10 tháng 9, 2013

Nàng MỴ Ê

Đến miền Trung không thể không chú ý đến văn hoá Chăm (Chăm-pa). Các tháp Chàm (Chăm) rải dài từ Quảng Nam cho tới Ninh Thuận, Nha Trang. Tại Đà Nẵng có nhà bảo tàng Chàm. Đất nước ta trên nghìn năm đã mở cõi suốt một dải. 
Trong chiều dài lịch sử đó có hai nhân vật nữ mà mỗi khi ghé miền Trung tôi không khỏi không nghĩ tới, một người Việt và một người Chăm.

Người phụ nữ Việt là Công chúa Huyền Trân, được vua cha là Trần Nhân Tông gả cho vua Chiêm Thành Chế Mân và đổi lại, nước Đại Việt được hai châu Ô, Lý (hay Thuận-Quảng là vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trần Nhân Tông là vị vua nhà Trần sau khi làm Thái Thượng Hoàng đã lên Yên Tử tu hành và lập nên Thiền phái Trúc lâm Yên Tử.
Câu chuyện nàng Mỵ Ê bi thương hơn, nên tôi xin được đưa lên hầu chuyện các cụ.



Nàng Mỵ Ê: Để Thiếp Theo Chồng Mấy Dặm Khơi


Nàng tên là Mỵ Ê, người Chiêm Thành, không biết họ gì, vốn vương phi vua Chiêm Xạ Đẩu
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054 ) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ Phiên thần, vua tự đem quân Nam chinh.
Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính nhưng bị quân nhà Lý đánh bại. Xạ Đẩu chết tại trận. Vua nhà Lý tiến vào thành Phật Thệ là quốc đô của Chiêm Thành bắt được vương phi Mỵ Ê cùng một số cung nhân , nhạc nữ, đem về nước.

Khi thuyền đến sông Lý Nhân, giữa đêm, vua nghe Mỵ Ê có sắc đẹp, bèn sai quan Trung Sứ vời đến chầu thuyền ngự. Mỵ Ê không dấu được phn uất, từ chối rằng:
-  Vợ phường man rợ quê mùa, y phục xấu xí, ngôn ngữ thô lỗ, không giống các phi tần đất Việt. Nay nước tan, chồng mất, chỉ mong một chết là thoả lòng; nếu cưng bức hợp hoan, ngại ni làm dơ mình rồng vậy.
Đoạn, nàng lén lấy chăn lông chiên quấn lấy kín thân mình phó tính mạng cho dòng nước chảy. Thế là, đánh ầm một tiếng, mất tăm hình bóng người xinh.
. . . . .

Tâm Sự Nàng Mỵ Ê

Tác giả: Tản Đà

Châu giang một dải sông dài
Thuyền ai than thở một người vương phi
Đồ Bàn thành phá huỷ
Ngoạ Phật tháp thiên di
Thành tan tháp đổ
Chàng tử biệt
Thiếp sinh ly
Sinh ký đau lòng kẻ tử quy!
Sóng bạc ngàn trùng
Âm dương cách trở
Chiên hồng một tấm
Phu thê xướng tuỳ
Ơi mây, ơi nước, ơi trời!
Đũa vàng mâm ngọc giọt luỵ rơi
Nước sông trong đục
Lệ thiếp đầy vơi
Bể bể dâu dâu khóc nỗi đời!
Trời ơi! Nước hỡi! Mây hời!
Nước chảy mây bay, trời ở lại
Để thiếp theo chồng mấy dặm khơi.



MT BÀI THƠ KHÁC V NÀNG M Ê (Không rõ tác giả)
fiohantb NHỚ và VIẾT LẠI:


Kinh thành lửa đốt sáng ngời
Dân Hời (*) than khóc, đất Hời tang thương !
Than ôi, tranh bá đồ vương
Một người mơ ước để thương muôn người !

Tiếng reo xen lẫn tiếng cười
Vang tai trống nổ rợp trời cờ bay.
Phút vui chiến sĩ là đây
Tốn bao huyết hận đợi ngày vinh quang.

Thuyền trôi trên nước Hoàng Giang (**)
Trong thuyền giam hãm một nàng cung phi;
Chiêm vương thất thế còn gì
Thuyền rồng vua ngự bốn bề kết hoa !
Thái Tôn rượu đã ngà ngà
Ngắm người đẹp tưởng tiên sa xuống trần.
“ Mời ái khanh hãy bình thân
Để cho quả đức(1) được phân vài lời,
Ta đi chinh phạt xứ Hời
Mộng lòng xây đắp mặt trời nghênh ngang !

Thắng quân mà lại gặp nàng
Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên.
Hay ta có nợ thuyền quyên     /  (tiền duyên ?)
Thì nàng cho trẫm sống bên mình nàng “.
Than ôi sự nghiệp Lý hoàng
Với nàng là giấc mộng tàn buồn tênh !
Người ta cướp được Chiêm Thành
Nhưng không chiếm nổi mối tình niên hoa !
Trăng khuya chênh chếch bóng tà
Thái Tôn sấn lại ôm qua mình nàng.
Mỵ Ê gỡ vội Lý hoàng,
Gieo mình xuống nước tràng giang thoát đời !

Kinh thành lửa đốt sáng ngời
Dân Hời than khóc, đất Hời tang thương !
Than ôi, tranh bá đồ vương
Một người mơ ước để thương muôn người !

(*) Hời = Chiêm Thành
(**) Sông Hoàng giang = sông Lý Nhân- Hà Nam.
(1) Từ Hán cổ: Xưa , vua thường có khi khiêm nhường với bề tôi , hay xưng quả nhân, và cũng có lúc xưng quả đức (người ít đức) để tỏ ra vua không trội hơn.

  
 Tháp Chăm Mỹ Sơn - Quảng Nam
Tháp Chăm Phan Rang
Tháp Chàm khác ở Phan Rang - Cảnh đổ nát nhiều hơn
( CÁC ẢNH TRÊN ĐỀU LẤY TRÊN MẠNG)

fiohantb bên khu ngoài tháp bà Ponagar Nha Trang - 2002- chụp lại từ ảnh phim.

Tháp Ponagar Nha Trang- ảnh trên mạng

M. Hoà tại khu tháp Ponagar Nha Trang - 2002 - chụp lại từ ảnh phim.

Tháp Ponagar Nha Trang (ảnh trên mạng)

5 nhận xét:

  1. Một câu chuyện và những bài thơ rất cảm động của người phụ nữ Chăm. Trong hai bái thơ này và theo Wikipedia, người người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Trong đó tại Campuchia có 217.000, tại Việt Nam 162.000 tại Malaysia 10.000, tại Thái Lan 4.000 tại Hoa Kỳ 3.000 tại Pháp 1.000, tại Lào 800, tại Ả RậpSaudi 100. Năm 1945 trên dường từ Nam ra Bắc, tôi đã sống vài tháng trong các gia đình người Chăm (lúc đó hay gọi là người Hời). Hình ảnh ăn sâu trong tâm trí tôi qua tất cả những lần tôi gặp người Chăm là luôn có nét buồn sâu thẳm, ít nói, ít cười.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miền Trung thì tôi đã đến khá nhiều. Nam, Ngãi, Bình, Phú, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết. Nhưng ở trong nhà người Chăm(Hời) thì chưa có dịp. Tuy nhiên tôi cũng cảm nhận được họ buồn sâu lắng. Chắc là nỗi buồn một dân tộc từng có một quốc gia văn hoá nay hoàn toàn vĩnh viễn chỉ còn tên người Chăm. Nhìn các tháp Chàm, mọt số còn tốt, còn đẹp; nhiều tháp đổ nát hoang tàn, mình còn bâng khuâng, suy tư huống chi họ, những người Hời. Đã ngàn năm lịch sử trôi qua! Một ít tháp,câu chuỵện con người, và thơ văn còn lại. Cảm ơn cụ congky dinh đã chia sẻ.

      Xóa
  2. Cảm thương nàng Mỵ Ê. Phục trí nhớ của cụ Fio...Những bài thơ hay và những bức ảnh đẹp tuyệt! Thế mà đã mười năm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời gian trôi đi; những gì ở lại ...
      Ngày nay có các tấm ảnh giúp mình nhớ lại tốt hơn các ngày đã qua. Nhìn lại hình ảnh của mình thấy khác mình ngày nay (hồi đó tôi gầy hơn bây giờ). Gần hai chục năm kể từ khi đi đâu cũng có máy ảnh (chỉ là máy du lịch và từ 2007 về trước toàn dùng máy phim) thì tôi ít nhiều đều có chụp, ghi lại về mình, người thân, bạn bè, con cháu ... Có những ảnh nay trở thành cực kỳ quý giá vì nơi chụp đó nay đã hoàn toàn đổi khác, hay các cháu lớn lên, mình già đi. Trong các album ảnh không ít người đã về cõi vĩnh hằng: các bậc cao niên hơn, một số bạn bè. Có một tấm ảnh khi chụp 9 người (anh chị em con chú bác) cách đây hơn chục năm ,nay còn 5,đã vơi đi 4 ! Thời gian, ta cố níu giữ những gì?

      Xóa
    2. Tôi nghĩ bài thơ thứ hai có thể là của Chế Lan Viên (?). Chưa dám chắc. Nhưng Chế Lan Viên thời kỳ đầu làm thơ (trước CM tháng 8/45) có bài Điêu tàn, nói nhiều về hoang tàn đổ nát và tan tác của vương quốc Chàm (người Hời). Có thể lúc nào đó tôi xin sẽ trở lại đề tài này và bài thơ của CLV.
      Xin tạm trích vài đoạn trong Điêu tàn:
      ... Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
      Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
      Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
      Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.
      Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn.
      Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi;
      Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn,
      Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ quy !
      .....

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]