Gần một phần ba Vạn lý trường thành đã biến mất (TP)
Gần 30% Vạn lý trường thành của Trung Quốc đã biến mất do sự xói mòn tự nhiên, sự tàn phá của con người và do thiếu bảo vệ.
Một đoạn Vạn lý trường thành bị hư hại nặng - Ảnh: CNTV
Hãng tin AFP ngày 29/6 dẫn thông tin từ tờ Thời báo Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết theo nghiên cứu của Hiệp hội Vạn lý trường thành Trung Quốc, chỉ 8% Vạn lý trường thành xây dựng vào triều nhà Minh được bảo tồn tốt.
Mùa mưa ở Bắc Kinh và tỉnh láng giềng Hà Bắc đã làm xói mòn nhiều đoạn của Vạn lý trường thành. Cây cối và cỏ hoang mọc ở những vết nứt trên trường thành cũng dẫn đến nguy cơ trường thành sụp đổ.
Bên cạnh đó, du lịch và hoạt động của người dân địa phương góp phần tàn phá đáng kể Vạn lý trường thành. Chẳng hạn những người dân nghèo ở huyện Lô Long thuộc thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc thường ăn cắp những viên gạch dày từ Vạn lý trường thành để xây nhà.
Đặc biệt, những viên gạch có khắc những ký tự cổ bị gỡ trộm và sau đó đem bán ra thị trường chợ đen với giá 40 nhân dân tệ (khoảng 140.000 đồng VN)/viên.
Một vấn đề khác nữa là ngày càng có nhiều du khách thích thám hiểm những đoạn chưa được sửa chữa của Vạn lý trường thành. Điều này khiến các đoạn trường thành này hư hại nặng thêm.
Trong khi đó, một số chính quyền địa phương chỉ tập trung bảo vệ và duy tu những đoạn trường thành ngắn vốn là nơi thu hút nhiều du khách và mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Do vậy, phần lớn Vạn lý trường thành nằm ở các khu vực hẻo lánh đang bị bỏ mặc trong tình trạng hoang phế.
Phó chủ tịch Hiệp hội Vạn lý trường thành Dong Yaohui cho biết sự hùng vĩ và chiều dài của Vạn lý trường thành đã khiến kiến trúc này được tôn vinh là di sản văn hóa thế giới, vì vậy công tác bảo vệ và duy tu phải được mở rộng ra toàn bộ trường thành thay vì một số đoạn.
Ông ghi nhận hiện nay các chính quyền địa phương đang thiếu tiền và nhân lực để bảo vệ Vạn lý trường thành. Ông dẫn chứng chỉ có chín người bảo vệ trông coi một đoạn trường thành dài 140km ở huyện Phú Ninh, thành phố Tần Hoàng Đảo.
Theo luật Trung Quốc, người lấy trộm gạch từ Vạn lý trường thành có thể bị phạt đến 5.000 nhân nhân tệ (khoảng 17,5 triệu đồng VN) nhưng hiện nay không có bất kỳ cơ quan cụ thể nào được giao nhiệm vụ thực thi luật bảo vệ Vạn lý trường thành.
Mùa mưa ở Bắc Kinh và tỉnh láng giềng Hà Bắc đã làm xói mòn nhiều đoạn của Vạn lý trường thành. Cây cối và cỏ hoang mọc ở những vết nứt trên trường thành cũng dẫn đến nguy cơ trường thành sụp đổ.
Bên cạnh đó, du lịch và hoạt động của người dân địa phương góp phần tàn phá đáng kể Vạn lý trường thành. Chẳng hạn những người dân nghèo ở huyện Lô Long thuộc thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc thường ăn cắp những viên gạch dày từ Vạn lý trường thành để xây nhà.
Đặc biệt, những viên gạch có khắc những ký tự cổ bị gỡ trộm và sau đó đem bán ra thị trường chợ đen với giá 40 nhân dân tệ (khoảng 140.000 đồng VN)/viên.
Một vấn đề khác nữa là ngày càng có nhiều du khách thích thám hiểm những đoạn chưa được sửa chữa của Vạn lý trường thành. Điều này khiến các đoạn trường thành này hư hại nặng thêm.
Trong khi đó, một số chính quyền địa phương chỉ tập trung bảo vệ và duy tu những đoạn trường thành ngắn vốn là nơi thu hút nhiều du khách và mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Do vậy, phần lớn Vạn lý trường thành nằm ở các khu vực hẻo lánh đang bị bỏ mặc trong tình trạng hoang phế.
Phó chủ tịch Hiệp hội Vạn lý trường thành Dong Yaohui cho biết sự hùng vĩ và chiều dài của Vạn lý trường thành đã khiến kiến trúc này được tôn vinh là di sản văn hóa thế giới, vì vậy công tác bảo vệ và duy tu phải được mở rộng ra toàn bộ trường thành thay vì một số đoạn.
Ông ghi nhận hiện nay các chính quyền địa phương đang thiếu tiền và nhân lực để bảo vệ Vạn lý trường thành. Ông dẫn chứng chỉ có chín người bảo vệ trông coi một đoạn trường thành dài 140km ở huyện Phú Ninh, thành phố Tần Hoàng Đảo.
Theo luật Trung Quốc, người lấy trộm gạch từ Vạn lý trường thành có thể bị phạt đến 5.000 nhân nhân tệ (khoảng 17,5 triệu đồng VN) nhưng hiện nay không có bất kỳ cơ quan cụ thể nào được giao nhiệm vụ thực thi luật bảo vệ Vạn lý trường thành.
CẢM ƠN NGƯỜI ĐÃ VÀO THĂM
Trả lờiXóaDẪU KHÔNG "CÒM" (1) VẪN LÀ XEM CỬA NHÀ !
(1) Comment.
NÀO AI ĐÃ ĐẾN XIN MỜI
Trả lờiXóaCHÉN TRÀ NÓNG HOẶC CÓ LỜI NHẮN TIN.
NHỮNG AI CHIẾN HỮU THỊNH TÌNH
RƯỢU NGON ĐÃ SẴN CÓ NGẦN NGẠI CHI !