự thiên thủ Quan Âm"- Không được chụp ảnh chỗ điện thờ có tượng này.
*-*-*-*-*THÊM ẢNH TRÊN MẠNG:
Ảnh trên mạng- 1
Ảnh trên mạng- 2; Phật Quan Âm nghìn tay
Ảnh trên mạng- 3; Toàn cảnh ngôi chùa
Trong xe
Các đoạn cầu vượt luôn gặp trên đường
Che chắn hai bên đường trên cao- Chiều xe chạy theo luật bên trái.
Không ít hầm chui sạch sẽ rộng rãi
Đường về nông thôn - Nhà cửa giản dị
Đến chùa
Bể nước luôn sạch và có gáo để rửa tay trước khi vào chùa
Đi lên cao dần qua các hành lang chùa. Giải nước xanh xa xa.
Chùa gỗ- Trong chùa không để đèn sáng và không được chụp ảnh
Đền cầu duyên - Chủ yếu cho lứa trẻ
Đi xuống đón 3 dòng nước
UỐNG NƯỚC : Có 3 dòng chảy xuống (được dẫn từ trên núi)
-Uống dòng nước bên trái: sẽ được phù hộ tư duy sán lạn.
-Uống nước dòng giữa: sẽ gặp nhiều may mắn với tiền bạc.
-Uống dòng bên phải: sẽ gặp được người yêu tâm đầu ý hợp.
+ Nếu uống cả 3 dòng: sẽ bị trừng phạt vì tính tham lam, và sẽ mất hết may mắn !
Có các gáo cán dài hứng nước và cho vào ca, cốc hoặc lòng bàn tay uống.
Phải xếp hàng thứ tự đi lượn zic-zac để lên hứng nước. Không chen lấn.
Fiohantb uống nước ở 2 dòng thứ nhất và thứ hai.
Xếp hàng zic-zắc đi lên uống nước
Khu chùa cổ bằng gỗ trên cao
Bên hòn đá lễ -tưởng niệm Dưới tán cây lá đỏ
TOÀN CẢNH CHÙA
Nghiêm chỉnh khi ra vào chùa.
***
TẠM BIỆT CHÙA THANH THUỶ !
Trước cửa chùa rất đông người đi lễ
Nhiều người đi lên
Luật đi chiều thuận là bên trái.
Tấm biển (chữ Hán và chữ Nhật) trên đá nói lên chùa Thanh thuỷ có Phật Quan Âm nghìn tay
" Thanh thuỷ tự thiên thủ Quan Âm"- Không được chụp ảnh chỗ điện thờ có tượng này.
*-*-*-*-*THÊM ẢNH TRÊN MẠNG:
Ảnh trên mạng- 1
Ảnh trên mạng- 2; Phật Quan Âm nghìn tay
Ảnh trên mạng- 3; Toàn cảnh ngôi chùa
*2-CHÙA VÀNG ( KIM CÁC
TỰ; KINKAKUJI)
Kinkaku-ji (kanji: 金閣寺, phiên âm Hán-Việt: Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto, Nhật Bản.
Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho shogun (tướng quân) Ashikaga Yoshimitsu. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin(1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
Kinkaku-ji (kanji: 金閣寺, phiên âm Hán-Việt: Kim Các Tự, tức chùa Gác Vàng) là tên phổ thông của chùa Rokuon-ji (kanji: 鹿苑寺: Lộc Uyển Tự, chùa Vườn Nai) ở Kyoto, Nhật Bản.
Kiến trúc nguyên thủy xây năm 1397 vốn dùng làm nơi an trí cho shogun (tướng quân) Ashikaga Yoshimitsu. Con ông cho đổi hành cung làm chùa và thiền viện cho tín đồ Phật giáo phái Lâm Tế. Trong cuộc chiến Onin(1467-1477), chùa bị đốt cháy rụi nhưng rồi được xây lại.
Gần 500 năm sau, vào năm 1950 tòa
Gác Vàng bị một vị sư nổi lửa đốt cháy thành tro. Nhà sư sau đó bèn tự tử nhưng bị nhà chức trách bắt được. Mẹ nhà sư cũng bị đem ra tra hỏi. Trên
đường về, bà nhảy từ xe lửa, gieo mình xuống sông tự vẫn còn nhà sư
sau khi truy tố bị tuyên án bảy năm tù. Trong khi thụ án ông chết bệnh trong ngục năm 1956.
Kinkaku (Gác Vàng) trong khuôn viên chùa
chỉ là một trong nhiều công trình kiến trúc ở chùa. Ngôi gác có ba tầng soi
bóng xuống ao Kyoko-chi (鏡池: Kính Trì, tức "ao Gương"). Vách gác hai tầng trên
đều dát vàng lá,
ánh lên rực rỡ nên gác mới có tên là Gác Vàng. Cảnh trí gác, ao, vườn và lối đi
có tiếng là hài hòa mỹ thuật. Gác này thường được so sánh với Ginkaku (銀閣; Ngân Các tức Gác Bạc) ở chùa Jisho-ji (慈照寺; Từ Chiếu Tự) cũng ở Kyoto.
Phần kiến trúc Kinkaku hiện thấy là do cuộc tái thiết năm 1955. Năm 1987 nhà chùa dát thêm lớp vàng mới cùng sửa chữa nội thất; sang năm2003 thì phần mái được trùng tu.
Câu chuyện ly kỳ về vụ đốt Gác Vàng năm 1950 này đã được nhà văn Mishima Yukio phóng tác trong cuốn tiểu thuyết Kinkaku-ji
金閣寺. Sách này được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác. Bản tiếng Việt do Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh
dịch và xuất bản ở Sài Gòn vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên
1970.
Tường bao quanh chùa
Vào chùa
" Gác vàng trên ao gương "- ( Kim các - Kính trì )
FIOHANTB , giờ Nhật trên ảnh : 12:19 + 2 = 14:19 (hơn 2 giờ chiều)
Cây thông bonsai 600 năm - Phải có các giàn đỡ cành lá
Lá đỏ - Thời tiết chưa có nắng nên ảnh không bắt màu
CHÀO TẠM BIỆT NGÔI CHÙA GÁC VÀNG !
Một mái nhà hoàn toàn bằng lá
Chào hai ngôi chùa ở cố đô Nhật - KYOTO
Vào chùa
FIOHANTB , giờ Nhật trên ảnh : 12:19 + 2 = 14:19 (hơn 2 giờ chiều)
Lá đỏ - Thời tiết chưa có nắng nên ảnh không bắt màu
CHÀO TẠM BIỆT NGÔI CHÙA GÁC VÀNG !
Một mái nhà hoàn toàn bằng lá
Chào hai ngôi chùa ở cố đô Nhật - KYOTO
Văn hóa chùa chiền của Nhật bản thật ấn tượng! Em đã đi chùa ở Nhật hồi còn đang công tác, cách đây đã 30 năm...( 1983). Bây giờ xem ảnh anh chụp vẫn nhớ ...
Trả lờiXóaNước Nhật tiên tiến hiện đại nhưng các chùa đến của họ vẫn giữ nguyên cổ kính nhiều trăm năm. Họ chỉ làm tốt lên ,đẹp thêm chứ không làm hỏng đi cái đã có nên đến các chùa Nhật dẫu trong thời đại mới vẫn cảm thấy dấu vết cổ xưa. Họ không ồn ào xô bồ tại các nơi chùa đền, dẫu có đông đúc bao nhiêu. Và sạch sẽ bất cứ chỗ nào. Thật đáng khâm phục.
XóaCó 3 dòng nước chảy thì anh uống dòng nào đấy???
Trả lờiXóaUống nước ở cả 3 dòng: tham lam và bị trừng phạt ! Với tuổi U80 mà uống nước ở dòng thứ ba thì cũng coi là Tham quá! Và ở trên entry tôi đã có ghi tôi uống nước ở hai dòng thứ nhất và thứ hai, bởi đã từ VN xa xôi đến khó lòng có dịp khác đến lại chùa này nên xin phù hộ ở hai dòng tư duy sán lạn và tiền bạc khấm khá.Cảm ơn cụ đã chuyện trò, chúc cụ sức khoẻ.
XóaCụ đi thăm Đất nước MẶT TRỜI MỌC thời gian không dài, mà khi về có ngay một loạt PS nhanh, (ảnh đẹp, đa dạng , phong phú, chú thích rất rõ ràng). Thật chẳng kém gì PV chuyên nghiệp có hạng.
Trả lờiXóaChúc Cụ Khoẻ, dẻo dai, luôn tràn đầy nguồn hứng khởi để đi đây đó và chụp nhiều ảnh và kể chuyện cho Làng nghe.
Chuyện kể chỉ mới non nửa chặng đường. Còn các tiết mục chắc là khá vui, vẫn xin kể tiếp, mong các cụ không cho là chán ! Tôi cũng "lược" bớt các ảnh kẻo không lại dài ra ! Chừng nào về đến TOKYO thủ đô nước Nhật thì mới sắp hết chuyện.Cảm ơn các cụ vui vẻ chấp nhận.
Xóa