Theo VNExpress
Người Hà Nội sắm tết ông Công ông Táo ở 'chợ nhà giàu'
Mất chưa đầy 20 phút quanh khu chợ
Hàng Bè, người thủ đô đã có thể sắm đủ lễ phẩm cho mâm cúng tết ông
Công, ông Táo. Thực phẩm, đồ ăn sẵn ở đây nổi tiếng thơm ngon, nhưng giá
thì đắt đúng như cái tên dân phố cổ Hà Nội hay gọi là "chợ nhà giàu".
Chợ Hàng Bè hay được gọi là "chợ nhà giàu" của dân Hà Nội bởi thực
phẩm, đồ ăn sẵn ở đây nổi tiếng tươi ngon, giá cả luôn đắt hơn mặt bằng
chung. Trước tết ông Công ông Táo một ngày, chợ tấp nập hơn ngày thường.
Tồn tại từ thời Pháp thuộc nhưng đến nay, chợ Hàng Bè không phải là khu
chợ chính thức. Đây chỉ là tập hợp các hàng quán thực phẩm, đồ ăn làm
sẵn dọc theo mấy đoạn phố cổ Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên.
Như ở đoạn ngõ Trung Yên nhỏ hẹp, các sạp hàng bày bán ngay vỉa hè,
thoạt nhìn rất giản dị nhưng rau quả thực phẩm phong phú, tươi ngon.
Trước ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, các cửa hàng phục vụ nhiều đồ
cúng lễ. Gà luộc sẵn ngoài yêu cầu phải là loại ngon còn phải đảm bảo
được trình bày đẹp mắt. Giá mỗi con gà luộc sẵn loại 1kg khoảng 230.000
đồng, đắt hơn mặt bằng chung nhưng rất đông khách.
Hàng xôi chè trên phố Gia Ngư liên tục có người đến mua về làm đồ cúng
lễ. Tiếng là "chợ nhà giàu", việc mua bán ở đây diễn ra theo thói quen
không mặc cả. Chủ và khách thường đã quen mặt nên phát giá bao nhiêu là
mua bấy nhiêu, miễn sao chất lượng đảm bảo.
Hàng thịt bò ở chợ Hàng Bè bán cùng giò bò, bò khô... Khách mua tấp nập, thường phải đứng đợi dù đắt hơn nơi khác 2 đến 3 giá.
Đắt hàng nhất ở chợ này là mặt hàng rau củ quả. Các hàng rau mặt tiền
san sát trên phố Cầu Gỗ giá có khi đắt gấp đôi mặt bằng chung.
Bưởi Diễn cho mâm cúng lễ tết ông Công ông Táo bán ở chợ Hàng Bè có giá
70.000 đồng mỗi quả, trong khi ở nơi khác chỉ khoảng 50.000 đồng.
Quý Đoàn
Chợ này thật là quen thuộc đối với tôi, nhưng chưa đi chụp ảnh được lần nào.
Trả lờiXóaCám ơn cụ đã gợi nhớ!
TỪ LÂU NHÀ EM KHÔNG CÒN MUA CÁ SỐNG ĐỂ CÚNG VÀ PHÓNG SINH NỮA, ĐƠN GIẢN VÌ CÁC AO HỒ QUANH NHÀ ĐÃ BỊ SAN LẤP HẾT RỒI ANH Ạ...
Trả lờiXóaNgười Bắc cúng ông Công, ông Táo khác người trong Nam. Ở Sài Gòn chỉ cúng ông Táo, không có ông Công và cúng chay, không cúng mặn.
Trả lờiXóaĐã từ lâu rồi, tiễn Táo quân chầu Trời, chúng tôi không cúng cá chép sống nữa mà chỉ cá giấy theo bộ mũ hia của các Táo quân. Đơn giản gọn gàng hẳn khỏi công đoạn lưu cá sống rồi sau lại đem đi thả !
Trả lờiXóa