22 tháng 10, 2014

Còn những khu nhà gỗ tồi tàn giữa Hà Nội



Cuộc sống của người dân ở khu nhà gỗ giữa Hà Nội (Theo Tiền Phong)
1.
Nằm ở phía ngoài đê sông Hồng, các khu nhà gỗ trên phố Vọng Hà khá dễ nhận ra bởi

2.
Những khu nhà gỗ này có tuổi đời trên nửa thế kỷ, trải qua quá trình sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng, rất nhiều lần khu nhà này đã xảy ra hỏa hoạn do toàn bộ khu nhà đều làm bằng gỗ và vách ngăn bằng liếp tre rất dễ bắt lửa

3.
Cuộc sống tạm bợ của các cư dân ở đây khiến người ngoài không thể tưởng tượng giữa trung tâm Thủ đô lại có những khu nhà

4.
Mỗi gia đình chỉ có không gian sống chừng 10 mét vuông, dù có nhà tới 5-6 người ở. Bên ngoài hành lang lúc nào cũng tối om, khiến việc đi lại rất khó khăn

5.
Không gian chơi đùa của lũ trẻ cũng chỉ bó gọn trong những căn phòng này

6
Chật chội, sàn nhà, vách đều làm bằng gỗ hoặc phên tre, việc nấu nướng, bếp núc cũng ngay tại chỗ nên rất dễ xảy ra hỏa hoạn nếu lơ là

7.
Hầu hết các hộ dân ở đây đều có cuộc sống khá khó khăn, tài sản không có gì nhiều nên khi đi làm việc khóa cửa cũng chỉ là

8.

Khoảng không gian hiếm hoi ở một trong những khu nhà gỗ. Các hộ dân ở đây đều hy vọng được thành phố bố trí cho gia đình họ được chuyển tới một nơi ở mới an toàn hơn

9.
Bên trong là vách gỗ, bên ngoài các hộ dân phải mua tấm lợp kim loại về che chắn phòng khi mưa gió

10.
Các gia đình đều phải tự sắm cho mình bình cứu hỏa đề phòng hỏa hoạn bất ngờ
11.

 Cũng có nhiều người không muốn rời khỏi chỗ ở này dù nguy hiểm vì dù sao cũng gần trung tâm, giúp cho việc đi lại, buôn bán của họ được dễ dàng
12
Ông Kỷ - 94 tuổi, một trong những cư dân đầu tiên của khu nhà gỗ - đang ngồi theo dõi khai mạc Kỳ họp Quốc hội qua tivi. Ông sống ở đây từ khi còn là một thanh niên trai tráng. Giờ đã về già ông cũng chẳng muốn rời xa nơi này.

13
Diện tích ở hạn hẹp nên bếp và nhà vệ sinh của các cư dân ở đây cũng không rộng rãi gì. Bếp chỉ đủ vừa 1 người đứng

14
Những hộ ở dưới tầng 1 tuy cũng chật chội không khác gì các hộ trên tầng 2, tuy nhiên cũng đỡ nguy hiểm hơn do tường vách được xây bằng gạch

15.
Hy vọng, trong tương lai gần, những cư dân ở các khu nhà gỗ này được chuyển tới một nơi ở mới tốt hơn, không còn phải sống trong nơm nớp lo sợ hỏa hoạn ghé thăm


Cuộc sống của người dân ở khu nhà gỗ giữa Hà Nội

Nằm ở phía ngoài đê sông Hồng, các khu nhà gỗ trên phố Vọng Hà khá dễ nhận ra ...
Khu nhà gỗ trên phố Vọng Hà, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nổi tiếng không phải bởi được xây toàn bằng gỗ mà do lâu lâu lại bị cháy 1 lần...
Những cư dân sinh sống ở các khu nhà gỗ trên phố Vọng Hà luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ không biết lúc nào nhà mình bị... cháy. Đó là một thực tế khá "quen thuộc" đối với khu nhà có tuổi đời trên nửa thế kỷ ngay giữa lòng Hà Nội này.
Trên thực tế đã có nhiều vụ cháy gây thiệt hại về người và tài sản ở các khu nhà gỗ này, gần đây nhất vào tháng 8/2012 vụ cháy đã thiêu rụi toàn bộ khu nhà C8 và cướp đi sinh mạng của 1 cụ bà 91 tuổi...
Những ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng qua thời gian, cộng với việc thỉnh thoảng lại... cháy khiến thành phố đã có những phương án để di dời các hộ dân sinh sống tại đây ra một nơi an toàn hơn, tuy nhiên, cho đến nay, qua tiếp xúc với các cư dân ở đây, họ vẫn đang chờ đợi trong hy vọng mong manh không biết lúc nào gia đình họ được chuyển sang chỗ ở mới...
Theo VOV Giao Thông

* MỘT VÀI HÌNH ẢNH HIỆN ĐẠI " ĐỐI CỰC "
:

Toà nhà Keangnam cao nhất Hà Nội
* Toà Keangnam: KEANGNAM HANOI LANDMARK TOWER, cao 350 m (nhất VN), 72 tầng. Đường Phạm Hùng , TP Hà Nội.

Toà nhà Lotte cao thứ 2 Hà Nội
* Toà Lotte: LOTTE CENTER HANOI, 65tầng + 5 tầng hầm, cao 267 m (thứ 2 VN). Ngã tư Liễu Giai-ĐàoTấn HN.
+ Toà Financial Tower TP HCM cao thứ 3 VN: 262 m.

VÀI SO SÁNH:

NHÀ CHỌC TRỜI VIỆT NAM

Nhà Quốc Hội mới
* 5 năm xây dựng, cao 39 m, gồm 5 tầng nổi và 3 tầng hầm.
Sáng 20- 10-2014 kỳ họp thứ 8 khoá XIII đã khai mạc tại nhà QH mới.
Toà Bitexco Financial Tower TP HCM ( cao 262m)

10 nhận xét:

  1. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn!!!

    Trả lờiXóa
  2. Ở HN còn những nhà lắp ghép nghiêng lún,xuống cấp nghiêm trọng,,không đảm bảo an toàn cho những người đang sinh sống ở đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu thống kê, kể ra thì còn nhiều nơi lắm ! các khu tập thể đã quá cũ vệ sinh môi trường rất thấp kém ! Và nguy hiểm cháy nổ ! Trong lúc nhiều khối nhà xây lên hoành tráng nhưng bỏ hoang, dân đâu có đủ tiền mà mua ! Hơn nữa nếu mua lẻ tẻ không thành khối dân cư càng khó dọn đến ở vì lo bất an và thiếu các dịch vụ đi lại, chợ búa ...

      Xóa
  3. Ở nơi nào cũng đều vẫn còn những nghịch cảnh bạn nhỉ -Hình ảnh đúng là như vậy -Càng tiến lên thì khoảng cách này càng thấy rộng đó -

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoảng cách ngày càng xa! Và người "khôn ngoan" tiến "vọt" càng bỏ rơi không đoái gì đến người còn rớt lại sau !

      Xóa
  4. Nếu nhìn về nông thôn sẽ còn thấy nhiều cảnh bần cùng hơn chị Dậu.Giấc mơ chuyển sang chỗ ở mới của cư dân khu nhà gỗ ổ chuột này xem ra con xa lắc; bởi các quan lớn quan bé chỉ lo làm những gì có lợi cho họ , không thích làm những gì có lợi cho dân nhưng không kiếm ăn được..Khổ vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy cụ KVH ạ. Thành phố thủ đô còn như thế thì nông thôn ai lo thân nấy mà sống. Ruộng đất ngày một hết dần đi thì dân trôi dạt bươn chải tự kiếm lấy sống còn ! Và ta thấy có các tệ nạn không ngờ tới mà xưa kia hiếm có !

      Xóa
  5. Nhà gỗ này là sản phẩm của thời tiếp quản thủ đô 1954 ,lúc con người kháng chiến với tấm lòng còn trong trắng. Nguyên là cán bộ kháng chiến tiếp quản thủ đô lúc đó rất nghiêm, lệnh không được chiếm nhà dân, nên chính phủ kháng chiến cho xây dựng cấp tốc ngoài đê sông Hông mấy chục căn nhà gỗ hai tầng này, gỗ lim rất chắc chắn nên còn tồn tại đến bây giờ. Cán bộ chiến sĩ được phân ở đây. Người có gia đình nhiều nhất 10m2, ở hai đầu hồi. Còn các buồng lớn đều làm buồng tập thể. Năm 1957 từ Trung quốc về thăm nhà, tôi đã ở đây, trong căn phong 10m2 của chị ruột tôi ở Việt Bắc về ,làm ở Ngân hàng Nhà nước. Về sau, khi về hẳn năm 1958, tôi ở Hàng Tre, trong cơ quan Nha Giao Thông với cha tôi, ngày ngày vẫn ra nhà ăn tập thể của cán bộ kháng chiến , nhà ăn là một trong những nhà gỗ này, nay ở chổ cửa Hàm Tử quan. Sáu mươi năm rồi, chỗ này lúc đó là nơi đáng ngưỡng mộ về tinh thần vì nước vì dân của cán bộ chiến sĩ bên thắng cuộc. Nay lại thành ổ chuột giữa thủ đô.Kể cũng hay.Mấy đứa bạn tôi con các đồng nghiệp của cha tôi, giờ có đứa cũng còn ở đây. Đấy là những đứa giữ được truyền thống trong sạch của bố mẹ (nên mới khổ thế !). Lần thứ hai, bên thắng cuộc giải phóng Sài Gòn (tôi cũng có mặt lúc đó) thì không còn ngây thơ như 1954, nên lập tức chia nhau những ngôi nhà đẹp nhất. Và càng về sau càng khôn hơn, tìm mọi cách đuổi bên thua cuộc đi càng nhiều càng tốt, và chiếm được nhiều hơn nữa. Kết quả là một dân tộc vỡ nát, 40 năm rồi không hòa giải nổi. Buồn thay! Hậu sinh khả úy hay là hậu sinh quỷ quái đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có chị gái và anh rể khoảng năm 1960 cũng ở nhà gỗ khu bờ sông Hàm Tử quan, về sau khi có khu tập thể Kim Liên (Triều Tiên xây dựng) mới chuyển về KL, B9. Sau nữa có nhà cấp 4 ở cuối Phương Mai. Bây giờ thì ở TP HCM Q. Phú Nhuận. Lúc đó khu nhà gỗ còn tương đối khá không xập xệ chen chúc như bây giờ. Ông anh rể đã mất (> 90 tuổi). Khi anh chị vào SG tôi đã có câu thơ: " Bờ sông nọ với Kim Liên mấy lần !" nhắc đến dẫy nhà gỗ phố bờ sông cửa Hàm Tử !

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]