7 tháng 6, 2014

Sư tử quyết chiến để tranh quyền thống trị



Sư tử quyết chiến để tranh quyền thống trị
Để giành quyền thống trị trong nhóm, hai con sư tử đực lao vào tấn công đối phương, quyết phân thắng bại.
Màn tranh đấu quyết liệt được ghi lại ở Công viên quốc gia Hwange, Zimbabwe.

Để tranh giành quyền giao phối và uy thế trước đối thủ, hai con sư tử đực không ngần ngại lao vào nhau và tấn công bằng những món đòn hung hăng nhất.

Trong trận ẩu đả, con sư tử có lợi thế tấn công liền giơ cao chân trước táp thẳng vào mặt đối thủ.

Sau đó nó tiếp tục tấn công vào mắt đối phương. Lúc này, con sư tử còn lại rơi vào thế bị động và không kịp ra đòn đáp trả.

Theo nhiếp ảnh gia Kenneth Watkins, hai con sư tử này trước đó từng lập một nhóm nhỏ cùng với hai con sư tử cái khác.

Tuy nhiên, một con sư tử đực đã giao phối với một con sư tử cái trong nhóm này. Trận chiến quyết phân thắng bại được cho là để giành địa vị thống trị.

Cuối cùng, con sư tử già hơn và có màu lông sẫm hơn đã giành chiến thắng. Nó hạ đo ván đối thủ.

Linh Anh (Ảnh: Solent News)

6 nhận xét:

  1. Trong đời thường các sư tử vẫ thương giao tranh ngôi thống tri do "miếng ăn" hoặc do "tình". Và có lần không phân thắng bại, thường ST trẻ khỏe thắng ST già,nhưng cũng có con st già thắng do còn sung sức và đầy kinh nghiệm trong cuộc đấu..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ứng vào câu nói : KHÔN ĐÂU TRẺ,KHOẺ ĐÂU GIÀ ! Có khi khoẻ thắng mà cũng có khi khôn thắng ! Cuộc đấu thắng-thua khó mà nắm bắt trước kết quả !

      Xóa
  2. Chả lẽ con người ngày nay, trong thế giới văn minh này, vẫn còn giữ những thói quen " man rợ " như loài vật!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc mừng ST đi biển (Lăng Cô) đã trở về.
      Con người gồm 2 yểu tố cơ bản : sinh học và nhân học. Khi yếu tố sinh học (động vật) thắng thế thì có thể làm mọi việc như loài vật và do đó dám đánh, chém, giết man rợ ! Còn khi đề cao nhân văn với tư duy phẩm hạnh CON NGƯỜI thì xã hội văn minh, tránh được các tệ nạn xã hội ghê rợn ! Có phải vậy không?

      Xóa
  3. Những hình ảnh này liệu có phải là suy tư đã thay đổi theo năm tháng trong đời chúng ta ? Khi còn trẻ, chúng ta luôn mong con ST trẻ thắng, còn bây giờ, khi chúng ta đã già, chúng ta lại mong cho con già thắng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ khái niệm già (cao tuổi) ngày nay cũng có sự đổi khác nhìn nhận khác với xưa phần nào,bởi người cao tuổi VN chiếm khoảng 10% dân số (chừng gần 1 triệu) vậy thì trong đó vẫn có những cụ còn "khoẻ" .Hậu sinh khả uý cũng không tuyệt đối như xưa. Đương nhiên về qui luật chung đối với thể lực sức vóc thì người già khó thắng lớp trẻ trừ trường hợp cá biệt. Cảm ơn cụ congky dinh ghé thăm.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]