17 tháng 10, 2016

THẦY - BẠN

Thầy - Bạn
Cách nay 60 năm, tôi có người học trò cấp 2 tại Trường Trung Học Lam Sơn thị xã Thanh Hóa (sau này mới là TP). Năm đó hòa bình mới có sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trường liên cấp 2&3 -Trung học Lam Sơn mới về Thị xã. Tôi dạy KH tự nhiên khối c2, chủ nhiệm L6, là thầy giáo trẻ, cũng là năm đầu tiên làm nhà giáo.Học trò chỉ kém thầy 5 - 6 tuổi. Lê Hiệp là một HS năm đó.Tôi chỉ dạy học ở đây có 1 năm rưỡi và là năm học đặc biệt có 3 học kỳ ! Để rồi như các nước từ đó hết năm học là có nghỉ hè (không phải là hết năm dương lịch). Và cũng từ niên khóa tiếp trường tách riêng thành trường c3 và trường c2.
Đất nước ta biết bao nhiêu biến đổi sau 60 năm qua! Một số năm dài nhất là trong cuộc KC ác liệt cả Bắc Nam cho đến 1975 mới có hòa bình cả nước ! Khi đã nghỉ hưu ở Hà Nội tôi mới tình cờ gặp lại Lê Hiệp khi tôi đang ở Phố Quán Thánh và Hiệp ở Nguyễn Biểu- khá gần . Lê Hiệp đã là một kiến trúc sư tượng đài tài hoa - một nhà giáo - GS kiến trúc đào tạo nên các thế hệ KTS giỏi; nhưng anh vẫn đậm nét "phong trần" có dáng lãng tử- tóc bạc nhưng nét vẻ vẫn như thể đời mưa gió có hề chi.
Mấy lần trước có lần tôi ghé nhà anh- lủng củng các xốp- bìa mô hình kiến trúc; có lúc thầy-trò gặp nhau tại buổi họp mặt lớp bạn cũ-thầy xưa... lần này anh gọi điện cho tôi đến nơi ở hiện nay của tôi- hai ông bà hưu tại một căn hộ đơn sơ khu tập thể.
Anh Hiệp-Công trình đầu tiên anh thành công để từ đó xứng đáng các giải thưởng lớn không chỉ tác phẩm này, tác phẩm ban đầu này lúc đầu đã bị vo viên tưởng bỏ đi thì như là Trời cứu hay là cho đất nước ta có một tác phẩm mà mãi mãi mọi người nhớ đến là Đài Liệt Sĩ Bắc Sơn Hà Nội; mà cũng từ đó như cái duyên anh Hiệp được gặp, được gần và có sự chăm sóc của Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt -Anh Sáu. Anh Hiệp và Cố TT Kiệt đã trăn trở- Anh Sáu hỏi Hiệp: "Đậm đà bản sắc trong kiến trúc là cái gì ? "...
KTS Hiệp có nhiều công trình tượng đài đẹp, ấn tượng và cho ta các cảm xúc, suy nghĩ ... trong đó với tôi thích nhất là Đài tưởng niệm liệt sĩ Tuyên Quang hay "Cây đa Tân Trào". Chỉ có thể trích một câu rất ngắn mà Trần Trọng Chi - Tác giả quyển sách NHỮNG KIẾN TRÚC SƯ BẠN TÔI (Anh Hiệp tặng tôi quyển này) viết : "Không phải cây, mà chỉ là sự gợi nhớ về cây. Mà vẫn cây. Không phải đuốc, mà chỉ là sự gợi nhớ về đuốc. Mà vẫn đuốc. Nó gợi lên một khí thế cuồn cuộn dâng trào. Rộn ràng và trùng điệp ... "
...Nhiều điều về kiến trúc và về các KTS mê say kiến trúc, các tác phẩm giá trị và nghệ thuật của họ ... Với Lê Hiệp, một số công trình của anh trước đây tôi đã có được đọc qua mạng, nay có cuốn sách quý này. Cảm ơn Lê Hiệp- người học trò cũ- người bạn ngày nay; Thầy - Bạn.



 Thầy & Trò -   Thầy-Bạn
 Dòng chữ Lê Hiệp kính tặng Thầy
 Ảnh trong sách : Lê Hiệp và Cố TT Võ văn Kiệt
 Đài tưởng niệm Liệt sĩ Bắc Sơn
 Đài tưởng niệm liệt sĩ Tuyên Quang
 Khu vườn lưu niệm TT Võ văn Kiệt ở Long Xuyên
Cuốn sách Lê Hiệp tặng thầy giáo cũ


Họp mặt lớp cựu HS c2 Thanh Hóa (thập kỷ 50 thế kỷ 20) năm 2014
(Vân Hồ- Hà Nội)
GV Fio (ngồi giữa),1HS nữ (đi tất) ở Mỹ về ;
cựu HS-KTS Hiệp: bên phải hàng đứng sau.



2 nhận xét:

  1. ST em đã đến đài tưởng niệm ở Tuyên và thích ngay từ lần đầu nhìn thấy...Không ngờ tác giả là học trò của anh. Thật tự hào!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Hiệp làm công trình tượng đài say mê chứ không vì khen tặng hay vì tài chính. Nhưng các công trình-tác phẩm của anh lại được giải thưởng lớn như Đài Tưởng Niệm Bắc Sơn, Tuyên Quang, Lê Hiệp được nhận Giải thưởng Nhà Nước về Văn Học Nghệ Thuật 2001 ... và tiếp còn các công trình khác như Đài Tưởng Niệm núi Nhạn- Tuy Hòa, Đài Liệt sĩ Móng Cái, Đài Tưởng Niệm Bắc Ninh. Anh biết ơn Anh Sáu (Cố TT Võ Văn Kiệt) đã "hiểu" anh. Anh nói: "Tôi nợ ông món nợ ân tình- mối đồng cảm ông đã dành cho những đề xuất của tôi trên Đài tưởng niệm Bắc Sơn ... "

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]