Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của 13 loại
rau thơm thường ăn
Webphunu.net –
Rau thơm là gia vị phù
hợp cho bữa ăn. Nhưng những loại rau ấy đã góp phần không nhỏ trong việc phòng
và chữa bệnh. Dưới đây là 13 loại rau thơm giúp chữa bệnh và dùng làm món ăn
ngon trong bữa ăn hàng ngày của bạn:
1. Rau răm
Tác dụng không ngờ từ rau răm
Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay,
tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn
trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi
và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ
một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta
dùng tươi, không qua chế biến.
2. Thì là (thìa là)
Thì là giúp món ăn thêm hấp dẫn
Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị
vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị
thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm,
không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau
răng.
3. Rau mùi
Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay,
tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các
chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc
và thường có trong mùa đông.
4. Mùi tàu
Ngày nay, mùi tàu được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày
Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân
dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa
bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh
tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
5. Húng chanh
Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi
làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào
phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
6.Húng quế
Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có
tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có
tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu,
nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
7. Bạc hà (húng cây)
Bạc hà chữa cảm cúm rất hữu hiệu
Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm
cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp,
nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen
suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có
thể dẫn đến sẩy thai.
8. Sả (cỏ chanh)
Công dụng không ngờ từ cây sả
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ
hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị
chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
9. Tía tô
Tía tô nhạt.
Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại
giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây
bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm
ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô
có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn,
màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy
bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa,
giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C,
giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy
- Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi.
Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế,
nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng
hiệu quả.
Rau diếp cá làm mát máu
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các
bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra
nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký
sinh trùng.
Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng
nghìn năm. Với giá trị làm thuốc
thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các
trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau
diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng
diếp cá.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà
không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau
này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn
nhọt, lở ngứa.
11. Lá lốt
Lá lốt thường được dùng chữa các bệnh
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (
Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa
do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra
máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức
xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư,
Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau răng,
Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu
phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
12. Đinh lăng
Đinh lăng có nhiều tác dụng cho hệ thần kinh
Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các
sóng alpha, beta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não
mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ
não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện
phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính
và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ
và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều
tốt hơn.
13. Lá sung
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có nhiều tác dụng
Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng
mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá
sung vá hay lá sung tật.
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết,
giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong
dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa.
Cám ơn thầy nhiều. Chào thầy !
Trả lờiXóaCẢM ƠN CHỊ TUẤN NGA. CHÚC CHỊ SỨC KHOẺ.
XóaCác loại gia vị này nhà em dùng thường xuyên, trong các món ăn em rất coi trọng gia vị đi kèm, thiếu là khó chịu lắm phải mua bằng được .
Trả lờiXóaĐất nước nhiệt đới VN ta có rất nhiều loại rau gia vị đồng thời là thuốc nam chữa bệnh. Ngoài các loại kể trên, kể thêm củ quả chúng ta còn có rất nhiều thứ khác nữa: chẳng hạn canh giới, lá mơ, rau lang, hành; chuối , khế, gừng, tỏi ... Người làm bếp nào mà không quan tâm các thứ gia vị + thuốc nam cùa VN thì thật đáng tiếc! Cảm ơn HOA HỒNG.
Xóa