Nói lên thì vừa.
Nếu cứ nhẩn nha
Có khi hối hả."
Mâm ngũ quả ngày Tết: Nhiều quan niệm, lắm
cách thể hiện
Ngày
Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ
tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả,
và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia
chủ.
Gọi là
ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng
địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta
chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là
loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể
hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại
quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì
cũng trơn tru, suôn sẻ.
- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. - Đào thể hiện sự thăng tiến. - Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. - Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người. - Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý. - Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
- Thanh
long - ý rồng mây gặp hội.
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn - Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc. - Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời. - Dừa có âm tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu. - Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. - Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. - Xoài có âm na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu nệ cứng nhắc "ngũ quả" nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả" và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là "mâm". Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”.
Tùy theo
quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa
riêng. Ví dụ mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện
sự che chở của đất trời cho con người, nhưng người Nam thì lại cho rằng từ
chuối - có âm giống từ "chúi", thể hiện sự nguy khó, không ngẩng
lên được nên không dùng. Hay người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu
"quýt làm cam chịu" nhưng mâm ngũ quả của người Bắc thì không thể
thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả của người Nam thường có
các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu "cầu vừa đủ xài sung"),
thêm "chân đế" là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Trong
khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ
quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt và "hoành
tráng" là được...
Chưng
bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa
giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Vì vậy,
những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo
những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng
hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem
điều xui xẻo đến cho họ.
K.H (sưu tầm)
|
|||||
Em hay bày mâm ngũ quả theo kiểu truyền thống. Năm nay thử bày kiểu mới...hơi BAY một chút xem sao anh à!
Trả lờiXóaNhư trong bài đã nêu: Nhiều quan niệm và lắm cách thể hiện, cho nên cần lựa chọn các quả và sự trình bày phù hợp nhất với mình. Có thể các năm bày đặt mâm ngũ quả khác nhau, vậy nên cần có thời gian dự liệu. Chao vu song thu.
XóaGọi là ngũ nhưng em đêm có hơn ngũ anh ạ, chắc khong cần chính xác là ngũ, chỉ cần đủ màu sắc cho ban thờ thêm đẹp thôi nhỉ.
Trả lờiXóaĐúng vậy. Có thể là 6, 7 ,8 thứ quả hay cả chục thứ quả. Gọi ngũ chỉ là để nêu lên một "tập hợp" lấy con số tối thiểu là 5 và cũng là con số đại diện, khi ta sắp đặt đến 6 hay 8 loại quả, ta vẫn gọi là "ngũ".
XóaCũng có người còn chọn 5 loại quả theo 5 màu (ngũ sắc) tương ứng 5 hành (ngũ hành: kim-trắng, mộc-xanh, thuỷ-đen, hoả-đỏ, thổ-vàng). Có người chọn xếp đúng 6 loại quả lấy số 6 = lục (đọc thành lộc), có người chọn đến 8 loại quả lấy số 8 =bát (đọc như phát, phát tài ...) Rất đa dạng.
Thầy có biết vì sao người Miền Nam không cúng cam, quít, mít không ạ. Em vào Nam và cà bà Hai Hương cũng bảo vậy. Khi hỏi họ không trả lời, nên bây giờ thắc mắc vẫn còn chưa giải đáp. Nếu thầy biết bảo em với. Chào thầy !
Trả lờiXóaChào chị Tuấn Nga. Điều chị hỏi cũng đã có người hỏi và theo tôi nắm bắt được vì sao lại có điều đó ở miền nam? không cúng cam, quít. Câu trả lời ấy là người miền nam không ưa câu nói " quít làm cam chịu" đổ lẫn tội lỗi cho người khác phải gánh. Còn có lý do gì khác nữa hay không thì tôi cũng không biết (bởi mìmh quê phiá Bắc) .Còn không cúng mít vì e bị dốt, không thông minh: "mít đặc". Chị sẽ chọn các loại quả nào dành cho ngũ quả?
XóaEm thì thầy quả gì đẹp và không đắt là mua, còn nếu đắt quá khi thắp hương xong vứt đi tiếc lắm. Em vẫn ảnh tưởng lớn của dân cá gỗ, thầy ạ. Em cám ơn thầy đã giải thích cho em. Cám ơn thầy ! Chào thầy !
XóaHoà thì thường hay chọn trước hết bao giờ cũng có nải chuối đẹp, quả già nhưng chưa mềm, quả bưởi tròn đẹp không quá to, cam, và sau đó có thể là táo, lê, hoặc quả trứng gà (hình đào tiên - lộc trời), có thể dắt vài quả ớt đỏ đẹp. Chưa bao giờ cúng ngũ quả kiểu miền nam :dừa, dứa (thơm), dưa ,xoài, sung. Chào chị Tuấn Nga. Chúc vui khoẻ.
Xóa