8 tháng 3, 2014

NHÂN NGÀY PHỤ NỮ 8 - 3



NHÂN NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ
           TẢN MẠN VỀ PHỤ NỮ ĐẸP TUYÊN QUANG & CAO BẰNG
* Chuyến hành hương lên biên giới phía bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn) của Đoàn cựu HS LSQL mở rộng vừa qua đã đạt kết quả mong muốn. Có nhiều bài viết phóng sự, bút ký, tản văn, thơ và nhiều hình ảnh rất giá trị, xúc động của các thành viên trong Đoàn đã đăng lên blog cá nhân hoặc Đình Làng LSQL; cũng như còn lắng đọng trong mỗi người những cảm xúc cả những trăn trở về những tồn tại hậu chiến của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc tại biên giới phía Bắc ngày 17 – 02 – 1979.
Nội dung chủ yếu có thể nói đã đầy đủ (hay quá đủ) và nếu như cần TỔNG KẾT thì dường như không phải nêu gì thêm.Tôi bỗng nhớ lại không khí hào hứng của chuyến đi dẫu đường lên Cao Bằng (qua Bắc Kạn) mỗi lúc một cao hơn, quanh co hơn, mù sương hơn kể từ Đèo Gió- Ngân Sơn đi đến Cao Bằng.Và rồi không biết xuất phát từ thành viên nào (cụ nào trong Đoàn) câu chuyện “gái Tuyên”, rồi “chân dài Nước Hai” (Nước Hai- Huyện Hoà An-Cao Bằng) góp phần quên hết mệt nhọc chặng đường lên biên giới.
. . . . .
* GÁI ĐẸP TUYÊN QUANG: “CHÈ THÁI GÁI TUYÊN”
(Đã đăng ở entry trước)
Hành trình qua Thái Nguyên – tất yếu, và không qua Tuyên Quang nhưng tỉnh Tuyên đâu có xa Cao-Bắc-Lạng và đề tài người đẹp thì ở đâu có tiếng là nơi đó có bàn đến. Tôi chỉ xin trích mấy dòng Nguyễn  Trọng Tạo đề cập:
(Theo trên mạng)
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo một lần “Qua miền gái đẹp” ấy cũng đã phải rung động mà thốt lên:
“Người đẹp Tuyên Quang cổ mang vòng bạc
Môi đỏ như ớt vừa ngọt vừa cay
Da trắng chân dài đèo cao áo bay…
Người đẹp vít cần nồng hơn rượu mạnh
Đàn hát chao ôi nghe chạnh lòng nhau…
Xe rời thành Tuyên xa miền gái đẹp
Còn vọng lời chào dính hơn xôi nếp
Còn xanh lá tếch ai cầm trên tay…”.
Vài hình ảnh được tải về từ trên mạng (không chỉ người đẹp mà cả cây gỗ tếch).
Xin xem ở entry trước.
    Cây tếch (Tectona grandis L )  
** Mời Anh lên Cao Bằng quê em -Thuận Yến -Y Phương (Bài có trên mạng)
* Ở trên đã nêu : CHÈ THÁI, GÁI TUYÊN, nhưng Fio xin được chen vào đây một câu nói: "Gái Tuyên không bằng nét duyên Cao Bằng", đủ thấy mọi người nên có dịp đến Cao Bằng.

Mời anh lên Cao Bằng quê em.
Lên đèo Khau Liêu qua đèo Mã Phục,
Luồn qua rừng vầu, xuyên qua rừng trúc. Như bầy ong ong như bầy chim.
Cao Bằng là vùng đất tươi đẹp, hùng vĩ ở địa đầu tổ quốc, cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Thiên nhiên ,con người và nền văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc Cao Bằng đã hòa quyện vào nhau tạo nên nét đặc trưng quyến rũ rất riêng. Xưa kia, mỗi người con gái từ nhỏ đã được cha mẹ dành riêng một thửa ruộng để tự tay trồng bông. Việc trồng bông, xe sợi, dệt vải là nghĩa vụ bắt buộc để cô gái có thể về nhà chồng, và sắc áo chàm (màu tím than ngả đen) là màu truyền thống. Cùng với sắc chàm, chiếc khăn mỏ quạ được buộc trên mái tóc là đặc trưng để phân biệt phụ nữ trên Cao Bằng với các miền khác.  [bcdcnt]http://baicadicungnamthang.info/bai-hat/moi-anh-len-cao-bang[/bcdcnt]  
(Mời anh lên Cao Bằng Quê em)    
Không rõ từ bao giờ, sắc màu quen thuộc của những người phụ nữ Tày, Nùng đã chuyển từ chàm sang màu xanh. Màu xanh rất được ưa chuộng trong sắc phục ngày thường, và ngay cả những cô bé chỉ mới 5 – 6 tuổi cũng đã ưa thích bộ trang phục xanh, buộc khăn trên đầu và chân đi giày ba ta.. Bất kỳ ai khi đã lên Cao Bằng đều có chung ấn tượng về những cô bé mang đôi mắt trong veo. Nếu như những đứa bé gái buộc khăn, trang nghiêm như những cụ già thì người lớn tuổi lại mang nét hồn nhiên, ngây thơ như đứa trẻ. Đôi mắt xếch lá răm, dáng đi thướt tha và tấm lưng thon là đặc trưng của phụ nữ ở đây. Song rất khó để có thể chụp lại nét hồn nhiên trên khuôn mặt phụ nữ Cao Bằng, bởi ngay cả trong thị xã, bọn trẻ cũng bỏ chạy tán loạn mỗi khi nhìn thấy ống kính chĩa vào.
Lên Cao Bằng quê em chưa rõ phố phường đâu, Chỉ lấy đường, chỉ lấy đèo làm vui làm đẹp. Hoa cháy đỏ miền rừng Phja Bóoc, Dòng suối S’Lao con gái tắm cùng trăng.
 "Tắm cùng trăng"(ảnh minh hoạ)
 Còn trên những con đường cheo leo, tại các huyện miền núi xa xôi, đôi khi sự xuất hiện của một người khách trong các bản làng xa quả là sự kiện đáng để cư dân bàn tán cho tới vài tháng sau đó. Đám thanh niên thường trầm tĩnh hơn, và nếu ai định làm quen, nên hút cùng họ điếu thuốc và uống bát rượu ngô, thứ rượu “táp nả”trong veo cất bằng nguồn nước suối miền cao. Uống rượu trên Cao Bằng cũng như nhiều vùng núi cao khác, chẳng có hy vọng gì đứng dậy nếu chưa say khướt. Mỗi người một bát, tay vòng qua tay ngoắc chéo, và thế là cạn ly. Không thể đổ rượu xuống gầm bàn, không thể nhấp môi lấy lệ – đã ngồi cùng nhau là phải say cho tới khi rời miền núi vẫn còn nhớ về Cao Bằng. Bà cụ ngồi cạnh bếp lửa, xung quanh là những thiếu nữ Tày mới mười tám đôi mươi đang chăm chú nghe lời cụ kể:
“Ngày xưa, người dân Tày nói về vẻ đẹp của phụ nữ Tày đơn giản lắm vì người Tày không nói được hay và cầu kỳ đâu”.
Cụ dẫn ra ngay câu tục ngữ về vẻ đẹp của cô gái Tày của Nghĩa Đô:
 Phụ nữ là lá là hoa.  Là sao đêm sáng, là bầu trời xanh.
 
Cách nói của người dân Tày nơi đây có sự mộc mạc đến giản dị trong tư duy, cách nghĩ và cách quan sát của họ. Cách ví von phụ nữ Tày như lá, như hoa, như sao, như bầu trời xanh là cách miêu tả tuy đơn sơ nhưng đã mang đến vẻ đẹp giản dị, trong sáng và mát mẻ của những cô thiếu nữ Tày vừa mười tám đôi mươi. Vẻ đẹp ấy hòa lẫn với vẻ đẹp của thiên nhiên là cách nói rất phù hợp với cuộc sống và môi trường cư trú của người dân Tày ở nơi đây.


"Lên Cao Bằng quê em xin anh đừng làm lạ.
Mời rượu cả chum, mời quả cả cây.
Tết tháng giêng hẹn từ tháng bảy.
Tin nhau không nói nhiều lời.
Lên Cao Bằng đâu cũng gọi nàng ới,
 Lên Cao Bằng đâu cũng nhớ, người ơi!”
Đi vào miêu tả chi tiết vẻ đẹp hình thể của người thiếu nữ Tày, bà cụ lại đọc tiếp một câu tục ngữ khác, nhìn đôi mắt bà cụ sáng và vui tươi hẳn lên:
 Con gái má lúm đồng tiền.
 Chân trắng bẹ chuối bóc.
Tay thuôn búp măng mọc.
Nhiều trai làng chết lăn.

Ca dao trữ tình Việt Nam cũng có nhiều câu nói về vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ: Cổ tay em trắng như ngà. Đôi mắt em liếc như là dao cau... Người Tày ở Nghĩa Đô lại có cách nói nghe một lần có thể nhớ mãi. Câu tục ngữ là một quan niệm rất thật của người dân Tày vùng Nghĩa Đô. Có thể đó là cách nói chẳng có chút văn chương bác học theo quan niệm thẩm mĩ của nhiều người nhưng đó lại là cách nói để khẳng định chuẩn mực về vẻ đẹp người phụ nữ vùng đất này. Là con gái thì phải má lúm đồng tiền mới xinh, là con gái Tày chân phải trắng như bẹ chuối mới bóc, tay phải thuôn như búp măng trên rừng già... Vẻ đẹp ấy được hình thành trong tư duy của người dân qua chính những gì họ nhìn thấy, qua chính công việc lao động vất vả trong cuộc mưu sinh như  đào măng trên rừng già, chặt chuối nơi rừng sâu về nuôi lợn.


Con gái má lúm đồng tiền.
Chân trắng bẹ chuối bóc.
Tay thuôn búp măng mọc.
Nhiều trai làng chết lăn.
Nghe bà cụ đọc, những cô gái Tày mới lớn như bị cuốn hút, bởi cho đến giờ các cô cũng đâu có được biết về“vẻ đẹp chuẩn mực ấy” là:
 Eo thắt đáy con mạ.
 Má ửng hồng bồ quân.
Chân dong dỏng duyên dáng.
Tóc uốn dáng đuôi gà.
Mắt liếc mòn đá suối.
Tục ngữ Tày Nghĩa Đô xưa chỉ có mấy câu giản dị vậy thôi nhưng đã nói lên cái đẹp về hình thể, dáng đi, sự hiền hòa, mát mẻ toát lên từ cái ửng hồng của khuôn mặt của các cô gái miền sơn cước. Người thiếu nữ Tày cũng biết làm duyên làm dáng qua cái mớ tóc đuôi gà, má ửng hồng như quả bồ quân mới chín trên rừng già là tín hiệu của cô gái đã trưởng thành. Eo của các cô không phải là thắt đáy lưng ong như cách nói của người Kinh mà là thắt đáy con mạ mới là người phụ nữ vừa đẹp vừa chăm chỉ và khỏe khoắn. Và đôi mắt của người thiếu nữ Tày trong câu tục ngữ “Mắt liếc mòn đá suối” đã để lại ấn tượng sâu đậm đối với người nghe, làm say đắm những chàng trai trong bản và từ phương xa đến. Thế mới biết người thiếu nữ Tày Nghĩa Đô không chỉ đẹp, không chỉ duyên dáng mà còn sắc sảo và khỏe khoắn trong quan niệm hết sức mộc mạc và giản dị của người dân nơi đây.

Đêm đã về khuya, bếp lửa than càng nồng đượm như* lời kể của bà cụ về vẻ đẹp của người phụ nữ Tày Nghĩa Đô. Đang kể, bà cụ bỗng cất lên một lời ru mà tôi chưa được nghe một lần:
 “Ngủ ngon bé ngủ cho ngon.
Ngủ chờ mẹ thả gà lên rẫy cũ sườn non.
Mẹ thả con vịt xuống cánh đồng ốc hến.
Gà ăn thóc vãi no béo mập.
Vịt ăn tép ốc béo đầy bầu.
 Lấy về mổ thịt cho con ăn.
 Rồi cụ nói:
“Người phụ nữ Tày không chỉ đẹp đâu nhé mà còn biết cả hát ru nữa đấy”.

Đó là vẻ đẹp của tình mẫu tử mà người phụ nữ Tày nơi đây chắt chiu từ cuộc sống lao động vất vả và “chưng cất” nó thành điệu hồn của lời ru:
Có lời ru nào mà mộc mạc đến vậy, dù chẳng có gió mùa thu thức trọn canh chày, dù chẳng lên núi để rửa bành con voi nhưng lời ru của người mẹ Tày Nghĩa Đô như in sâu vào trong giấc ngủ của em bé Tày và tâm hồn chúng được lớn lên từ đó.
 Rồi ngay cả cái dáng địu con (một phong tục của người Tày Nghĩa Đô) cũng được người phụ nữ đưa vào lời ru:
Chín tháng mẹ địu con đằng trước.
Năm năm mẹ cõng con trên lưng.
Đằng trước địu bằng da.
Đằng sau địu bằng vải.
Những câu tục ngữ giản dị, chân thật mà dường như không thể thật hơn được nữa đã nói lên cả sự hy sinh ấy:
Mẹ mặc rách, mặc nát.
Mong cho con có bát cơm đầy.
Mong cho con mặc đẹp bằng chúng bạn.
Cứ như thế, qua lời kể của bà cụ, những câu tục ngữ của người Tày được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng hết sức mộc mạc, chân thật và giản dị đã làm toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ Tày Nghĩa Đô.

Hoàng Dũng   

4 nhận xét:

  1. HI, bác em mê con gái cao bằng mất rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vu song thu ơi: Nếu gặp con gái xinh ( Gái Tuyên, gái Nước Hai) mà "vô cảm" thì e rằng đã đến lúc "Để bông ở mũi không còn bay bay" nữa rối đó! Nhé ,chào . Chúc vui vẻ ngày 8 -3.

      Xóa
    2. Bông nhét lỗ mũi, nhưng vì hít vô "thèm quá"- bông thụt vào lỗ mũi mất rồi, cụ ạ !

      Xóa
    3. Hi hi ! Chết đi nhưng bỗng có người đẹp ghé vô thế là sống lại vùng dậy hát ngay bài KHỎE LUÔN LUÔN !

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]