Dấu tích những tòa thành cổ ở Việt Nam
Thành cổ Sơn Tây
Nằm
giữa thị xã Sơn Tây cách trung tâm Hà Nội hơn 40 km, thành cổ Sơn Tây là một
công trình kiến trúc quân sự cổ độc đáo nhất Việt Nam được xây dựng vào năm
1822, năm Minh Mạng thứ 3.
Trong
thành, các công trình được xây dựng theo kiểu đối xứng trên trục trung tâm Nam
- Bắc. Chính giữa là Vọng cung nữ là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần và là nơi
để các quan trong trấn hằng năm tới tế lễ hoặc bái vọng mỗi khi có chiếu chỉ.
Ấn
tượng đầu tiên du khách dễ dàng cảm nhận ở thành cổ Sơn Tây là hình ảnh những
cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát quanh năm. Những bộ rễ sần sùi vươn
dài ôm trọn lấy những bờ tường rêu phong, những cổng thành liêu xiêu tạo một
nét đẹp cổ kính.
Thành
có bốn cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền, chính Bắc là cổng Hậu, hai cổng
Tả và Hữu. Trải qua gần 200 năm với bao thăng trầm lịch sử, thành cổ Sơn Tây
chỉ còn lại những bức tường thành, cửa Tiền, cửa Hậu, hai khẩu súng thần công
và một số phế tích của Vọng lâu, điện Kính Thiên, giếng nước...
Hoàng Thành Thăng Long
Khu
di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội có tổng diện tích 18,395 ha,
bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di
tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu
Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.
Theo
lịch sử, năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7
mùa thu năm 1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu để dời đô từ Hoa Lư (Ninh
Bình) về thành Đại La. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng
Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành.
Khi
mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành
quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ
kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim
Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư. Vòng thành thứ hai (ở giữa)
là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong
triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng
hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Thành nhà Hồ, di sản
văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây
Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai), kinh đô nước Đại Ngu
(quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ) được Hồ Quý Ly cho xây dựng năm 1397 trong
thời gian ba tháng tại xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc ngày nay.
Theo sử liệu, vào năm 1397, trước
nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An
Tôn để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, đồng
thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần. Thế đất được chọn
nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có
núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã
và sông Bưởi.
Thành nhà Hồ gồm ba bộ phận: La
thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4
km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo
các hướng khoảng 50m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.
Nét độc đáo của thành nhà Hồ là kiến
trúc vòm. Tương truyền để xây dựng được những vòm cuốn đồ sộ như vậy, người ta
đã cho đắp đất tạo cốt trước, sau đó mới chế tác các khối đá thành hình thang
hay hình thang cân rồi xếp chồng khít lên nhau, cuối cùng người ta moi đất ra
tạo thành những vòm cuốn khổng lồ.
A.P.
tổng hợp
Cảm ơn cụ đã cho xem những dấu tích còn lại của các thành cổ VN và ôn lại những nét lịch sử của thời kỳ liên quan. Chúc hai cụ vui vẻ ấm áp ngày Chủ nhật bên con cháu.
Trả lờiXóaCảm ơn cụ LTH. Vừa qua, trung thu, cụ(bà) và các cháu chẳng đi chơi cực kỳ vui vẻ đó sao. Mỗi gia đình có các sinh hoạt niềm vui khác nhau nhưng cùng chung điều cần thiết là làm sao cải thiện cuộc sống cho khá hơn trước đây mình không làm được. Đó là niềm vui và hạnh phúc.
Xóa