17 tháng 3, 2013

TRÊN NẺO ĐƯỜNG XỨ NGHỆ ( III )


THĂM KHU LƯU NIỆM NGUYỄN DU


+ Khu di tích NGUYỄN DU

    + Khu lưu niệm Đại thi hào NGUYỄN DU tại quê hương của Người trên đất Nghi Xuân – Hà Tĩnh ( Xã Tiên Điền).
    Từ TP
Vinh –Nghệ An, qua cầu Bến Thuỷ cách khoảng 8 km là quê hương Tiên Điền của thi hào.
    Chúng tôi  (fiohantb & bà nhà) từng đã có dịp đến đây nhưng cũng đã khá lâu , trên 15 năm; hồi đó tự đi bằng xe máy.
    Nay thăm lại có các thay đổi, khuôn viên mở rộng thêm bao gồm cả khu vườn xưa của các bậc sinh thành thi hào ; đồng thời có tu tạo thêm nhà và phòng trưng bày phong phú hơn, thêm nhiều tư liệu sách báo mới hơn nói về Nguyễn Du, thêm các tranh ảnh lưu niệm mà trước đây chưa có.


Trích trênmạng:

   
Từ Tp. Vinh, theo quốc lộ 1A, qua cầu Bến Thủy - cây cầu bắc qua sông Lam, nối tỉnh Nghệ An với Hà Tĩnh, là du khách đặt chân lên địa phận thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân. Tiếp tục đi theo quốc lộ 8B khoảng 4km nữa là du khách sẽ đến Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du.

Nguyễn Du (1765 - 1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh) nhưng sinh ra và lớn lên tại Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Cha của cụ là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm và mẹ là Trần Thị Tần làng Hoa Thiền, huyện Đông Ngạn, xứ Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). 

Từ nhỏ Nguyễn Du đã được tiếp thu sâu sắc tinh hoa văn hoá của cả ba vùng: Xứ Nghệ - Thăng Long và Kinh Bắc. Chính vì thế, Nguyễn Du lớn lên trở thành người học rộng, tài cao, tinh thông cả Phật học và sành các môn thi, họa. Tác phẩm Truyện Kiều là một minh chứng rất rõ về Nguyễn Du. Đây là sự đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học Việt Nam.

Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du được xây dựng để các nho sỹ, văn sỹ và du khách trong và ngoài nước yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ cụ Nguyễn Du - một Đại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới; đến thắp hương tưởng niệm. Đây là khu di tích văn hóa nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Quần thể di tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích: đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.

Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825, ngay trên mảnh vườn nhà cụ thuộc xóm Tiền Giáp. Bên trong có bàn thờ xây bằng vôi cát, phía trên có treo bức hoành phi đề 4 chữ "Hồng sơn thế phả" do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790) cùng bài vị bằng đá có khắc dòng chữ "Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh". 


Tiếp theo nhà thờ Nguyễn Du là đến bảo tàng nguyễn Du - nơi trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật gốc quý liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.  

* Một số hình ảnh do chúng tôi tự ghi hình:



                         Fiohantb bên tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du

      "Bà nhà" trước ban thờ Nguyễn Du. Bức hoành phi trên cao có  4 chHỒNG SƠN THẾ PH

                                              Nhà tư văn mới tôn tạo

   Chậu cây hoa mộc do Trường THPT Nguyn Siêu HN tặng, bên phải trước sân. Bên trái sân cũng có một chậu như vậy.

             Cây muỗm cổ thụ trong khu di tích.Cây muỗm do Cụ Nguyễn Quỳnh- ông nội Nguyễn Du- trồng khoảng năm 1715 - 1720, đến nay ngót 300 năm.

                                                     " Bà nhà " trong nhà lưu niệm

Các bản in Truyện Kiều xưa, bằng chữ Hán - Nôm
 
Sách Kim Vân Kiều chữ Hán -Nôm, bản in năm T Đức 19 (1866)
và nghiên mực mà Tiên Điền tiên sinh thường dùng

Fiohantb trong nhà lưu niệm

Đoạn thơ Tố Hữu:  " Tiếng thơ ai động đt trời
                              Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
                               Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
                        Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày


                                              ( C Ò N  T I Ế P )

7 nhận xét:

  1. Hoan nghênb hai cụ đã đến viếng đai thi hào Nguyễn Du, tôi từng đến đây những năm hương khói sơ sài nhạt nhòa và cụ giữ chức trưởng họ Nguyễn Tiên điền hồi CCRD đã bị bức... và tiếc thay bao nhiêu sủ liệu văn liệu quý giá bị ngọn lửa CC thủ tiêu hết .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thời đã qua ... chỉ biết những gì còn lại thôi cụ ạ ! Dẫu sao cũng không thể nào là "mất sạch" .

      Xóa
  2. Cảm ơn cụ đã cho xem khu lưu niện đại thi hào Nguyễn Du! Tôi chưa được đến đây bao giờ.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu có dịp đến TP Vinh thì nên đến Khu di tích & lưu niệm Nguyễn Du . Người VN chúng ta (kể cả người dân bình thường ít học) đều có biết Truỵện Kiều, ít nhất một lần đến thăm quê hương Người tôi nghĩ là rất tốt và tỏ lòng kính yêu Đại thi hào.

    Trả lờiXóa
  4. Kính gửi cụ: TB FIOHAN
    Những câu đối cụ nêu trên blogs, tại đền thơ đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Hà Tĩnh. Được điêu khắc cầu kỳ, tinh tế trên chất liệu gỗ quý, một đôi hình lòng máng, viết theo lối "LỆ THƯ" có nội dung: "饒琴書樂趣, 常山木清音". Phiên âm: Nhiêu cầm thư lạc thú. Thường sơn mộc thanh âm. Tạm dịch nghĩa: Sách đàn đủ thú vui. Cây núi hòa tiếng hát. Một đôi hình lá chuối viết theo lối "HÀNH ĐÁ THẢO" nội dung: "催行君子吉, 利見大人亨". Phiên âm: Thôi hành quân tử cát. Lợi kiến đai nhân hanh. Tạm dịch nghĩa: Quân tử biết sửa mình. Tài danh không ham lợi. Các câu đối được viết bởi những bậc túc nho, nên ít chữ, đa nghĩa, vi diệu. các ngài thường dùng chữ trong điển cố, kinh dịch… rất khó hiểu. Với kiến thức hạn hẹp của mình. mạn phép các bậc cao nhân, viễn kiến, tôi tạm dịch như trên, và biên dịch hai đôi câu đối thành bốn câu thơ lục bát, hầu cụ TB FIOHAN, làm vui những ai ưa thích.

    Túi đàn cặp sách thú vui
    Cây xanh mây núi xa xôi thêm gần.
    người quân tử biết sửa mình
    Bậc tài cao thoảng lợi danh không màng.
    Nguyễn Đào Trường

    Trả lờiXóa
  5. Hân hạnh được chuyện trò với cụ Nguyễn Đào Trường. Trên blog, bước đầu xin được cứ cho quen dùng như vậy,thêm nữa nếu quả thực tôi gặp được bậc cao tuổi và túc nho thì thật là may mắn, còn nếu như là cụ đúng có trẻ hơn chăng thì sau gọi lại thân mật hơn cũng chưa muộn. Rất cảm ơn cụ đã cho rõ thêm nghĩa 2 câu đối ở khu lưu niệm Nguyễn Du, cho biết lối chữ viết (Lệ thư, Hành đá thảo),và nhất là cho dịch thành thơ cặp câu đối. Trân trọng cảm ơn Nguyễn Đào Trường.

    Trả lờiXóa
  6. Kính cụ: TB FIOHAN. Cụ đã ngỏ lời, nhà cháu xin phép được hầu đáp: nhà cháu tên thật là Nguyễn Đào Trường ngoài ra chẳng có bí danh, bí hiểm nào nữa, sinh năm 1935 người Hải Dương chính cống. Tính tình ruột ngưa, không gì giữ kín được lâu, hay trải lòng mình cùng thiên hạ. Đời gian khó nhiều hơn thành công, cuộc sống sắp tàn chẳng có gì để lại cho đời, chỉ:
    Võ vẽ đôi chữ Thánh Hiền.
    Nghêu ngao vài câu thơ phú.
    Quẩn quanh mãi xó nhà.
    Lười bước ra ngoài lũy .
    Hôm nay được hầu chuyện để cụ biết nhà cháu người cao tuổi đúng rồi, còn bậc túc nho thì chưa phải, mong cụ tạm vừa lòng vậy. Kính chúc sức khỏe cụ và cụ bà cùng toàn gia đình. Lần sau xin hầu tiếp. Kính thư
    Nguyễn Đào Trường

    Trả lờiXóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]