KỂ CHUYỆN ĐI NHẬT (IV)
ĐẾN VÙNG MIỀN CỦA NÚI LỬA
KHU DU LỊCH HAKONE
* Thung lũng Owakudani được hình thành từ lần phun trào cuối cùng của núi lửa Hakone cách nay 3000 năm,với các suối nước nóng bao quanh; du khách có thể thả trứng vào và luộc chín.
*Hồ Ashi (cũng gọi là hồ Hakone) là hồ nước nằm trên miệng núí lửa,thuộc quần thể hồ quanh chân núi Phú Sĩ (gồm 5 hồ hay ngũ hồ)
* Núi Phú Sĩ (Fuji): Ngọn núi cao nhất, là biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc, cao 3776 m.
ĐẾN VÙNG MIỀN CỦA NÚI LỬA
KHU DU LỊCH HAKONE
* Thung lũng Owakudani được hình thành từ lần phun trào cuối cùng của núi lửa Hakone cách nay 3000 năm,với các suối nước nóng bao quanh; du khách có thể thả trứng vào và luộc chín.
*Hồ Ashi (cũng gọi là hồ Hakone) là hồ nước nằm trên miệng núí lửa,thuộc quần thể hồ quanh chân núi Phú Sĩ (gồm 5 hồ hay ngũ hồ)
* Núi Phú Sĩ (Fuji): Ngọn núi cao nhất, là biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc, cao 3776 m.
*1-Thung lũng OWAKUDANI- Xe leo dốc lên thung lũng Owakudani với các hố nước nóng từ các suối nóng dấu tích của núi lửa, ăn trứng luộc do nhúng trong các hố nước nóng đó. Trứng đã luộc sẵn (du khách khỏi tốn thì giờ chờ luộc) và theo lời phán của dân địa phương: ăn một quả trứng ở đó sống thêm 7 tuổi ! Tôi đúng 79, nếu ăn 3 quả: 3 x 7 = 21, thêm 21 tuổi nữa vữa chẵn trăm ! Hôm đó tôi chỉ ăn được có mỗi một quả đã thấy đủ ! Họ bán trứng không bán lẻ từng quả, cứ từng túi 5 quả (túi giấy) còn nóng hổi,
mỗi túi 500 yên = 5 USD, vậy mỗi quả trứng luộc ở suối nóng nơi này có giá 1 USD/ 1 quả, xấp xỉ 21’000 đ / 1 quả. Tuy ở trên núi và suối và trong mưa nhưng mọi người vẫn giữ sạch sẽ, bóc trứng bỏ vỏ vào bồ rác không vứt vương vãi. Quả trứng luộc trong nước nóng sun-fua nên màu vỏ đen xanh ! Tuổi cao nhất đoàn nhưng lên xuống dốc như đi chùa Hương,vẫn hoà nhịp mọi người không bị rớt lại.
Quả trứng luộc chín màu xanh đen trong tay FIOHANTB, ăn vẫn thơm ngon.
Bóc trứng bỏ vỏ vào sọt - Không vứt vương vãi.
Mặc dầu có mưa rét nhưng vẫn có nhiều người đi lên suối nóng này.
*2- Hồ ASHI (HAKONE)
Tôi có đọc một vài cuốn sách dịch của Nhật (tiểu thuyết),chẳng hạn RỪNG NA UY (Marakami Haruki), Truyện ngắn Nhật Bản hiện đại (nhà XB Tác phẩm mới),Totochan-cô gái bên cửa sổ (Tetsuko Kuganagi) …Tôi có nghe đến cuốn Mây gió Hakone nhưng chưa có để xem. Lần này, tuy chưa có sách đọc nhưng tự mình đã đến được tới HAKONE.
Sách văn học Nhật, ta dịch chưa nhiều. Một phần vì trước đây quan hệ Việt Nhật chưa được thật sự quan tâm, mặt khác tiếng Nhật rất khó; là một trong các thứ tiếng khó nhất thế giới, chỉ sau Ả Rập. Thêm nữa Việt Nam lại chăm lo dịch các sách tranh chuyện như DOREMON chứ không phải chú ý đến văn học !
Hồ ASHI cao hơn mực nước biển 732 m, độ sâu tôi không nắm được nhưng nghe bảo rất sâu, nhiều chục mét nước. Chu vi hồ 18 km (11 dặm).
Du khách đền hồ, đi thuyền kiểu thuyền của hải tặc trên hồ, qua hẳn bờ đối diện và ô tô đón ở bờ đi lên. Các chuyện về hồ xin kể tiếp bằng hình ảnh chụp được,có bổ sung thêm một ít lấy trên mạng; vì hôm chúng tôi đến trời có mưa mù không nắng nên chụp ảnh không như mong muốn.
Bên bờ -Chờ lên tàu
Một cảnh hồ - Nếu trời nắng thì chụp đẹp biết bao !
Phòng soát vé lên tàu : Hakone Sightseeing Cruise
Con tàu VICTORY
SƯƠNG KHÓI VÙNG HỒ
Chuẩn bị xuống tàu
LÊN BỜ ĐỐI DIỆN
*** THÊM ẢNH TRÊN MẠNG (ẢNH CÓ NẮNG ĐẸP, RÕ NÉT HƠN)
Hồ Ashi (Lô hồ) ngày nắng đẹp có thể từ đây nhìn thấy núi Phú Sĩ
Bến tàu lên hải tặc thuyền VICTORY
*3- LÊN NÚI PHÚ SĨ
Thật không may gặp đúng ngày thời tiết xấu, có bão xa ở Nhật. Gió không mạnh nhưng mưa liên tục, xe chạy đường dốc đèo như đường đèo Hải Vân, quanh co lên cao dần. Muốn chụp ảnh hai bên đường nhưng trời tối màn mưa che hết ánh sáng, thi thoảng tạm ngớt mới ghi được vài hình “nhoè nhoẹt”. Dẫu sao cũng lên tới nơi mà ngày đẹp trời thì tha hồ ghi hình chân dung ngọn núi nổi tiếng thế giới, là biểu tượng của nước Nhật, ở độ cao 2’300 m (điểm đến 5) so với núi Phú Sĩ cao 3’776 m. Đoàn chúng tôi tới nơi vừa có mưa nặng hạt vừa đã xế chiều ngọn núi biến mất hẳn! Thật đáng tiếc ! Còn những ai thuộc vào hàng ngũ “nhà leo núi” và ở Nhật lâu hơn thì mới có điều kiện lập đoàn đi bộ leo cao và xa hơn đến gần núi Fuji hơn nữa. Mặc dầu thế nào, trong mưa táp vào mặt tôi vẫn có một vài hình ảnh (nhờ một bạn trẻ đồng hành bấm máy) – đã đứng bên tảng đá ghi mốc độ cao (2’300 m) ngắm nhìn núi Phú Sĩ ( mù mịt trong màn mưa dày hạt!).
* Cũng không phải xã hội Nhật mọi mặt đều tốt đẹp tích cực. Bên cạnh kỷ cương, ngăn nắp, kiên gan, bền chí, chu đáo , cặn kẽ, chính xác, trật tự, vì truyền thống dân tộc, vì sống còn quốc gia, họ đã hết mình vì Tổ quốc họ làm cho đất nước Nhật văn minh hiện đại; không khỏi có một bộ phận,số người dân không chịu nổi sự khắt khe đến mức hà khắc, kỷ cương đến mức sắt đá; nét mặt người Nhật hiếm nở nụ cười như người Việt Nam, họ lặng lẽ gần mức lạnh lùng, họ giữ lễ có phần “chịu đựng”; ít ồn ào gần đồng nghiã với khô khan trầm lạnh ! Và đã có người rơi vào bất hạnh ! Tìm đến tự tử! Con đường lên núi Phú Sĩ qua một quãng “rừng ma”, là nơi có những người Nhật vì một lý do nào đó (chẳng hạn rơi vào nghèo thiếu không đủ cho cuộc sống họ cầu mong) đã lên khu rừng âm u rậm rạp này, tìm cách kết liễu cuộc đời (có thể chỉ là uống rượu cho đến khi bất tỉnh và chết luôn trong giá rét núi cao!). Một vài cô du khách yếu bóng vía , khi đi về đêm ngủ mơ thấy “ma Nhật” !
Khu
rừng chết chóc ở chân núi Phú Sĩ
Đó
là khu rừng Aokigahara tĩnh lặng và u tối đến bất thường, nơi mỗi năm có hàng
chục người Nhật Bản tìm đến để thực hiện cuộc hẹn với thần chết.
Thảm rừng ở đây dày đặc, vô số cây mọc chen che hết ánh nắng
giữa ban ngày và chắn hết các ngọn gió. Có thể đó là lý do khiến rừng
Aokigahara là điểm nổi tiếng để người ta tự sát, chỉ thua cầu Golden Gate (ở
San Francisco, Mỹ) về số người tìm đến cái chết hằng năm.
Số vụ tự sát cao đến độ năm 2009, chính quyền
quận Yamanashi phải thuê người kiểm tra rừng, tìm dấu vết và nói chuyện
với những người lạ xuất hiện trong “Biển cây”. Họ cũng huấn luyện cho dân địa
phương biết cách khuyên giải những người toan tự tử. Nhiều tấm biển được cắm
trong rừng, nhắc nhở “Cuộc sống là quà tặng
quý giá của cha mẹ bạn”, “Hãy suy nghĩ
lại” và “Đừng giữ lấy buồn phiền,
hãy nói chuyện với chúng tôi” và có số điện thoại để liên lạc.
. . .
. . .
* Truyền thuyết về núi Phú Sĩ:
Một câu chuyện dân gian kể rằng núi Haku, một ngọn núi linh thiêng khác của Nhật Bản, còn có tên là Yatsu gatake (tạm dịch Mat-cu) lúc đó cao hơn Phú Sĩ.
“Hồi xưa Phú Sĩ là con một thần cái có tên Sengen sama, và núi Matcu là con một thần đực có tên Gongen sama; cả hai so tài ai cao hơn ai. Chuyện thần thoại kể tiếp: Hai vị thần, cái và đực, yêu cầu đức Phật A Di Đà làm trọng tài phân xử. Đó là một công việc khó khăn. Phật A Di Đà đã phải đặt một ống nước giữa hai đỉnh núi Mat cu và Phú Sĩ, sau đó Ngài đổ nước vào ống. Ngài nhận thấy nước trong ống dồn về Phú Sĩ. Ngài phán quyết Phú Sĩ thấp hơn Mat cu.
Mặc dù Phú Sĩ là con gái, nhưng bản chất quá kiêu ngạo và không nhận đã thua Mat cu. Sẵncây côn trong tay, y vụt lên đầu Mat cu vỡ làm 8 mảnh! Từ đó Mat cu, tức là núi Haku có 8 đỉnh (eight peaks) trên đỉnh Haku”.
* Phú Sĩ đã ngủ im 300 năm nay. Lần phun trào cuối là vào ngày 16 / 12 / 1707, kéo dài 2 tuần.” 300 năm của một núí lửa chỉ như cái chớp mắt của một con người”, Phú Sĩ có thể phun trào trở lại. Nếu nó thức dậy, ai biết được sẽ tổn thất và thảm hoạ như thế nào?
Đường đi lên vùng HAKONE -Đồi núi, hai bên đường có nhiều lau cỏMột câu chuyện dân gian kể rằng núi Haku, một ngọn núi linh thiêng khác của Nhật Bản, còn có tên là Yatsu gatake (tạm dịch Mat-cu) lúc đó cao hơn Phú Sĩ.
“Hồi xưa Phú Sĩ là con một thần cái có tên Sengen sama, và núi Matcu là con một thần đực có tên Gongen sama; cả hai so tài ai cao hơn ai. Chuyện thần thoại kể tiếp: Hai vị thần, cái và đực, yêu cầu đức Phật A Di Đà làm trọng tài phân xử. Đó là một công việc khó khăn. Phật A Di Đà đã phải đặt một ống nước giữa hai đỉnh núi Mat cu và Phú Sĩ, sau đó Ngài đổ nước vào ống. Ngài nhận thấy nước trong ống dồn về Phú Sĩ. Ngài phán quyết Phú Sĩ thấp hơn Mat cu.
Mặc dù Phú Sĩ là con gái, nhưng bản chất quá kiêu ngạo và không nhận đã thua Mat cu. Sẵncây côn trong tay, y vụt lên đầu Mat cu vỡ làm 8 mảnh! Từ đó Mat cu, tức là núi Haku có 8 đỉnh (eight peaks) trên đỉnh Haku”.
* Phú Sĩ đã ngủ im 300 năm nay. Lần phun trào cuối là vào ngày 16 / 12 / 1707, kéo dài 2 tuần.” 300 năm của một núí lửa chỉ như cái chớp mắt của một con người”, Phú Sĩ có thể phun trào trở lại. Nếu nó thức dậy, ai biết được sẽ tổn thất và thảm hoạ như thế nào?
Đường lên Phú Sĩ (Chụp khi ngồi trong xe đang chạy- ngoài trời mưa nặng hạt)
Vào gần khu rừng ma
Một điểm báo cung đường
Lên đến mốc cao nhất dành cho du khách: điểm 5, ở độ cao 2300 m- Trời mưa lớn !
Họ đánh số các điểm cao dần từ điểm 1, các điểm 6, 7 ,8, 9 cao dần thêm nữa chỉ dành cho những người leo núi.
*+*+* THÊM ẢNH TRÊN MẠNG:
Núi Phú Sĩ và đường lên núi ngày nắng đẹp:
Phải nói là chuyến đi của Cụ hết ý!
Trả lờiXóaCảm ơn vu song thu. Chuyện chưa hết ! Còn đến khu công viên Hoàng gia Nhật và Thủ đô TOKYO nữa. Thêm vài câu chuyện hàng ngày :đi siêu thị và các bữa ăn. Có lẽ cuối tuần mới kết thúc.
XóaCụ vẫn leo được núi thì tuyệt vời thật! Lại còn ăn được trứng ở đấy nữa, chắc chắn là sống đến 100 tuổi.
Trả lờiXóaMặc dầu quá trưa (12:18' Nhật) và chưa trở về ăn cơm, lại leo núi, thế mà tôi chỉ ăn 01 quả đã thấy no ! Nếu cố mà ăn 3 quả thì có lẽ cả ngày không cần ăn cơm nữa. Mà mình cũng học điều không tham như uống nước nhiều nhất chỉ ở 2 dòng, vậy nên ăn trứng chỉ xin lộc 1 quả, Còn lớp trẻ phần đông xài 2 quả.
Xóa