Từ đâu xuất hiện những thảm án?
THEO TIỀN PHONG
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước xuất hiện
nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Mỗi vụ án đều có nguyên nhân, bối
cảnh khác nhau nhưng có thể thấy, thủ đoạn của kẻ thủ ác rất tàn bạo và
những vụ thảm án như thế này gần như “chưa từng có” trong lịch sử tội
phạm Việt Nam.
Từ đâu trong xã hội lại xuất hiện những thảm án như vậy?
Nhiều vụ án man rợ đã xảy ra trong vài năm trở lại đây. |
Là một người nghiên cứu về tâm lý tội phạm, Thượng tá
Trần Đức Châm - Chuyên gia nghiên cứu Xã hội học tội phạm, giảng viên
Học viện An ninh Nhân dân bày tỏ quan điểm: Tình hình tội phạm những năm
gần đây có diễn biến phức tạp thậm chí một số loại tội phạm nghiêm
trọng có xu hướng tăng.
Sau những vụ án nghiêm trọng như vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, vụ án Lê Văn Luyện gần đây, lại tiếp tục xuất hiện những thảm án.
Thượng tá Trần Đức Châm - Chuyên gia nghiên cứu Xã hội học tội phạm, giảng viên Học viện An ninh Nhân dân. |
Theo Thượng tá Châm, với những vụ thảm sát dã man gần
đây ở Bình Phước, Nghệ An… cơ quan chức năng phải nghiên cứu từng vụ án
một để tìm hiểu nguyên nhân giống như đã từng điều tra các vụ trọng án
trước đây.
Những vụ thảm án xảy ra từ trước đến nay đều có nguyên
nhân cụ thể, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm điều tra sự việc. Tuy
nhiên, ở một khía cạnh khác, những vụ thảm án này là hậu quả của việc
một bộ phận người bị tác động bởi các yếu tố xã hội trong nước cũng như
quốc tế tác động mới có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, môi trường sống, yếu tố stress, nhận thức kém dẫn đến hành vi không có chuẩn mực đã dẫn đến tình trạng này.
Cũng theo Thượng tá Châm, để “đọc vị” tâm lý tội phạm,
phải dựa trên cơ sở là căn cứ của cơ quan điều tra, từ đó mới có kết
luận là do mâu thuẫn xã hội hay mâu thuẫn gia đình mà các đối tượng đó
đã hành động như vậy.
“Các đối tượng ở những độ tuổi khác nhau khi chịu tác
động từ các yếu tố về văn hóa hay yếu tố xã hội sẽ có những biểu hiện
khác nhau. Hiện nay độ tuổi từ 35 trở xuống, 16 tuổi trở lên là đối
tượng dễ bị tác động bởi văn hóa phẩm, văn hóa ngoại lai” - Thượng tá
Châm nói.
Bên cạnh đó, Thượng tá Châm cũng khuyến cáo, các vụ
thảm án gần đây có nhiều yếu tố giống với các hành vi bạo lực diễn ra
trong các bộ phim.
“Phim ảnh bạo lực tác động rất nhiều đến hành vi của
mỗi con người. Ngày xưa làm gì có phim hay mạng xã hội nhưng giờ những
cái đó người ta theo dõi hàng ngày hàng giờ”.
Cũng về vấn đề này, PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc
Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) lại
cho rằng: “Xã hội hiện đại ẩn chứa nhiều mặt trái kích thích người ta
phạm tội. Những đối tượng thanh niên xem quá nhiều phim đồi trụy, phim
bạo lực và bị ám ảnh bởi những hình ảnh trong đó. Những vụ việc trên cho
thấy đối tượng quá ác thú và man rợ.
Ở một khía cạnh nào đó có thể nhận định đối tượng bị
nhiễm từ những trò chơi điện tử bạo lực với những cảnh bắn súng, chém
giết máu chảy đầu rơi hoặc xem nhiều phim hành động bạo lực khiến hắn bị
ảo tưởng. Tâm lý đó kéo khoảng cách giữa “hành động ảo” và hành động
phạm tội gần nhau hơn. Người bình thường thì thấy đó để phòng ngừa,
nhưng kẻ thủ ác lại bắt chước theo. Chính vì thế đối tượng có thể gây ra
những vụ án giết người gây rúng động”.
Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia về tâm lý tội phạm. |
Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, Thạc sỹ Luật học, Chuyên
gia về tâm lý tội phạm, Bộ Công an: Trong nhiều vụ trọng án, hung thủ đã
có sự chuẩn bị, tính toán tổ chức, thăm dò thậm chí là có sự cấu kết
bên ngoài.
Trung tá Hiếu phân tích: Các đối tượng phạm tội có thể
hóa trang vào các vai đi tìm nhà người quen, bán vé số dạo, nhân viên
tiếp thị, sửa chữa bếp ga… loanh quanh, ngó nghiêng tại khu vực mục tiêu
dự kiến tấn công. Căn cứ đặc điểm ngôi nhà, chúng bắt đầu lên phương án
xâm nhập và chuẩn bị hung khí, công cụ phương tiện, lựa chọn khoảng
thời gian thích hợp để gây án.
Hung khí mà các đối tượng sử dụng để cướp tài sản rất
đa dạng, mang ác tính cao như súng quân dụng, súng điện, roi điện, bình
xịt hơi cay, dao nhọn, kiếm, mã tấu, lựu đạn, thuốc gây mê, thuốc độc,
dây trói…
Tâm lý chung của bọn cướp là quyết tâm thực hiện tội
phạm đến cùng. Do đó, chúng thường rất manh động, hung hãn, sẵn sàng sử
dụng vũ lực ngay tức khắc, với cường độ cao, để đè bẹp mọi sự kháng cự
của nạn nhân, nhằm chiếm được tài sản và tẩu thoát. Với đặc điểm tâm lý
như trên, việc chống trả lại bọn cướp thường dẫn đến những hậu quả khôn
lường.
Sự nguy hiểm của tội phạm giết người... tự phát
Một chuyên gia khác của Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ
thuật Việt Nam cho rằng: Từ thực tiễn nhận thấy, tội phạm thường có một
diễn biến tâm lý chung, đó là “lỡ” làm cái này thì phải làm cái khác.
Như một số đối tượng “lỡ” thực hiện hành vi hiếp dâm,
khi bị nạn nhân chửi bới, đe dọa tố cáo, vì sợ phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật, hung thủ giết nạn nhân để bịt miệng. Có thể ban đầu, ý
định giết người không có trong đầu hắn.
Tội phạm bạo lực có thể chia thành hai loại. Một loại
là tội phạm hành động có kịch bản rõ ràng, bố trí kế hoạch thực hiện cụ
thể và chi tiết. Hung thủ có đầu óc tỉnh táo, “ra tay” rất lợi hại. Loại
này được mệnh danh là tội phạm bạo lực có tổ chức. Hai là loại tội phạm
hành động tùy hứng, nghĩ gì làm đó, không cần chuẩn bị trước. Các nhà
chuyên môn gọi chúng là tội phạm bạo lực và vô tổ chức.
Thực tế, ngoài hai loại tội phạm bạo lực nói trên, các
chuyên gia tâm lý hình sự còn dùng một tên gọi riêng cho đối tượng thứ
ba. Đó là tội phạm hỗn hợp.
Điều này cho thấy, việc phân loại tội phạm chỉ mang
tính tương đối. Thông thường, có 4 giai đoạn tâm lý trong quá trình phạm
tội. Trong giai đoạn đầu, người phá án phải suy nghĩ về những sự việc
trước khi hung thủ ra tay hành động.
Theo Xuân Hinh
Petrotimes/Năng lượng mới
Đúng là những năm gần đây xuất nhieuf nhiều tội phạm rất độc ác,không còn nhân tính.Đáng buồn là bọn thủ phạm đều rất trẻ.Phải chăng không chỉ bên an ninh nghiên cứu về tâm ly tội phạm mà các nhà trường,đoàn thanh niên cũng phải chú trọng giáo dục nhân cách cho lớp trẻ để họ có lối sống lành mạnh,tránh đi vào con đường lầm lỗi.
Trả lờiXóaNguyên nhân có lẽ đã rõ, nhưng cần khắc phục hậu quả, điều phải làm ngay để bớt đi những vụ thắm cảnh đau thương cho gia đình, cho xã hội.
Trả lờiXóaCảm ơn hai cụ Minh Gương Nguyễn và Hồng Phương Đặng ghé thăm. Xin chúc hai cụ mạnh khỏe .
Trả lờiXóaCộng đồng dân Việt gần đây lo ngại xã hội có các vụ án- thảm án giết người cực kỳ man rợ còn hơn dã thú- giết cả nhà ! Không chỉ xẩy ra một lần và chỉ một nơi ! Chỉ đọc tin mà đã khủng khiếp ! Tại sao trên một đất nước hòa bình có một sự "lãnh đạo" quản lý chặt chẽ định hướng XHCN mà không chỉ ở miền núi hẻo lánh (Tương Dương- Nghệ An) ngay cả ở nơi thị xã, TP (Bắc Giang, Hà Nội, TP HCM) đều xẩy ra? Lừa đảo ,trôm cắp, tệ nạn đã nhiều bây giờ thảm án ! Thật là thảm họa ! Có nhừng tên người mất hết người như Ng.Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện và vụ mới nhất ở bình Dương- tên Dương, không ghê tay giết hết cả 6 mạng người trong lúc đồng bọn đã bảo thôi đừng giết nữa ! Vì sao ? ... Không chỉ nền tảng đạo đức mà còn do cách sống lối sống ăn chơi buông thả không ai "dám" can thiệp? Ở HN cuối phố NCT có cả hội "tóc xanh, tóc vàng" đầu trần đánh xe kẹp 3, kẹp 4 chạy nghênh ngang chẳng ai dám đụng, C A dường như không nhìn thấy! Thật không may nếu ai bị chúng va phải! Mình già rồi nhưng lớp trẻ còn trong thời thế như vậy, sao có thể an vui ? Làm sao có thể vô tư (không lo nghĩ) !