NHÀ THƠ VỚI CẢNH SÁT
..."Thế rồi xin tớ hãy tha cho"
..."Thế rồi xin tớ hãy tha cho"
Cố nhà thơ Phạm Tiến Duật thời làm TBT Tạp chí Diễn
đàn văn nghệ thường lưu hành trên đường bằng chiếc xe máy nhãn hiệu Vespa màu mận
chín. Ông là người tài hoa, rất vui vẻ và cũng là người ứng đối hoạt ngôn.
Hôm ấy vào thời điểm cuối năm, sắpTết. Nhà thơ bận đi công tác lo cái Tết cho anh chị em trong toà soạn- một trong những việc đó là đi tìm gặp bạn “xin quảng cáo”. Trong lúc vừa phóng xe vừa lo toan công việc, ông chợt nghe tiếng còi của cảnh sát. Chưa kịp định tình thì một anh cảnh sát giao thông đã xuống đường yêu cầu nhà thơ dắt xe lên vỉa hè: “ Thưa –nhà thơ, lý do nào khiến ông vượt đèn đỏ?”
Lúc này, ông mới biết mình vô ý phạm luật. Nếu bị phạt và bị giữ xe thì sẽ gặp khó khăn, nhất là đã gần Tết. Vốn thông minh lại có khiếu hài hước và ứng xử nhanh nhạy, nhà thơ ngắm anh cảnh sát trẻ đang đứng nghiêm lại còn có giọt mồ hôi trên trán, vui vẻ nói: “ Cậu thông cảm! Tớ chợt nảy một tứ thơ rất hay về cảnh sát giao thông nên vừa chạy xe vừa sáng tác …”
Nhưng cũng không để nhà thơ nói hết câu, anh cảnh sát cũng vui vẻ: “ Vậy thì nhà thơ có thể đọc cho cảnh sát nghe bài thơ đang làm được không?”
Nhà thơ PTD liền ứng tác:
Cậu đứng xem ra đã mệt phờ
Cảm thông với cậu tớ làm thơ
Cho nên quên béng đèn xanh đỏ …
Cảnh sát là người yêu thơ và cũng rất yêu các nhà thơ, thấy ông có vẻ bí vần câu kết, vui vẻ nói: “ Thế rồi xin tớ hãy tha cho !”.Và thật không ngờ đó là câu kết khá chuẩn cho bài thơ.
Nhà thơ PTD liền cảm ơn. Hai người vui vẻ bắt tay nhau tạm biệt sau vài lời nhắc của anh cảnh sát.
Hôm ấy vào thời điểm cuối năm, sắpTết. Nhà thơ bận đi công tác lo cái Tết cho anh chị em trong toà soạn- một trong những việc đó là đi tìm gặp bạn “xin quảng cáo”. Trong lúc vừa phóng xe vừa lo toan công việc, ông chợt nghe tiếng còi của cảnh sát. Chưa kịp định tình thì một anh cảnh sát giao thông đã xuống đường yêu cầu nhà thơ dắt xe lên vỉa hè: “ Thưa –nhà thơ, lý do nào khiến ông vượt đèn đỏ?”
Lúc này, ông mới biết mình vô ý phạm luật. Nếu bị phạt và bị giữ xe thì sẽ gặp khó khăn, nhất là đã gần Tết. Vốn thông minh lại có khiếu hài hước và ứng xử nhanh nhạy, nhà thơ ngắm anh cảnh sát trẻ đang đứng nghiêm lại còn có giọt mồ hôi trên trán, vui vẻ nói: “ Cậu thông cảm! Tớ chợt nảy một tứ thơ rất hay về cảnh sát giao thông nên vừa chạy xe vừa sáng tác …”
Nhưng cũng không để nhà thơ nói hết câu, anh cảnh sát cũng vui vẻ: “ Vậy thì nhà thơ có thể đọc cho cảnh sát nghe bài thơ đang làm được không?”
Nhà thơ PTD liền ứng tác:
Cậu đứng xem ra đã mệt phờ
Cảm thông với cậu tớ làm thơ
Cho nên quên béng đèn xanh đỏ …
Cảnh sát là người yêu thơ và cũng rất yêu các nhà thơ, thấy ông có vẻ bí vần câu kết, vui vẻ nói: “ Thế rồi xin tớ hãy tha cho !”.Và thật không ngờ đó là câu kết khá chuẩn cho bài thơ.
Nhà thơ PTD liền cảm ơn. Hai người vui vẻ bắt tay nhau tạm biệt sau vài lời nhắc của anh cảnh sát.
Theo
HUỲNH DƯƠNG trên báo Tết –Người Hà Nội.
** Tóm tắt về nhà thơ PHẠMTIẾN DUẬT:
Ảnh (minh họa)
** Tóm tắt về nhà thơ PHẠMTIẾN DUẬT:
Phạm Tiến
Duật (14 tháng
1 năm 1941 - 4 tháng
12 năm 2007) là
một nhà
thơ Việt
Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm
thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của
ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi,
trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài
thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông,
Trường Sơn tây".
Những tập thơ chính:
- Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
- Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
- Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
- Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
- Nhóm lửa (thơ, 1996)
- Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
- Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)
Ông được ca tụng là "con chim
lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”,
"nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá
là "có sức mạnh của một sư đoàn".
Em tem vàng nhà bác rồi, câu chuyện hay nhưng không biết bao nhiêu % là có thật hả anh?
Trả lờiXóaĐã gọi là chuyện "văn nghệ" thì khó xác định % thật hay hư cấu là bao nhiêu. Cứ cho là thật hay ít nhất cũng có sự việc để thành câu chuyện, đơn sơ nhưng rất nhân văn. Ngày nay còn mấy ai có tâm lo chuyện Tét cho mọi người khác? Và xẩy ra chuyện vi phạm giao thông trên đường, và nếu vi phạm chắc là không tránh khỏi mất TIỀN. Rất vui đón người TEM VÀNG.
Xóa* Xin nêu thêm một bài thơ đáng ghi nhớ của PTD, tuy không ngắn: CÔ GÁI "THẠCH NHỌN"
Gửi em cô thanh niên xung phong
Phạm Tiến Duật
Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái chưa nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất
Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là "Thạch Nhọn"
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh những hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.
Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
Mọi người cũng tò mò nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đọan đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẻ
Ðất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em, người con gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim
Đại đội thanh niên hành quân trong đêm
Nào cuốc nào choòng xoong nồi xủng xoảng
Rực rỡ mặt đất bình minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Ðường trong tim anh in những dấu chân.
Chiếc võng bạc trên đường hành quân
Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
Ở đâu em tinh nghịch của anh?
Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiểu bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy...
Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại
Thấy giật mình đường mới ta xây
Ðã có độ dài hơn cả độ dài
Của đường xá ngày xưa để lại
Sẽ ra về bao nhiêu cô gái
Để mai ngày đường sẽ đứng chơ vơ
Cho đời sau còn thấy ngẩn ngơ
Những công trình ngoằn ngòeo trên mặt đất.
Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô thanh niên xung phong.
năm mới chúc cụ có nhiều sức khỏe và đầy ý thơ! PHÚ THỌ quê tôi tự hào có nhà thơ BUT TRE và nhà thơ PHẠM TIẾN DUẬT đấy!
Trả lờiXóaPhú Thọ có Bút Tre, có Phạm Tiến Duật. Người yêu thơ không nhiều thì ít, ai cũng có nhắc đến hai nhà thơ này. Với PTD anh còn là một nhà thơ chiến sĩ. Mỗi khi đọc thơ anh lại thấy như những ngày kháng chiến trở về. Tôi thích thơ PTD không cầu kỳ mà mạnh mẽ và tình cảm, luôn gần nhau. Cảm ơn chao que lam.Chúc đón Tết Giáp Ngọ an khang như ý.
XóaCÂU CHUYỆN THẬT DÍ DỎM ANH NHỈ! ĐỌC THẤY NHƯ TẾT TA SẮP VỀ...
Trả lờiXóaChỉ không đầy một tháng nữa, không nhiều nữa đâu, không nói đến Tết bây giờ thì nó đến sau lưng và nhanh chóng vụt qua ,chẳng còn kịp chuyện trò về Têt nữa. Nhâm nhi, hàn huyên, trò chuyện từ đây thì còn có điều bàn đến. Cảm ơn vu song thu.
Xóa