Cách trung tâm thị trấn Đức Thọ khoảng 2 km là xã Tùng Ảnh trải dọc
theo con sông La. Đây là vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi. Trước
kia, mỗi gia đình trong xã thường trồng cây duối để tạo thành cổng nhà,
bờ rào. Qua thời gian, cảnh vật đã mai một do nhiều người không có thời
gian bảo tồn và chăm sóc, hiện chỉ có khoảng vài chục hộ dân trong xã
có loại bờ rào này.
Thôn Châu Nội là nơi có cảnh đẹp nhất trong xã, toàn bộ thôn có nhiều
gia đình vẫn đang lưu giữ những chiếc cổng nhà, bờ rào được tạo từ cây
duối có tuổi đời từ hàng chục đến 100 năm tuổi.
Những chiếc cổng nhà được tạo chủ yếu theo hình thang, chiều cao 4,5 m,
rộng 2,5 m. Hai cây duối cổ thụ được trồng ở hai bên để làm cổng, cứ
cách khoảng 1,5 m thì trồng xe kẽ để tạo thành bờ rào thẳng tắp, chạy
dài hết diện tích vườn.
Theo người dân, duối (hay còn gọi là cây giới) là một loại cây rậm tán, gốc bền, cành đâm chéo nhau. Trước kia cha ông thường trồng xen kẽ giữa vườn nhà này với nhà khác để làm ranh giới.
Ông Tam (69 tuổi, trú thôn Châu Nội)
cho hay, hai cây duối cổ thụ trước cổng nhà ông có tuổi đời trên 100
năm. "Trước kia nhà tôi có bờ rào nữa, nhưng sau đó thống nhất phá dỡ để
làm hàng rào xây. Có duy nhất chiếc cổng là tôi nhất quyết để lại để
tạo một nét độc đáo riêng cho sân vườn", ông Tam nói.
Để tạo nên những chiếc cổng và bờ rào duối xanh mướt phải mất thời gian
hàng chục năm. Người dân phải trồng, nuôi cây, sau đó là quá trình tạo
hình, chăm bón rất cầu kỳ.
Để cây cối không bị mọc um tùm, sum suê, hàng tháng các gia đình phải bỏ công khoảng 2 lần để cắt tỉa, giữ cảnh quan vốn có.
Người dân cho hay, ngày trước có nhiều dân chơi cây cảnh ở miền Bắc tới
đặt mua một số hàng rào tại thôn Châu Nội với khoản tiền lớn, tuy nhiên
họ không bán, mục đích muốn lưu giữ cảnh quan cho con cháu đời sau. Mỗi
chiều muộn hay trưa hè oi ả, mọi người thường tập trung dưới những
chiếc cổng rợp bóng mát để nghỉ ngơi, trò chuyện.
Những chiếc cổng nhà, bờ rào 'có một không hai này' tạo nên một nét đẹp
thơ mộng, mộc mạc trên quê hương cố Tổng bí thư Trần Phú.
Ông
Nguyễn Năng Quế, Chủ tịch mặt trận xã Tùng Ảnh cho biết hiện xã đang có
chính sách khuyến khích phát triển hàng rào xanh, nếu hộ dân nào trồng
duối thì sẽ hộ trợ 30% kinh phí mua cây giống. "Mục đích là tạo cảnh quan, tạo ý thức cho mỗi người dân bảo vệ môi trường trong lành, xanh sạch đẹp", ông nói.
Cụ sưu tầm được những tư liệu ảnh quí quá; nhìn ngắm không chán mắt và bỗng thấy yêu thêm đất nước mình. Xin lỗi cụ,xin hỏi: liệu có thể phát triển mở rộng mô hình này ra khắp cả nước không? Bây giời nhiều nơi bê tông hóa, sắt thép hóa cổng nhà..Nếu ở vùng có hoạt động du lịch mà người nước ngoài được ngắm những cổng nhà cây xanh này thì tuyệt vời...cụ nhỉ. Chúc hai cụ "khỏe luôn luôn", khỏe đủ mọi đằng nha
Trả lờiXóaCảm ơn cụ Kivi .Hôm gặp nhau ở Quán Gió thấy chân cụ đi không còn khỏe tốt, thật ái ngại ! Ra về không kịp gặp lại cứ phân vân ! Hôm đó gặp thầy giáo cũ của LSQL, anh Hàn Liên Hải (GV Toán), anh không cho tôi gọi "thầy" như các bạn LSQL, mà là bạn GV Toán,và cho tôi địa chỉ & điện thoại hẹn gặp nhau chuyện trò nhiều (về một thời dạy Toán trong KC và bao cấp!). Sáng nay gọi đến anh như đã hẹn để tôi đến nhà, nhưng anh lại đang ở BV Hữu Nghị thăm khám, thế là đành một dịp khác. Mong mọi sự bình an.
XóaVề đề tài cổng nhà bằng cây xanh, nhà các cụ sinh thành ra tôi xưa cũng dựng cổng và hàng rào vườn như thế, nên tôi rất tâm đắc! Nay chẳng còn ! Nơi đang còn lại đó là ở Đức Thọ- Hà Tĩnh. Có một điều là phải có ĐẤT mới có CÂY ! Nếu các TP (HN, TP HCM, các TP v.v...) tấc đất tấc vàng thì chỉ có cổng và hàng rào SẮT ! Bao giờ trở lại NGÀY XƯA ? !