1 tháng 3, 2014

CHUYẾN ĐI CAO- BẮC- LẠNG



CHUYẾN ĐI CAO BẮC LẠNG
Phần I-Ngày 27-2-2014
(27/Giêng/Giáp Ngọ):
ĐI TRẨY NƯỚC NON CAO BẰNG
CUỘC HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
là tên gọi của chuyến đi hai ngày 27 & 28 – 02 -2014, cũng là hai ngày cuối cùng tháng Giêng / GiápNgọ của Đoàn cựu HS LSQL có mở rộng, “đã thành công tốt đẹp” (theo cách nói mỗi dịp tổng kết bế mạc các cuộc họp quan trọng cấp cao của VN ngày nay). Xuất phát từ HÀ NỘI 6 h sáng ngày 27 (tại địa điểm tập trung 75B Trần Hưng Đạo, nhà cụ X.Hoài), Đoàn gồm 15 “cụ” ( 6 nữ và 9 nam; đều là con số ĐẸP; này nhé: 6 = lục, phát âm chẳng khác gì LỘC và 9 = CỬU với ý nghĩa lâu dài trường thọ), lên ô tô nhằm hướng Thái Nguyên (Thủ Đô KC thời chống Pháp) để từ đó đi tiếp lên vùng cao Việt Bắc : Bắc Kạn và Cao Bằng- điểm dừng ngày đầu- biên giới với Trung Hoa. Theo “sơ đồ hành quân” mà ngày nay là lộ trình "du lịch", Đoàn đã theo quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Cao Bằng (không kể đoạn Hà Nội- Thái Nguyên nay phần lớn đã thành cao tốc).
Thời tiết tạm thời bình thường không mưa nhưng cũng chưa được nắng đẹp. Thế là khá tốt bởi nhiều ngày vừa qua miền Bắc mưa rét.
“ Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

Câu ca dao xưa sao thấy Cao Bằng xa vời và nổi nênh quá ! Mà cũng da diết làm sao ? Còn bây giờ chỉ chiều tối là chúng tôi đặt chân lên thành phố, vâng,TP Cao Bằng, chắc chắn vậy mà.
Thành phần của Đoàn gồm các cụ K5 là nòng cốt: Trung Hải, Khoa Phi, Xuân Hoài, Nguyệt Ánh, Bích Ngân, Phạm Phu và Hồ Uy Liêm (K5 & Internat), Nguyễn Thị Hà (dâu K5, vợ Việt Thường đã mất), Ngô thị Thu Thoa (vợ Hồ Uy Liêm), cụ trẻ nữ được mọi người luôn biết đến với nhiều vần thơ cảm xúc Thu Giang K3, cao tuổi nhất (bước sang tuổi 80, rể Internat&K2) cụ Trịnh Bá Phiến (fiohantb), được Trưởng Đoàn X.Hoài phong tặng là “trưởng lão” nhưng chưa lão, vẫn nhanh nhẹn hoà đồng theo nhịp bước của Đoàn mọi mặt đôi lúc còn đi lên nhịp trước, và có các cụ mới hội nhập: Nguyễn Hồng Nhật K6, Nguyễn Bá Tuân (Từ Tây Ninh ra) và Ngô Chí Hưng K4, Đỗ Thị Tính K3.
Thành phần tuy mang tính “tổng hợp” nhưng điều lạ là cực kỳ hài hoà thân thiết. Có lẽ vốn cùng “gốc” trải qua cuộc CM giải phóng dân tộc, các cuộc KC chống Pháp, chống Mỹ và chống bọn bành trướng xâm lược phương Bắc; đến ngày nay lứa tuổi bảy, tám mươi vẫn hăng say nhiệt tình như thủa nào Thiếu sinh quân và thiếu nhi học sinh VN KC tại Tổ quốc hay trên đất nước bạn thời kỳ CM đó.
Trở lại bài viết tuy chủ đề là cuộc hành hương lên biên giới vào dịp ghi nhớ 35 năm cuộc KC chống quân phương Bắc xâm lược VN 17-2-1979 trên toàn tuyến biên giới phía Bắc trải dài 6 tỉnh từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến Quảng Ninh. Tuy nhiên hành trình của Đoàn với thực tế có thể thực hiện là chỉ đi đến hai tỉnh biên giới có vĩ độ cao hơi chếch về phía Đông : Cao Bằng và Lạng Sơn, có qua Bắc Kạn nên khi viết entry này, với mình tôi chỉ viết chân thực là “CHUYẾN ĐI CAO-  BẮC- LẠNG”. Hy vọng còn có dịp đến Lai Châu  và Hà Giang. (Còn Lào Cai có Sa Pa và Quảng Ninh có Hòn Gai và Móng Cái thì vốn đã có các lần thăm thú).
Đường đi càng lên cao càng có sương mù mỗi lúc thêm dày đặc có lúc như mưa, thế nhưng đường sá tốt lên nhiều và số lượng xe càng lên vùng núi thì ít dần nên xe chạy vẫn bình thường và an toàn. Khi xe dừng ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) ăn trưa (thực tế là đã quá 1h chiều) thì quán ăn mặc dù trong nhà nhưng tất cả như vừa qua một cơn mưa lớn nước hắt vào nền ướt sũng. Mọi người bảo: ai qua vùng này cũng phải quen cảnh này còn nếu không thì không phải là vùng miền núi Ngân Sơn. Từ Thái Nguyên lên , xe qua những địa danh gợi cho ta nhiều ký ức: Phủ Thông,  Đèo Giàng (12 h trưa), Đèo Gió, Ngân Sơn …
Xin đưa lên một ít hình ảnh tôi có ghi lại được (có ngày & giờ) qua máy du lịch tự chớp (đôi chỗ có “nhờ” cụ khác bấm giúp để có hình mình trong máy, thực biết ơn người đã ân cần chăm sóc cho “trưởng lão”, không bỏ sót đồng đội) 


 Trong xe: Cụ P. Phu được gọi là "Chu Dung Cơ", được ưu đãi "một mình ngồi hai ghế", bên cạnh "em" Hà nhận việc tài chính cho Đoàn
 Hai "quan chức" của Đoàn: Trưởng Đoàn X.Hoài và phát ngôn chính kiêm PV trực tiếp K.Phi.
Trưởng Đoàn luôn không rời loa (buổi xuất phát) và PV luôn có Ipad trên tay.


FIO trong xe (Ảnh: Nguyệt Ánh)
 Dừng chân &ăn sáng tại Thái Nguyên, quán bánh giò & bánh chưng ngon (Ngã ba BỜ ĐẬU).
Bìa trái là Ngô Thu Thoa (phu nhân cụ Hồ Uy Liêm), bìa phải là Ngô Chí Hưng K4
 PV K. Phi đang tác nghiệp. Trưởng đoàn lúc này ung dung cất loa và"bóc bánh chưng"

Ăn sáng tại quán bánh giò, bánh chưng BỜ ĐẬU - Thái Nguyên (Ảnh: Nguyệt Ánh)
 Cụ Biin tuy nói "không chơi ảnh" thế nhưng vẫn say sưa bấm máy.
TẠM DỪNG CHÂN- Sau khi xe đã chạy thêm khoảng 2 tiếng.
Vẫn đang trên QL3 địa phận Bắc Kạn
" Trưởng lão" đang bấm máy nên không có hình trong bức ảnh
Mọi người đoán xem ẩn sau nữ sĩ K3 khăn choàng đỏ là ai?


Ảnh Kh.Phi (?)

 PV K. Phi không để ý có cụ đang "xem trước" ảnh phóng sự tại chỗ trên Ipad
 Kẻ chuyện trò, người chớp ảnh
 Một đoạn phố Bắc Kạn ngày nay

Dừng chân ở trạm xăng đồng thời là nơi có chỗ "xả thải" cần thiết !
Đồi núi phía trước.
 Người đã ăn sáng, xe cũng phải tiếp xăng chứ.
Các "khách" đã hoàn tất khảo sát khu vực có chữ đỏ WC phía sau.
 Nhà tưởng niệm nơi Bác Hồ đã nói chuyện với TN "Không có việc gì khó ..."; địa danh
NÀ TU
"Chính uỷ" kiêm PV 3B đang tác nghiệp trên "máy tính bảng"
 Viếng đến thờ danh nhân Nùng Trí Cao (dân tộc Nùng)- Đền Kỳ Sầm- Hoà An- Cao Bằng
Phải leo khá nhiều bậc lên cao nên có cụ không lên được (Ng.Ánh đành ngồi lại ghế phía dưới)
 Rất cảm ơn cụ Bích Ngân đã bấm máy chớp hình TRƯỞNG LÃO
 Tuy đã có ảnh trên nhưng vẫn quyết thêm ảnh này nữa ở nơi đây.
Các cụ - bộ 6 - tham quan đền Kỳ Sầm. Ảnh Hồng Nhật


***
CHIỀU: 17 h đến TP Cao Bằng. Nhà khách (Hotel **) PHONG LAN. Nghỉ ngơi-Ăn tối. Ngủ sớm cho lại sức, ngày mai 6 h sáng lên đường đi Lạng Sơn theo lộ trình mới không trùng lại con đường đã đi qua, kết thúc ngày thứ nhất cuộc hành hương.
TẠM HẾT PHẦN I
CÒN TIẾP PHẦN II
 Biết rằng, người thuyết minh cho Đoàn- anh Tiến (đồng thời là người điều hành tour Hoa Phượng) thông báo xe đi qua các địa danh đáng ghi nhớ như đèo Ble (lúc 14h35), đèo & cầu Tài Hồ Xìn rồi mới đến Cao Bằng.


Với danh nhân (theo bảng ghi ở đền) này, Nùng Trí Cao, thời Lý; cuộc đời khá phức tạp. Lúc có công (đánh giặc Tống), khi phản nghịch (với nhà Lý) và bị bắt rồi được tha...tôi cũng không phải là nhà sử học nên không tham luận gì nhiều. Chỉ biết rằng tại nơi đền Kỳ Sầm có mấy câu đối chữ Hán, trong đó tôi và cụ X. Hoài có đọc tại chỗ một câu đối sau đây: (Nguyên văn bằng chữ Hán)
" Đế nghiệp vị thành nhân dĩ lão
  Vương phong giáp tích quốc đồng hưu"

Tạm dịch nghĩa: Câu1_ Nghiệp đế chưa thành, người đã già lão.
                           Câu2- Tôi chỉ hiểu ý còn thì chưa nắm được hết vấn đề:
Vua phong chiến tích và cho nghỉ việc nước (?).Cụ nào nắm bắt rõ hơn xin cho biết. Xin được bổ sung và tôi chân thành cảm tạ. 
Nùng Trí Cao - Chân dung nghệ thuật
Nong_Zhigao's Art Photo

Thác Bản Giốc (Chuyến đi này chưa đến được) Cách TP Cao Bằng ~ 90km

14 nhận xét:

  1. Đọc bài của Cụ, tôi thấy bút lực của Trưởng lão (tuy vào tuổi bát thập mà còn rất khoẻ khoắn và dồi dào lắm!.
    Bài viết đầy đủ, nhận xét tinh tế; ảnh đẹp ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên, vối chú thích rõ ràng dễ hiểu và dí dỏm.
    Rất mong Cụ ra tiếp phần 2 sớm nhé. Chúc Cụ nghỉ ngơi cho lại sức sau một chặng đường dài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " CHÍNH UỶ" đã động viên ngay. Biết ơn chính uỷ. Nghĩ lại 35 năm trước Sư đoàn 337 đã thần tốc hành quân từ Nghệ An ra tận Cao Bằng đánh giặc giữ nước và hy sinh tất cả vì Tổ Quốc Việt Nam, các Anh vĩnh viễn không trở về ! Trăn trở quá ! Muốn viết ngay hết nhưng chưa diễn tả nổi !

      Xóa
  2. chào cụ! cụ đã về đến nhà vui vẻ khỏe mạnh là mừng rồi.rất tiếc là ko đi cùng cụ để hàn huyên dọc đường.được xem ảnh và bài viết của cụ làm tôi nhớ các bạn và cụ quá.chẳng biết có dịp nào đi dã ngoại cùng cụ và các bạn ko ?chúc cụ khỏe,cho gửi lời thăm sức khỏe cụ bà! bên này trời nắng đẹp ,nhiệt độ 12độ,nhưng chẳng biết đi đâu vì mọi người đều đi làm cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cảm nhận được nỗi lòng nhớ về quê hương bạn bè thân thiết của cụ. Ở xa nhưng vẫn hàng ngày theo dõi ở VN quê nhà. Chưa thực hiện được chuyến về thì đọc các bài như thế này cũng vơi bớt phần nào tâm tư. Cụ cứ "lập trình" đi tin là sẽ có dịp gặp gỡ như cụ mong muốn. Cảm ơn chao quelam.

      Xóa
  3. "Cụ FIO. đá con ngựa đá con ngưa đá không đá cụ Fio. !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà NHATLE băng dòng sông băng dòng sông băng chẳng băng bà NHATLE.
      CHÚC CỤ MẠNH GIỎI.

      Xóa
  4. Cụ trưởng lão nhanh nhẹn quá! Ảnh của cụ rất sinh động.
    Chờ xem tiếp ảnh của cụ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu cụ TM khoẻ hẳn được đôi chân "như xưa" thì chắc rằng cụ đã có mặt trong Đoàn. Mà như vậy thì cụ chính là một cây bút hấp dẫn và một tay săn ảnh cực kỳ sinh động khó ai vượt được đó. Cảm ơn cụ đã khích lệ.

      Xóa
  5. Cảm ơn cụ đã mô tả một phần chuyến đi rất tỉ mỉ và mình họa bằng những bức ảnh đẹp. Chờ xem tiếp phần 2 của cụ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã "vâng" theo lời và đã cho entry PHẦN II lên trang bog rồi. Với tôi đó là phần cốt lõi của chuyến đi.Chỉ còn một phần cuối nói về hành trình trở lại Thủ Đô HN và một ít cảm xúc sau 2 ngày hành hương lên Cao - Lạng.

      Xóa
  6. Chúc mừng các cụ có chuyến đi biên giới thành công, ảnh phong cảnh biên giới đẹp quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc là HOA HỒNG không tham gia cùng. Ảnh chưa như ý và cũng hạn chế vì thời tiết chưa tốt, mây mù nhiều ánh sáng thiếu . Chủ yếu nêu lên được tâm nguyện của chuyến đi hành hương lên biên giới.

      Xóa
  7. Hoan hô cụ trưởng lão ! Quả thực bút lực của cụ khiến cả Làng nể trọng , ngoài nể trọng cụ về tuổi tác và phong thái ứng xử .Mõ tôi tính xin phép cụ dán loạt bài này lên đình Làng, nhưng nghĩ lại, cứ để mọi người sang nhà cụ cho đông vui, bàn thảo , trò chuyện với cụ, rồi sẽ đưa tất cả lên đình Làng cũng chưa muôn. Cụ cho phép nhé cụ ! Cảm ơn cụ . Tôi cũng nghĩ, trong Đoàn đi lần này tất cả các cụ đều có khả năng viết lách. Viết sách báo về đề tài Khoa học, chính trị chắc khó ai bằng TS Xuân Hoài và TS Hồ Uy Liêm...Còn viết văn thì cụ Chí Hưng đã là một tác giả có nhiều đầu sách được in và phát hành . Tuy nhiên về cách quan sát, cảm nhận và phương pháp thể hiện thì mõi cụ lại "đứng ở 1 đỉnh núi riêng" . Thí dụ , nếu tác giả FiohanTB hứơng đến sự chân xác, kiểu thông tấn báo chí, thì cụ 3B Trần Trung Hải sẽ khai thác tình tiết vui, dí dỏm, hài hước. Cụ Xuân Hoài sẽ là sự chiêm nghiệm suy tư thời cuộc ( thí dụ thế), thì Nữ sĩ Song Thu sẽ chở người đọc lên cao bằng đôi cánh thơ của mình ...Tất nhiên nhận xét như Mõ cũng chỉ là Mõ. Nhưng tin rằng sẽ còn nhiều điều bất ngờ thú vị sau chuyến Hành hương đầy ý nghĩa này. Vì thế, chúng ta đều có lý do để ...chờ đợi ! Khính cụ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Trưởng Làng ( hay Trưởng ... Mõ) sát sao hiểu biết dân Làng là điều quý báu và sung sướng cho cư dân lắm! Đúng vậy Làng LSQL phong phú nhân tài nhiều mặt (như cụ Calathau đã điểm vài nét cơ bản trong comment trên), cũng nói thêm, chúng tôi "viết" chứ không "lách" đâu nhé. Có sao viết vậy, tấm lòng mình nói ra. Vâng, đã là công dân phải có nghĩa vụ và cống hiến, sao lại không? Mỗi dịp có thể tôi nói lên điều mình "thu hoach" hay cảm nhận cho mình ghi nhớ (để lâu thành quên), và được mọi người (các cụ) chấp nhận, tốt hơn nữa là được "duyệt", được khích lệ thì dó là "phần thưởng" cho ngườ iviết rồi đó. Và khi thấy có ý nghĩa thì Làng hoàn toàn điều chuyển sử dụng, "tác giả" coi là hạnh phúc có được đóng góp. Chúng ta chắc còn có nhiều trao đổi việc Làng tốt đẹp lên nồng đượm hơn. Cảm ơn cụ Calathau.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]