21 tháng 4, 2014

CÓ MỘT KIẾN TRÚC SƯ CỦA TƯỢNG ĐÀI



CÓ MỘT KIẾN TRÚC SƯ CỦA TƯỢNG ĐÀI

Tôi có một học trò cũ, đã nhiều năm lắm (từ 1956, đến nay đã là 58năm), khi đó anh còn là một học sinh cấp 2; nay anh cũng đã là một cụ ông ngoài 70, nhà giáo – kiến trúc sư nghỉ hưu tại Hà Nội. Đương nhiên từ học sinh phổ thông đến hết cấp trung học rồi qua đào tạo đại học thì người học phải qua nhiều lớp và cả truờng; đã học với nhiều thầy cô giáo (chẳng như xưa kia thời Hán Nho chỉ học với một thầy, cụ Cử hay cụ Nghè nào đó).Tôi chỉ là thầy giáo bộ môn của một lớp khi anh học trường phổ thông thời niên thiếu học trò trong một năm học mà khi đó người thầy- tôi cũng đang rất trẻ. Mừng rằng đến nay cả thầy và trò đều đang bình an, vẫn thân thương gần gũi, mỗi khi gặp nhau đều vui vẻ chân tình.
Anh sau khi tốt nghiệp KTS, có thời dạy học tại ĐH Kiến Trúc HN, chuyên về tượng đài và anh có nhiều công trình trên nhiều miền đất nước; trong đó có công trình TƯỢNG ĐÀI BẮC SƠN tại Thủ Đô và TƯỢNG ĐÀI TUYÊN QUANG (cây đa Tân Trào) đã được giải thưởng Nhà Nước. Thỉnh thoảng anh có gửi (thư điện tử) một ít bài viết, tư liệu đến tôi ; chẳng hạn mới đây anh gửi bài viết PHẢI LÀM CHO TÁC PHẨM KIẾN TRÚC BIẾT NÓI. Tôi rất cảm ơn anh.
Cũng đã gần kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đưa lên một số hình ảnh các tượng đài công trình của anh không chỉ các cơ quan chức năng cho xây dựng mà điều đáng nói là nhân dân ghi nhận tượng đài đến với mọi người chúng ta.
Tôi không nói về tượng đài Điện Biên Phủ, chỉ nói đến các tượng đài mà tôi chú ý nhất.
Ngót 20 năm trước, khi tôi còn ở phố Quán Thánh; anh ở Nguyễn Biểu có lúc đến nhà nhau, xem anh cắt xếp (dùng xốp) mô hình phác thảo. Nay anh vẫn ở Nguyễn Biểu, tôi về Q.Đống Đa không gần như trước, thư email là chính.
Anh là KTS Lê Hiệp.

* HÌNH ẢNH MỘT SỐ TƯỢNG ĐÀI CỦA TÁC GIẢ LÊ HIỆP (Đã được khen tặng danh hiệu)

Tượng đài Bắc Sơn (Tại Hà Nội)
 Tượng đài Tuyên Quang (Cây đa Tân Trào)
Giải thưởng Nhà Nước 2001



 Tượng đài Núi Nhạn (PhúYên)
 (Các cánh nhạn bay bổng)












Tượng đài Bắc Ninh
**

KTS Lê Hiệp, KIẾN TRÚC SƯ CỦA TƯỢNG ĐÀI (Tạp chí Kiến trúc)
sinh ngày 28-3-1942 tại Thanh Hóa; hiện cư trú tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội năm 1966. Năm 1967 - 1994: giảng viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội; Năm 1994 - 2002: hành nghề tại Công ty Thiết kế (thuộc Sở Nhà đất Hà Nội) ; hiện nay: ông nghỉ hưu, nhưng vẫn tham gia hành nghề tại Công ty Tư vấn kiến trúc (thuộc Hội Kiến trúc sư Việt Nam).
Các công trình tiêu biểu:
- Đài Tưởng niệm Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội), 1992-1994.
-
Đài Tưởng niệm Tuyên Quang (Thị xã Tuyên Quang), 1995.
-
Nhà Bia Tưởng niệm (Thị xã Bắc Ninh), 1996.
- Nghĩa trang Liệt sĩ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), 1997.
-
Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), 1999 - 2001.
-
Phần Kiến trúc - Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, 2003-2004.
-
Đài Tưởng niệm Núi Nhạn (TP Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên), 1997-2007.
-
Đài Tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Công an Hà Nội (67 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), 2010.
- Hiện đang thiết kế Đài Tưởng niệm tỉnh Bắc Ninh (đường Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh)
Các Giải thưởng đã được trao:
- Giải Nhì Cuộc thi thiết kế Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Độc lập Tự do của Tổ quốc tại đường Bắc  Sơn,  Ba  Đình  -    Nội,  1992  (phương  án  được  Thủ tướng lựa chọn để xây dựng và khánh thành ngày 7-5-1994.
- Giải Nhất Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 1996 cho công trình Đài Tưởng niệm Tuyên Quang.
- Giải Khuyến khích Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia cho công trình Nghĩa trang Liệt sĩ Móng Cái.    
-  Giải  thưởng  Nhà  nước  về  Văn  học  -  Nghệ  thuật  cho công trình Đài Tưởng niệm Tuyên Quang, năm 2001.
- Giải Ba Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2008 cho công trình Đài Tưởng niệm Núi Nhạn.
- UBND tỉnh Phú Yên tặng thưởng vì đã có đóng góp cho phong trào Văn học - Nghệ thuật tỉnh Phú Yên (giai đoạn 2006-2010) 


" RỪNG CỜ" - Tượng đài nghĩa trang liệt sĩ Móng Cái - Tác giả: KTS Lê Hiệp
          *** ẢNH CHỤP MỚI NHẤT:
Gặp mặt Thầy -Trò & Bạn khoá học cựu học sinh PTc2&3 Lam Sơn & Thị xã Thanh Hoá các năm 1956-1959, tại Vân Hồ- Hà Nội tháng 3 / 2014.

Fiohantb ngồi giữa
Lê Hiệp- đứng, cao bên phải

Lê Hiệp -Hàng đứng phía sau, bên phải (đội mũ)
Cô cựu học sinh (nay>70, cầm Ipad), ngồi bên Fio, từ Canada về.

7 nhận xét:

  1. Chúc mừng thầy giáo có một học trò thành danh, em cũng đã được chiêm ngưỡng các tượng đài trên ( trừ tượng đài ở Phú Yên, Móng Cái, Diện Biên Phủ và Lâm Đồng) Cám ơn anh đã cho thưởng thức các công trình.Tự hào vì học trò anh ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn LHĐ. VN ta có câu nói: "Con hơn cha là nhà có phúc". Và thầy giáo có học trò thành đạt không bởi danh vị mà là công trình ,tác phẩm là niềm vui lớn lao, quý hơn bạc vàng. Thầy & trò đều tóc bạc nhưng vần thân thương, quý vô cùng.

      Xóa
  2. Tác phẩm của KTS Hiệp đẹp thật !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cụ Hoàng thân quý. Không phải cặp họ Hoàng cấp cao ở Bộ Văn- Thể- Du đâu.

      Xóa
  3. Tôi đã đến thăm nhiều nơi có tượng đài của KTS Lê Hiệp, chỉ thấy rất đẹp, mà không biết được giải thưởng nào.
    Qua bài của Cụ tôi mới biết về TG các tượng đài đó, và ông lại là học trò của Cụ.
    Cảm ơn cụ Fiohantb.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng không biết hết và ngay một lúc các công trình của Lê Hiệp đâu. Ban đầu chỉ biết có tượng đài Bắc Sơn. Tiếp đó là tượng đài Tuyên Quang nhưng chỉ là xem trên mô hình, chưa đến tận nơi. Gần đây khi Lê Hiệp đã nghỉ hưu, anh mới thi thoảng gửi cho tôi một ít tư liệu cả suy nghĩ của anh về kiến trúc, tôi biết thêm các công trình của anh. Chúc mừng KTS Lê Hiệp. Có thể sẽ sắp xếp thì giờ có dịp đi Bắc Ninh (không xa HN) xem tượng đài ở đấy. Cảm ơn cụ 3B.

      Xóa
  4. Tinh hoa văn hóa xứ Thanh đã hun đúc nên Lê Hiệp. KTS Lê Hiệp đã làm rạng danh thầy.

    Trả lờiXóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]