18 tháng 4, 2015

Văn nghệ thứ bảy: NGHỀ LÀM BÁO

Người tạo nên bông hồng vàng
( Theo Tấm Gương- Tiền Phong online)
Năm ấy, bố tôi ốm rất nặng, các bác sĩ nói rằng đây sẽ là những ngày tháng cuối cùng của bố. Ấy vậy mà, sinh nhật của ông đang đến gần.
– Bố chẳng muốn sinh nhật ở đâu khác ngoài ở nhà mình – Mẹ bảo tôi như thế. Mẹ ngồi xuống, tính toán xem phải mất bao nhiêu tiền thì mới đưa được bố về nhà trong vòng một ngày. Phải thuê một chiếc giường chuyên dụng của bệnh viện, một chuyến ô tô chuyên dụng để chở bệnh nhân, một y tá ở bên cạnh bố suốt ngày hôm đó.
“Trong đời thật, những người thợ kim hoàn ấy làm rất nhiều nghề khác nhau, nhưng có một nghề mà nhiều người trong số đó chọn vì nó rất hợp với công việc thật sự của họ, đó là nghề làm báo..”
“Trong đời thật, những người thợ kim hoàn ấy làm rất nhiều nghề khác nhau, nhưng có một nghề mà nhiều người trong số đó chọn vì nó rất hợp với công việc thật sự của họ, đó là nghề làm báo..”.

Và mẹ suýt oà khóc khi hiểu ra chúng tôi hoàn toàn không có đủ tiền.
Trưa hôm đó, từ trường học, tôi đi xe bus hơn 60km để đến thăm bố trong viện. Chợt tôi nghe thấy một thông báo trên radio, rằng mỗi tháng họ sẽ chọn ra 10 ước mơ của khán giả để biến nó thành sự thực.
Đêm hôm đó, tôi thức rất khuya để viết lá thư ước và sáng hôm sau đem nó đi gửi, với tất cả niềm hy vọng, nhưng cũng không dám tin chắc điều gì.
Vài ngày trôi qua, bặt vô âm tín. Nhưng cuối tuần, tôi nhận được điện thoại: “Mong ước của cháu sẽ trở thành sự thật” – người ta nói giản dị với tôi như thế. Trong vòng vài giây, tôi đã lặng người đi, quên cả nói cảm ơn.
Chính đài phát thanh cũng không có nhiều tiền, thế nhưng họ đã làm việc cật lực để liên hệ cho kịp ngày sinh nhật của bố. Và cuối cùng, một công ty thiết bị y tế sẽ tặng bố tôi một cái giường chuyên dụng. Một công ty vận chuyển Y tế thì đồng ý cho mượn xe. Một cô y tá trẻ đồng ý đến nhà chúng tôi cả ngày hôm đó để chăm sóc và theo dõi tình trạng của bố.
Buổi sáng “ngày trọng đại”, tôi đi đón bố. Mẹ tôi đã bận rộn cả buổi tối hôm trước để trang hoàng nhà cửa và giờ này mẹ đang nấu ăn, nướng bánh đợi bố về. Khi về đến nhà, tôi đi bên cạnh chiếc băng ca mà các kỹ thuật viên dùng để giúp bố vào nhà. Vừa nhìn thấy ngôi nhà của mình, bố tôi bật khóc. Cả hai mẹ con tôi, cả chị phóng viên đài phát thanh, cả cô y tá, hai anh kỹ thuật viên, tất cả đều khóc.
Bố tôi đã có một ngày sinh nhật không thể nào quên. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều yêu thương đến vậy.
Tôi hiểu rằng, trong cuộc sống lòng tốt như những bụi vàng, vẫn luôn có, vẫn luôn lấp lánh, ở trong bất kỳ ai, luôn sẵn sàng tụ lại cùng nhau, tạo nên những bông hồng vàng để dâng tặng vô điều kiện. Nhưng muốn những bụi vàng tụ lại, thật sự cần một người thợ kim hoàn cần mẫn và biết yêu thương, đãi vàng từ cuộc sống và chế tác những bông hồng. Trong đời thật, những người thợ kim hoàn ấy làm rất nhiều nghề khác nhau, nhưng có một nghề mà nhiều người trong số đó chọn vì nó rất hợp với công việc thật sự của họ, đó là nghề làm báo.
Nancy B. Gibbs
Theo Thục Hân (dịch)/Hoa học trò

3 nhận xét:

  1. Câu chuyện ngắn,hay và cảm động ! Cám ơn cụ !

    Trả lờiXóa
  2. Khi gần đất xa trời ai cũng muốn về căn nhà của mình ...Em nghiệm thấy như vậy anh ạ...

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn hai cụ Hoàng Thị Nhật Lệ và vu song thu. Tôi nghĩ ta nên có các câu chuyện con người rất có tình người đáng yêu thương như vậy.

    Trả lờiXóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]