14 tháng 10, 2014

Ảnh hiếm "thương mại vỉa hè" Hà Nội những năm 90



Ảnh hiếm "thương mại vỉa hè" Hà Nội những năm 90
Theo HNMO
Những năm 90, nền kinh tế 'bung ra' thời hậu bao cấp biến vỉa hè Thủ đô thành nơi sản xuất, buôn bán đủ mọi mặt hàng để có thể kiếm ra đồng tiền.

1. Rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm Hà Nội trong cái nắng hè năm 1991, nhà nhiếp ảnh người Đức, ông Reisen tiếp tục ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sinh kế của người Hà Nội trong giai đoạn 'bung ra' của nền kinh tế hậu bao cấp.

2. Nghề thuốc nam, thuốc bắc vốn là nghề gia truyền, nay cũng ra hè phố cho tiện bề kinh doanh.

3. Mỗi sáng sớm, từng này mặt hàng ra hè phố và đến tối lại vào nhà một cách gọn gàng. Các cửa hiệu ở Hà Nội vừa là chỗ bày hàng, bán hàng kiêm nơi ở của ông bà chủ, nên khá chật.

4. Cửa hàng bán ống đồng và chõ để nấu rượu. Những năm 90, nuôi lợn và nấu rượu là nghề phụ của rất nhiều gia đình.

5. Nơi bán nồi nhôm, những chiếc xoong cỡ lớn được gọi là 'nồi quân dụng' dùng cho những quán hàng ăn uống.

6. Hàng bán đồ cho thợ nề. Những năm 90, hầu hết đàn ông đều tự sửa chữa những hư hỏng nhẹ của đồ mộc, đồ điện trong nhà. Thậm chí nhiều người tự đóng bàn ghế để sử dụng.

7. Xưởng cơ khí này chuyên về đồ sắt, cũng trên vỉa hè.

8. Cắt tóc vỉa hè là đặc trưng của Việt Nam, không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố thị xã đều dễ gặp.

9. Hàng ăn uống trên hè phố rất nhiều. Thực khách trò truyện rôm rả ngay bên những rổ bát bám đầy ruồi nhặng.

10. Xưởng mộc nhỏ này sản xuất và bán hàng luôn trên hè phố, sản phẩm là bàn thờ trong gia đình.

11. Ở một đoạn phố Phùng Hưng, nhà nhiếp ảnh người Đức còn thấy cá khô phơi kín mặt đường.

12. Gạo được mang từ ngoại thành vào bán cho các bà nội trợ.


5 nhận xét:

  1. Kinh tế hậu bao cấp năm 90, nó sinh ra đứa con kinh tế định hướng XHCN, rồi lớn lên nó sẽ đẻ ra thành KT hậu ĐHXHCN. Rồi sau đó sinh cái gì không biết.

    Trả lờiXóa
  2. NHếch nhác hết cỡ. Vậy mà có người muốn bảo tồn!

    Trả lờiXóa
  3. Không hơn gì Châu Phi nghèo đói! lạc hậu và nhếch nhác!

    Trả lờiXóa
  4. Những ngày tháng đó, buộc phải " bung ra" để tồn tại!

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn Hoàng Thị Nhật Lệ, Hưng Kỳ Vĩnh, Lưu Hồng Đoan, vu song thu. Đúng là các hình ảnh trên, ngày đó lôi thôi nhếch nhác thật ! Tràn lan vỉa hè ! Nhưng là từ đang bó buộc "bao cấp" được bung ra và vì cuộc mưu sinh để có cơm áo khá hơn ! Mà ngày nay đâu đã hết! Vỉa hè vẫn bị chiếm dụng nơi nơi. Có điều bây giờ không kín hết như ngày đó, họ chia rải ra, cắt tóc mỗi nơi chỉ vài ba người, bày hàng trong nhà lan ra một phần vỉa hè ... Dư âm còn dài lâu! Hàng tháng tôi vẫn cắt tóc "vỉa hè" vì "giản đơn"và tiết kiệm ! Còn nền kinh tế của ta ư? Cụ NL hỏi; tôi nghĩ vẫn bóng dáng nông nghiệp lạc hậu dẫu có ở nhà cao tầng ! Ta vẫn thích ra chợ cóc mua bó rau đồng quê đem lên bán hơn là mua ở siêu thị ! Còn lâu mới lên theo tư bản chủ nghĩa.

    Trả lờiXóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]