Các công trình biểu tượng ở Hà Nội qua góc
máy đặc biệt
Khi được quan sát từ độ cao hơn
200 m, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tòa nhà
Quốc hội, cột cờ Hà Nội, cầu Thê Húc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay các quảng
trường ở thủ đô đẹp rực rỡ.
Tòa nhà Quốc hội cao 39m, có kiến trúc hình vuông,
phòng họp hình tròn ở giữa, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi, kích thước mặt bằng
102m x 102m, tổng diện tích sàn trên 60.000m2. Tòa nhà có khu vực đỗ xe ngầm
quy mô 3 tầng hầm với sức chứa 500 ô tô với diện tích trên 17.000m2, đường
hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60m. Nhà Quốc hội sẽ là trụ sở làm
việc của Quốc hội, nơi tổ chức các kỳ họp và đón tiếp khách quốc tế cấp cao
của Đảng và Nhà nước.
|
Cột cờ Hà Nội nằm trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình),
được xây dựng năm 1812 trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long dưới
thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Đây là một trong số ít những công trình kiến
trúc thuộc khu vực thành Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền
đô hộ Pháp tiến hành trong ba năm 1894 -1897. Toàn bộ cột cờ cao hơn 33m.
Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng
đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Từ
ngày xây dựng đến nay, cột cờ Hà Nội đã trên 200 tuổi.
|
Cầu Thê Húc cong cong nối vào
đền Ngọc Sơn giữa hồ Hoàn Kiếm. Cầu được xây dựng vào năm 1865 do Nguyễn Văn
Siêu, một nhà thơ và nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời bấy giờ thiết kế, cải
tạo. Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi. Bên trên lát ván
gỗ và sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc thếp vàng.
|
Ga Hà Nội (trước kia gọi là
Ga Hàng Cỏ vì nơi đây đã từng là nguồn cung cấp cỏ dồi dào cho thành phố Hà
Nội) là nhà ga đường sắt chính của thủ đô. Ga gồm hai khu ở hai cửa khác
nhau. Để đi từ Hà Nội vào các tỉnh, thành phố phía Nam hành khách sẽ đi cửa
hướng đường Lê Duẩn, còn phía Bắc khách sẽ đi từ cửa khu B trên phố Trần Quý
Cáp.
|
Hồ Văn trước cửa Văn
Miếu. Đây cũng là di tích nằm trong quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử
Giám.
|
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm, gần hồ
Gươm và các tuyến phố Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Hàng Gai và Đinh Tiên Hoàng. Thời
Pháp thuộc quảng trường này có tên là Place Négrier. Điểm đặc biệt của khu
vực này là một đài phun nước nằm chính giữa. Nơi đây thường tổ chức các sự
kiện đường phố vào mỗi dịp lễ, Tết.
|
Một góc phố cổ Hà Nội nhìn từ trên cao. Khu vực này thuộc địa bàn
các phường Hàng Bông, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm). Khu đô thị này có từ thời Lý
- Trần, tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao
thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống
riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô.
|
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình từ trên
cao nhìn như một lòng chảo. Là sân vận động đa năng với hơn 40.000 chỗ ngồi.
Sân bóng đá kết hợp với thi đấu điền kinh 8 đường chạy vòng 400m, 10 đường chạy
thẳng 110m. Tổng diện tích 15,5ha. Sân có 4 khán đài cao từ 8m đến hơn 25m, 419
phòng chức năng, hệ thống chiếu sáng 355 bóng ở 4 cột cao 54m. Nơi đây thường
tổ chức các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia và các sự kiện lớn hay các
chương trình ca nhạc đặc biệt.
VNnet
VNnet
Cảnh càng đẹp hơn khi góc bấm máy chuẩn anh nhỉ.
Trả lờiXóaVâng, đây là sự thay đổi cách nhìn. Chúng ta nhìn thấy toàn cảnh, bao quát và biết rõ hơn về các công trình. Ta cảm nhận đầy đủ hơn là như thường ngày chỉ đi bộ xung quanh, chụp ảnh gần, chi tiết chỉ từng phần từng chỗ. Một cảm nhận vẻ đẹp khác và mới hơn.Cảm ơn Lưu Hồng Đoan.
XóaNhìn từ trên cao xuống cảnh nào cũng rất đẹp. Cảm ơn cụ đã cho xem.
Trả lờiXóaNhìn từ độ cao bao quát hơn hẳn tầm thấp, thấy được toàn cảnh. Ở tầm thấp ta chỉ trông được một phần rất nhỏ của công trình. Các công trình mà ta đã quen biết nay nhìn bao quát thích thú hơn. Trừ khi cần xem chi tiết còn nữa nếu có điều kiện (độ cao, máy ảnh thích hợp đủ chuẩn) thì chụp các ảnh toàn cảnh rát đẹp. Cảm ơn cụ.
XóaSao nhạn xét của tôi hôm qua lại biến mất nhỉ ?
Trả lờiXóaCụ NL ơi: Cả ngày hôm qua tôi chỉ được đón hai cụ Lưu Hồng Đoan và Le Tien Hoan ghé thăm "nhà" (blog); chẳng hề thấy có cụ đến? Nhà của tôi (blog) luôn mở rộng cửa đón khách và hàng ngày tôi luôn mở thoáng cả hai đường : Google Chrome và Firefox , tôi làm sao hiểu được cụ có gửi nhận xét hay không? Chúc cụ sức khoẻ.
XóaLạ thì có lạ nhưng đẹp thì không.
Trả lờiXóaLâu lắm cụ Trác lại mới đến thăm nhà. Cụ vui mạnh là mừng rồi.
XóaVâng, các ảnh chụp ra ảnh hình cầu và chụp toàn cảnh như thế này là phải máy chuyên dụng, có lens mắt cá (Fish-eye) không hề rẻ. Chúng ta chỉ là chơi nghiệp dư đi tua chụp chơi ghi nhớ một ít ảnh mình tham gia nơi du lịch, biết thêm các ảnh người ta chụp khác đi ở độ cao đáng kể ,chứ mình có đâu chụp được. Loại máy ảnh có tele là của dân chơi sành điệu mà thôi. Cảm nhận đẹp thì tuỳ mỗi người khó bình "loạn" lắm. Chúc cụ sức khoẻ.