Dũng “khùng” và đường hầm
điêu khắc độc nhất Việt Nam
25/03/2014 - Kiến thức
Đến Đà Lạt, người ta có
thể tìm hiểu bất cứ hình dáng của loại kiến trúc nào mang tính chất điển hình
trên thế giới, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Và bây giờ, một công trình điêu
khắc mới độc nhất vô nhị đã bắt đầu hình thành: điêu khắc trong lòng đất.
Ý tưởng có một không hai này thai nghén cách
đây chưa lâu của một “gã khùng” – tên mà người đời đã gắn cho gã khi hay gã đem
cả khối tiền đổ xuống lòng đất với khả năng thắng thua là 50/50. Nhưng bây giờ
thì mọi người đều biết gã không “khùng”, mà ngược lại, tất cả đều khâm phục gã
khi những công trình điêu khắc độc đáo dưới lòng đất có một không hai trên thế
giới này đã bắt đầu hình thành.
Ấy là Trịnh Bá Dũng, một người chào đời ở vùng
trung du xứ Thanh nhưng lại chọn Sài Gòn làm nơi sinh sống và lập nghiệp. Cái
duyên với Đà Lạt nay đã biến gã thành một người mắc nợ với mảnh đất này. Là
người đi nhiều, hiểu biết rộng, mục sở thị được nhiều công trình kiến trúc tiêu
biểu trên thế giới, gã quyết đem những hiểu biết của mình về Việt Nam trình
diễn.
Nhưng, làm sao để xây
dựng được những công trình kiến trúc độc đáo mà không bị trùng lặp, ý tưởng
không bị chắp vá? Và nhất là phải đậm cái hồn văn hóa Việt? Trong khi ý tưởng
đang lâm vào bế tắc thì một người bạn ở Sài Gòn lên Đà Lạt thăm gã thấy màu đất
đỏ tươi rói buột miệng nói: “Đất này làm nhà thì đẹp lắm”. Vậy là ý tưởng xây
dựng một công trình điêu khắc hoàn toàn bằng đất trong lòng Đà Lạt của gã hình
thành từ đó.
Nhưng, giữa ý tưởng và hiện thực luôn có một
khoảng cách vời vợi. Chính vì vậy, ngày đầu mới lên Đà Lạt tóc gã đen bóng, sau
vài năm rong ruổi với đất trời cùng những đêm thức trắng tìm cách triển khai ý
tưởng, tóc gã nay đã sắp sửa trắng nhiều hơn đen, gương mặt nhăn nheo nhìn thấy
rõ.
Với suy nghĩ có thể mình sẽ trắng tay, bờ hồ
Tuyền Lâm với rừng thông bạt ngàn là nơi được gã chọn để đổ tiền chạy thử
nghiệm một ý tưởng chẳng giống ai. Từ đó đến nay, gã rời phố thị, bỏ cả công
việc làm ăn kinh doanh chuyển hẳn vào rừng căng võng ăn nằm với nhóm kiến trúc
sư, quyết biến lòng đất thành một công trình nghệ thuật không đụng hàng.
Trong khi người ta trình diễn điêu khắc trên
mặt đất đã khó khăn, tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức, gã lại ngông
cuồng đào tung hàng ngàn mét khối đất kéo dài 1,2km để nuôi tham vọng số 1 thế
giới về kiểu điêu khắc từ trước tới nay chưa ai có.
Tất nhiên, đường tới
thành công không bao giờ dễ, nhưng giờ thì phần chiến thắng đang nằm trong tay
gã. Sau hơn 3 năm hì hục đào đất, sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại phương tiện
máy móc cùng với bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư, những người thợ, hơn
hai phần ba hạng mục công trình đã hoàn thành xong. Dự kiến đến hết năm nay,
Dũng sẽ công bố rộng rãi cho bàn dân thiên hạ biết gã đang sở hữu loại điêu
khắc độc đáo số 1 thế giới trong lòng đất.
Để chứng minh sự hao tổn lao lực cũng như vật
chất khi đổ quyết tâm thực hiện đường hầm điêu khắc độc bằng đất dưới lòng Đà
Lạt, “Dũng khùng” phân trần: “Hồi mới lên Đà Lạt tóc tôi đen bóng, giờ thì màu
bạc đã nhiều hơn đen…”. Rồi gã lấy điện thoại cho chúng tôi xem những hình ảnh
gian lao khi triển khai đường hầm, nhất là vào mùa mưa, khó khăn đến nỗi xe máy
xúc chạy bằng xích cũng bị mắc lầy phải dùng xe chuyên dụng cẩu lên bờ. Riêng
những người thợ lúc nào cũng như con ong cần mẫn phải thi công trong điều kiện
mưa rừng gió núi rét mướt không thể nào khổ hơn.
Rồi đường hầm điêu
khắc bằng đất dưới lòng Đà Lạt cũng bắt đầu hình thành trong sự trầm trồ của
bạn bè và ngưỡng mộ của du khách. Bước vào thế giới điêu khắc mới của gã, người
ta choáng ngợp bởi những hình ảnh độc đáo nhất Đà Lạt đều hội tụ ở đây. Dũng
khoe: “Thay vì phải mất khá nhiều thời gian để thăm quan những công trình tiêu
biểu của Đà Lạt, người ta chỉ cần đi một vòng đường hầm của tôi là có thể hiểu
lịch sử hình thành, đời sống văn hóa, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo… ở nơi đây”.
Đường hầm của “Dũng khùng” lấy những kiến trúc
điển hình của Đà Lạt làm hình tượng mô phỏng. Ngoài cùng là một khu rừng nguyên
sinh với cây cối cổ thụ, suối nước róc rách, đàn voi to lớn sừng sững với muông
thú từng bày quanh những mái nhà của người K’ho bản địa.
Tuy làm chất liệu hoàn toàn bằng đất nhưng
dưới bày tay khéo léo của những người thợ tài hoa, đường hầm này đã được hóa
phép thành một công trình điêu khắc mềm mại, uyển chuyển.
Ở đường hầm này, sự
xuất hiện của bác sĩ Yersin đã làm cho toàn cảnh Đà Lạt được thay đổi. Đi sâu
vào bên trong, bắt đầu xuất hiện cảnh xe ngựa, phố phường với những tòa biệt
thự cổ kính, sang trọng. Một Đà Lạt văn minh những năm đầu thế kỷ 20 được tái
hiện sinh động bằng những hình ảnh điêu khắc cụ thể.
Ngoài những căn biệt thự mang phong cách châu
Âu rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Đà Lạt cũng được “Dũng
khùng” tạc vào đất. Đó là những chiếc xe hơi, xe vespa cổ, nhà thờ, chùa chiền,
khu phố đi bộ gắn liền với những câu chuyện sinh nhai… tạo nên một Đà Lạt thu
nhỏ trong lòng đất khá thú vị.
Gã tâm sự, đôi mắt ánh lên niềm vui: “Khi hoàn
thành, đây sẽ là đường hầm điêu khắc dài nhất thế giới”. Tất nhiên, để xứng
đáng với vị trí này, gã đã tốn biết bao lao lực, trí tuệ, đổ vào đó không dưới
200 tỷ đồng. Rồi nhờ có “gã khùng” này mà du khách sẽ có thêm một điểm dừng
chân lý tưởng khi tới Đà Lạt.
Khắc Lịch
*** Trước đây nhiều người cũng đã biết đến Dũng khùng (Trịnh Bá Dũng) Đà Lạt với công trình ngôi nhà đất đỏ có bản đồ Việt Nam có các quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa. (Ảnh)
* Bổ sung vài hình ảnh (phần mình) chúng tôi có đến ngôi nhà kỳ dị (Crasy house) của Bà Đặng Việt Nga ở Đà Lạt- để cho phần trả lời (comment) được cụ thể hơn.
Chị Việt Nga - đội mũ trắng
Các ảnh cũ chụp lại.
Các ảnh cũ chụp lại.
Ô & Bà FIOHANTB
trong căn phòng "đại bàng"
trong căn phòng "đại bàng"
Trước tiên xin phép cụ Fio cho đàn ..iem được"bắt quàng" Ông Dũng khùng làm họ! Với vốn liếng khá khủng như vậy ,cộng với cái đầu suy nghĩ không giống ai, ông Dũng đã có một ý tưởng sáng tạo thật độc đáo. Mọi điều dường như ổn thỏa cho đến nay, nhưng tôi cứ băn khoăn một điều : nếu vật liệu đất không nung thì làm sao chịu nổi khí hậu Đàlạt nhỉ. Lại nhớ ngôi "nhà ma" của bà ái nữ Cựu TBT TR Chinh cũng rất lạ mắt nhưng đều được làm bằng vật liệu Compozit. Còn đây lại toàn bằng đất ( hình như không nung ?)..Hy vọng có dịp nào đó các cụ nhà ta sẽ mục sở thị công trình này. Kính chúc Cụ ông và cụ bà vui khỏe nha.
Trả lờiXóaCảm ơn cụ HƯNG KỲ VĨNH - chúng ta đều TRỊNHTỘC. Trịnh Bá Dũng cùng Trịnh Bá nhưng không phải cùng dòng với tôi nên bài này rất khách quan. Tuy nhiên đều dòng tộc TRỊNH VN.
XóaCó mấy điều KVH hỏi , tôi chỉ nói tóm tắt là công trình đất đỏ của "Dũng khùng" không phải cứ để tự nhiên được mà phải có thêm kỹ thuật làm cứng không nung, Dũng còn mày mò nghiên cứu ra loại vữa đất xây dựng nhanh rẻ bền hơn cách làm đất cứng, và có cả sơn đặc biệt kết hợp điêu khắc. Dũng còn rất trẻ, sinh năm 1972 bằng tuổi con gái thứ 3 của tôi. Tôi sẽ đăng tải thêm bài chi tiết hơn để các cụ biết thêm (hẹn ngày mai)
Ngôi nhà "kỳ dị" ( Crasy house) của Bà Đặng Việt Nga, số 3 Huỳnh ThúcKháng TP Đà Lạt thì nay đã quá quen thuộc với mọi người. Chúng tôi đã có đến ngôi nhà này một số lần và được chị Việt Nga đón như người nhà (bởi bà xã cùng Internat với ái nữ cựu TBT TC).Xin gửi thêm lên bài viêt vài hình ảnh chụp lại (đã hơn chụcnăm khi còn máy phim) trình cụ. Chúc cụ & gia đình vui mạnh.
Quả là ý tưởng độc đáo!
Trả lờiXóaÝ tưởng cho đến khi thành hiện thực là cả một chặng đường vô cùng gian nan đầy kiên nghị và quyết tâm mới dám có kết quả. Dũng còn trẻ mà đã có được công trình như vậy thật đáng khâm phục ! (Dũng sinh năm 1972, bằng tuổi con gái thứ 3 của tôi)
XóaChuyện bây giờ mới tiết lộ: Hồi giữa năm 2011, tôi được một người quen mời vào Mũi Né làm việc cho một Cty du lịch Nga-Việt có trụ sở tại SG. Trong một chuyến đi khảo sát Đà Lạt, chúng tôi cũng đã ghé thăm ngôi nhà kỳ dị của bà Nga. Nhưng chỉ sau 2 tháng , tôi rút lui.
Trả lờiXóaTrở lại chuyện công trình của cháu TBD. Đúng như dự đoán, anh ta phải có một công nghệ đặc biệt để làm cứng đất, còn gọi là công nghệ đất hóa đá, nếu không mọi thứ sẽ tan chảy theo mưa! Có một dạo tôi mê mải đi theo một tay KS chuyên sản xuất "gạch không nung "( dựa trên nguyên lý Polime hóa đất ),thấy quá hay nhưng sao ở VN mình,các vị lờ đờ không quan tâm khuyến khích phát triển?.Tôi đã từng phát biểu trong một cuộc họp : nếu cho phát triển công nghệ này thì chỉ cần 3 năm chúng ta sẽ xóa sạch nhà tranh vách đất trên toàn quốc, đặc biệt là vùng cao..Bạn Dũng áp dụng công nghệ này vào công trình văn hóa -nghệ thuật sẽ mở ra những triển vọng rất lớn đấy ,cụ nhỉ...
Mời cụ KVH xem thêm bài "Canh bạc du lịch của kỹ sư hàng hải TBD" biết thêm về cách thức làm cứng đất đỏ mà không nung của Dũng khùng Đà Lạt; trong một ngày HN có mưa ngâu. Chúc cụ sức khoẻ và cụ còn cho ra nhiều bài "ný nuận" đặc sắc.
Trả lờiXóa