Hoa quả đẹp nhưng cực độc
18.
Dạ lan:
Củ có độc tố alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
19. Xương rồng kiểng:
Nhựa gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, ăn vào có thể gây tê
cứng lưỡi và miệng, nôn mửa.
20. Trúc
đào: Toàn
thân có chất cực độc oleandrin, neriin gây ngộ
độc khi chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy,
rối loạn nhịp tim, nặng có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê, thậm chí tử vong.
21. Mã tiền: Hạt cây
chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N
methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin. Ngoài ra còn có độc
tố strychnine, gây nôn nếu ăn phải. Trong điều kiện bình thường, ăn hạt cây này có thể tử vong.
22. Bã đậu: Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng.
23. Hồi núi: Còn gọi
là đại hồi núi. Bộ phận độc nhất của cây là quả và lá. Uống phải tinh dầu của
cây này có thể gây bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu, chân tay
lạnh, cổ họng nóng rát, bụng và dạ dày đau dữ dội, kèm theo nôn mửa, chảy dãi
liên tục.
24. Ngoắt
nghẻo: Củ và cây
có chất kịch độc colchicine cùng một số alkaloid khác. Nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, mất cảm giác, hôn mê, thậm chí tử vong.
25. Một số loại cà kiểng (chẳng hạn như cà độc dược): Loài thực vật này được còn được dùng làm
thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.
Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường, người
tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy
ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
26. Lưu
ly: Cũng giống như cà độc dược, hoa lưu ly chứa
chất độc có thể gây ngứa, nổi mẩn, chóng mặt, nhức đầu, ảo giác, hôn mê.
27. Thiên điểu: Hoa và
hạt có các chất gây ngộ độc đường ruột, tiếp xúc hoặc ăn vào sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
28. Thông
thiên (hay huỳnh liên): Hoa, lá, quả và hạt có độc
tố thevetin, neriin, glucozid, ăn
vào có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
29. Vạn niên
thanh: Độc tính
của cây chủ yếu là do tinh thể calcium oxalate, ngoài ra còn do các enzyme
phân giải protein trong các tế bào tạo tinh thể. Nếu vô tình nhai phải lá cây,
những tinh thể calcium oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong
miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa. Tiếp xúc với lá cũng có thể gây
ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp
bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.
30. Vạn tuế: Vỏ,
ngọn và hạt cây đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần
kinh mãn tính. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên
hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí
tử vong. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ
bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.
31. Lan
chuông: Hoa và
quả đều chứa chất độc có thể gây tử vong.
32. Anh đào đen (hay
nightshade): Ăn phải trái của cây này có thể bị mất giọng, hô
hấp khó, co giật, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Thi Trân
Ảnh: Flower, Homeguides, Wikihow
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]