19 tháng 12, 2013

NHỮNG BỨC ẢNH GẦN TRĂM TUỔI VỀ HÀ NỘI



Hình ảnh quý hiếm về Hà Nội 
(Dân trí) - Trong bộ ảnh màu vĩ đại đầu tiên của lịch sử nhiếp ảnh có tên "Sử lược về hành tinh chúng ta" có những bức ảnh về Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20. Những bức ảnh quý hiếm được một nhiếp ảnh gia người Pháp chụp lại.
Cuộc sống của người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng những năm đầu thế kỷ 20 sẽ được tái hiện sống động qua triển lãm “Kính ảnh màu” của nhiếp ảnh gia Pháp Léon Busy, trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) từ ngày 6/12/2013 đến hết ngày 4/1/2014.
Albert Kahn (1860-1940), một ông chủ nhà băng nổi tiếng người Pháp, vốn được biết tới là người từ tâm, có đam mê đặc biệt đối với các vấn đề văn hóa. Ông đã tài trợ cho các nhiếp ảnh gia đi khắp các châu lục để ghi lại những hình ảnh về đời sống văn hóa ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Họ chính là những nhiếp ảnh gia đầu tiên của thế kỷ 20 được tiếp cận với kỹ thuật chụp ảnh màu nhờ vào nguồn tài trợ của một nhà tài phiệt yêu văn hóa.
Với hơn 72.000 bức ảnh độc đáo được chụp ở 50 quốc gia trên thế giới, ông đã tạo thành bộ sưu tập ảnh màu vĩ đại đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nhiếp ảnh mang tên “The Archives of the Planet” (Sử liệu về hành tinh của chúng ta).
Tại Việt Nam, Albert Kahn từng giao nhiệm vụ chụp hình cho Léon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội lê dương. Đi khắp Bắc Kỳ, Léon đã chụp khoảng 1.700 bức ảnh trong thời gian từ năm 1915-1920.
Tuy công nghệ chụp ảnh khi đó còn khá hạn chế nhưng bộ ảnh do tay máy nghiệp dư Léon Busy thực hiện chứa đựng những giá trị văn hóa - nghệ thuật quý báu. Cả bộ ảnh mang một sắc màu khó tả - mộc mạc, cổ kính, khiến người xem liên tưởng tới một bộ phim nhựa kiểu cũ.
Đặc biệt, trong thời kỳ này, đời sống của người dân Bắc Kỳ vẫn còn rất nguyên sơ, chưa hề bị pha tạp, lai căng. Những góc ảnh của Léon Busy tinh tế và chuẩn mực, đã kịp thời ghi lại một Hà Nội vừa lạ vừa quen bởi nếp sống, nếp nhà của người dân Hà Nội khi đó quá khác so với bây giờ, từ cảnh vật cho tới con người.
Một số bức ảnh được Léon Busy thực hiện tại Hà Nội trong thời gian từ 1915-1920:

Phố Tràng Tiền
Phố Hàng Thiếc
 Cầu LongBiên

Quan đầu tỉnh ở Bắc Kỳ trong phẩm phục nghi lễ.
 
Những nghệ sĩ tuồng miền Nam ra biểu diễn tại Hà Nội

Quan huyện ở Bắc Kỳ.

Quan huyện và các giới chức trong huyện đang tập trung tại huyện đường.


Hai cô gái mặc áo yếm, đội nón quai thao

Thầy đồ viết câu đối trên phố chợ


Người bán gạo.
Các hương chức trong một ngôi làng ven Hà Nội.
Bà đồng
Nhà nho đọc sách
Quan chức
 Têm trầu
Gia đình Tổng Đốc Hà Đông

Thiếu phụ trang điểm
 Lý trưởng
Phố Hàng Gai
Những cô gái sẽ cầm quân cờ trong cuộc đánh cờ người
Gia đình khá giả
 Phụ nữ răng đen
Trang phục nữ
Gian hàng bán đồ chơi
Nam giới uống trà hút thuốc
Bích Ngọc tổng hợp
Theo Dân trí      

6 nhận xét:

  1. CÁM ƠN ANH, EM PHẢI ĐI XEM MỚI ĐƯỢC ANH Ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu vu song thu đến xem được thì hay quá. Triển lãm (24 Tràng Tiền) còn mở cửa cho đến 04-01-2014. Có gì vu song thu thấy thú vị hơn thì cho biết nhé.

      Xóa
  2. Nhũng bức ảnh này rõ nét và còn có màu nũa , ảnh được chụp có sắp xếp . Tôi đã xem một số ảnh thời ấy ,nhưng là ảnh trắng đen không được rõ nét . Cám ơn anh đã giới thiệu .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hân hạnh cụ VU DUY KHAC đến thăm nhà. Vâng, các ảnh đen trắng đã có nhiều. Cũng có một số ảnh màu đã sử dụng công nghệ 3D xem sinh động hơn nhưng không nhiều. Chúng ta được "sống" với HN xưa để hiểu thêm HN ngày nay. Tôi còn lựa chọn một số ảnh đặc trưng HN thời bao cấp không quá xưa nhưng cũng khác xa HN ngày nay. Cảm ơn cụ.

      Xóa
  3. Ngày xưa ,chỉ nhìn phẩm phuc là biết được đẳng cấp của các quan chức,ngày nay nam giới chỉ có bộ Âu phục để mặc ở công sở hoawcjvaof dịp lễ Tết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ nói xưa "phong kiến" nhưng lại rất rõ ràng. Còn ngày nay XHCN nhưng "chung chung" hoặc "thập cẩm" quá ! Thế nên mới có các kẻ giả mạo, đội lốt TW, lừa đảo ! Nhất là các dịp lễ hội.

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]