27 tháng 1, 2013

TẢN MẠN VỀ CÂU ĐỐI

* Đã qua Rằm / Chạp; chỉ 2 tuần nữa là thêm một Tết cổ truyền- Quý Tỵ (Năm Con Rắn) 2013.
- Nhắc đến Tết , người VN ai cũng hay nói câu: " Thịt mỡ , dưa hành , câu đối đỏ ; ..."   Ngày Tết của dân ta khó mà thiếu câu đối.
- Các nhà thờ VN, hay hai bên bàn thờ trong các gia đình VN theo phong tục đều có câu đối truyền thống, những nhà thờ lớn hay giàu có thì phải có nhiều câu đối và cả hoành phi.
- Các báo Tết VN thường ít nhiều đều có câu đối đón Xuân mới.

** Bàn về câu đối và câu đối VN, đã có các sách viết; có các cuốn rất đầy đủ , công phu, khá hấp dẫn.
Chẳng hạn: - Câu đối trong văn hoá VN của Nguyễn Hoàng Huy, NXB Tổng hợp TPHCM, 274 trang;    - Câu đối VN hình thức và thể loại, của Nguyễn Văn Tính, NXBLĐ, 132 trang;
-  3000 hoành phi câu đối Hán- Nôm , NXB VHTT, 806 trang , ...
+ Pham vi một bài viết ngắn trên blog, tôi chỉ xin điểm một vài nét cơ bản câu chuyện câu đối Tết.
Ấy bởi trong Làng Quế Lư vốn có một số các cụ thông Hán -Nho, thường có câu đối hay và còn cả thư pháp đẹp, nhưng đồng thời lại có một số cũng không ít các cụ chưa từng để ý đến mảng đề tài này, thời công tác trước đây chuyên tâm vào tiếng Nga - Âu và chuyên môn khoa học ,nghiệp vụ ... nào đâu có bận tâm gì câu đối đỏ ...
                                                             . . . . . . . . . .
*** Nói hết sức ngắn gọn ; bộ câu đối gồm một đôi ( hai liễn =  2 vế ) "đối" nhau theo luật qui định.
Số từ mỗi vế thường là lẻ (5, 7, 9 ,11, 13, ... từ), nhưng đôi lúc cũng có thể chẵn; số từ của hai vế phải bằng nhau . Ít nhất là 3 từ mỗi vế (thậm chí có thể ghép 2 vế thành một câu thơ 6 từ, chẳng hạn câu Kiều: Làn thu thuỷ- Nét xuân sơn ); luật đối áp dụng theo nhiều qui định nhưng cơ bản nhất có luật bằng- trắc (về âm thanh), luật từ loại (danh từ, tính từ, động từ) đối nhau cả về ngôn từ và nội dung ý nghĩa (chưa kể các trường hợp còn dụng ý đa nghĩa). Có câu đối thuần Hán - Nho, có câu Hán - Nôm, có câu toàn nôm hay như ngày nay ta gọi là câu đối Việt; thậm chí có câu 1 vế Hán, 1 vế Nôm (Nguyễn Khuyến).
**** MỘT SỐ VÍ DỤ :
1/ Tiểu đối : - Mỗi vế có 3 từ:   Trung với Nước  -  Hiếu với Dân;    Quan nhất thời  -  Dân vạn đại.
-Mỗi vế có 4 từ:   Tài kiêm văn võ  -  Đức vẹn hiếu trung.
- Mỗi vế 5 từ (Hán-Nho) : Trung tâm như bạch nhật  -  Chính khí tráng sơn hà   (Lòng trung tựa trời sáng -  Khí chính mạnh non sông), v.v..
 2/ Các câu đối "thơ", mừng, thờ ... :
+ Bà huyện Thanh Quan: "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
                                           Nền cũ lâu đài bóng tịch dương "  ...
+Mừng:  Tổng Đốc Đào Tấn mừng Giải Nguyên Phan Bội Châu (năm1900):
     " Lưỡng tuế tam nguyên thiên hạ hữu   -   Độc danh nhất bảng thế gian vô "
(Hai năm đi thi, 3 lần đỗ đầu thiên hạ, đã có ;  Một mình đứng tên một bảng,thế gian chưa từng)
- Một lão thành CM TQ đã tặng CT Hồ Chí Minh:
"  CHÍ khí tráng sơn hà, vạn đại anh hùng duy hữu nhất;
   MINH tinh quang nhật nguyệt, cổ kim hào kiệt thị vô song "
+ Thờ (thờ Gia tiên; thờ Thần,Phật, Thánh ... ):
- Thờ Gia Tiên:  " Mộc xuất thiên chi do hữu bản;
                             Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên "

      木出千枝由有本   
      水流萬派溯從源 


( Cây sinh ngàn nhánh do từ gốc;  Nước chảy muôn dòng bởi có nguồn)
- Câu đối thờ Thánh Gióng (ở Đền):
"  Phá tặc đản hiềm tam tuế vãn  -  Đằng vân do hận cửu thiên đê "
(Phá được giặc lúc 3 tuổi còn cho là muộn;
 Lên đến trời chín tầng mây vẫn chưa cao )
    . . . . . . . . .
+ Còn các câu đối nơi phòng khách, nhà học, đình làng ; câu đối trào phúng, v.v..
***** Nói thêm:
- Câu đối có thể do một người làm (theo một yêu cầu nhất định, qua các ví dụ trên)
- Xưa kia câu đối còn do một bên xuất (người ra) và một bên đáp (người đối);
Chẳng hạn , Thầy ra và trò đối;  hoặc Khách ra và chủ đối hay ngược lại.

+ Đặc biệt thời kỳ VN ta còn phải hàng năm đi sứ Tàu, các vua, quan Tàu hay thử thách sứ ta về tài năng và chí khí , thường ra các câu đối hiểm hóc cả từ và ý ,có khi còn dùng lối chơi chữ của chữ Hán (chiết tự) đem ra gây khó khăn cho sứ ta. Chúng ta đã có các tấm gương sáng ngời về những sứ thần VN tài năng và chí khí , sử sách còn ghi nhớ mãi đến ngày nay.
* Sứ thần Đại Việt, Giang Văn Minh đi sứ. Vua Minh( Minh Tư Tông tức vua Sùng Trinh) kiêu ngạo ra vế đối nói về trước đây Mã Viện đem quân đánh nước ta, Hai bà Trưng thua trận và Mã Viện đã cho chôn cột đồng để đánh dấu:
- Đồng trụ chí kim đài dĩ lục  / (Cột đồng đến nay rêu đã xanh);
Giang Văn Minh không hề bị khuất phục, thể hiện lòng tự hào dân tộc VN, quân và dân ta đã
chiến thắng oanh liệt giặc Tàu trên sông Bạch Đằng, máu quân xâm lược vẫn còn đỏ:
- Đằng giang tự cổ huyết do hồng  / (Sông Bạch Đằng từ xưa, máu còn đỏ).
Vua Minh tức giận , hạ lệnh xử chết dã man (mổ bụng moi gan ướp xác) sứ thần VN Giang Văn Minh rồi trả về nước. Khi thi hài về đến VN Vua Lê Thần Tông và Chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu, truy tặng Ông, chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh Quận Công và ban tặng câu: " Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên hạ anh hùng" (Sứ không làm nhục mệnh vua, xứng là anh hùng thiên hạ).


  Đồng trụ chí kim đài dĩ lục  
   Đằng giang tự cổ huyết do hồng

* Chúc Làng Quế Lư năm mới Quý Tỵ có nhiều câu đối hay, để ghi nhớ.
** Đôi câu đối Tết năm nay ( Trên báo LAO ĐỘNG số Tết, Xuân Quý Tỵ):

3 nhận xét:

  1. GÓP MỘT Ý NGHĨ NHỎ

    Bất ngờ đọc trên blogs bạn, thấy đăng câu đối của Vua Minh bên Tàu ra cho xứ thần Việt Nam, nội dung kiêu ngạo, trồng trụ đồng đánh dấu chiến thắng của chúng và khinh miệt VN ta. Ở đây tôi chỉ băn khoăn về một chữ 綠 "LỤC". Không rõ hồi Minh Tư Tông dùng chữ lục nào, văn bản gốc bây giờ ở đâu, ai biết rõ? Chả lẽ ông lại dũng chữ lục như bạn viết là màu xanh rêu, để xứ thần ta Gianh Văn Minh đối lại máu đỏ sông Bạch Đằng. Chữ nghĩa với người Tàu thì họ thật đáng bậc cao siêu, thâm thúy chắc họ dùng chữ 戮 "LỤC" có nghĩa làm nhục, vết nhơ. Cột đồng họ trồng là nhằm đánh dấu vết nhục của VN.
    Đó theo thiển nghĩ của riêng tôi, mong các bậc cao minh chỉ giáo. Nguyễn Đào Trường 65 phố Đinh Văn tả, phường Bình Hàn TP Hải Dương. ĐT: 03203 850 763.

    Trả lờiXóa
  2. GÓP MỘT Ý NGHĨ NHỎ

    Bất ngờ đọc trên blogs bạn, thấy đăng câu đối của Vua Minh bên Tàu ra cho xứ thần Việt Nam, nội dung kiêu ngạo, trồng trụ đồng đánh dấu chiến thắng của chúng và khinh miệt VN ta. Ở đây tôi chỉ băn khoăn về một chữ 綠 "LỤC". Không rõ hồi Minh Tư Tông dùng chữ lục nào, văn bản gốc bây giờ ở đâu, ai biết rõ? Chả lẽ ông lại dũng chữ lục như bạn viết là màu xanh rêu, để xứ thần ta Gianh Văn Minh đối lại máu đỏ sông Bạch Đằng. Chữ nghĩa với người Tàu thì họ thật đáng bậc cao siêu, thâm thúy chắc họ dùng chữ 戮 "LỤC" có nghĩa làm nhục, vết nhơ. Cột đồng họ trồng là nhằm đánh dấu vết nhục của VN.
    Đó theo thiển nghĩ của riêng tôi, mong các bậc cao minh chỉ giáo. Nguyễn Đào Trường 65 phố Đinh Văn tả, phường Bình Hàn TP Hải Dương. ĐT: 03203 850 763.

    Trả lờiXóa
  3. Hôm nay Tôi vừa đọc được thắc mắc của ông Nguyễn. Theo bản gia phả của họ Giang, thì chữ "lục" được ghi là 綠.

    Nguyên văn là "銅柱至今苔已綠, 公對云: 藤江自古血猶紅
    (đồng trụ chí kim đài dĩ lục , công đối vân : đằng giang tự cổ huyết do hồng")

    (http://www.giang.org/documents/GiangThiGiaPhaBangChuHan.pdf)

    H - Canada

    Trả lờiXóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]