Những cây bồ đề đặc biệt ở thủ đô
Gắn liền với Phật giáo, cây bồ đề
được trồng nhiều nơi ở Hà Nội, trong đó có cây hơn trăm tuổi, có cây
được Chủ tịch Hồ Chí Minh hay cố Tổng thống Ấn Độ trồng.
Bồ đề được xem là loài cây thiêng liêng trong Phật giáo. Tương truyền
xưa kia, thái tử Tất-đạt-đa Cồ đàm đã ngồi thiền định dưới gốc cây mà
đạt tới chân lý, đạt tới sự giác ngộ để trở thành Phật. Ở Hà Nội có
nhiều cây bồ đề được mang từ đất Phật (Ấn Độ) về trồng. Trong ảnh là cây
bồ đề do Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng phía sau chùa Một Cột.
Dưới gốc bồ đề có đặt bia đá ghi: "Cây bồ đề này nguyên gốc cây bồ đề
đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2/1958, Tổng thống
Rajendra Prasad đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang thăm
Ấn Độ".
Cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ là cây bồ đề trong sân chùa Trấn Quốc, ngôi
chùa có lịch sử 1.500 năm và được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà
Nội. Cây là món quà của cố Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng chùa
trong chuyến thăm Việt Nam và được ông trồng vào ngày 24/3/1959.
Cây bồ đề này còn được gọi là "cây ngoại giao" vì như một sự đáp lễ của
Tổng thống Ấn Độ trước việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng tặng Ấn Độ một
cây đại trong chuyến thăm Ấn Độ trước đó.
Cây bồ đề ở đầu đường Thụy Khuê, ngay cạnh chợ Bưởi. Theo nhà văn hóa
Vũ Kiêm Ninh, cây bồ đề này phải trên trăm tuổi. Ngày xưa cây nằm trên
bãi chợ Bưởi, đến khi người Pháp xây chợ vào năm 1922, dân vùng Bưởi đặt
điều kiện muốn chặt gì thì chặt chứ nhất định không được chặt bồ đề.
Còn theo các cụ trong làng An Thái, cây đề được trồng sau khi xây dựng
đình làng. Đây là ngôi đình thờ ông bà Võ Phục, hay còn gọi là ông Dầu,
bà Dầu, đôi vợ chồng đã bỏ mình vì nước dưới triều Lý Nhân Tông. Hơn một
thế kỷ qua, cây là chứng nhân lịch sử của đất Bưởi nói chung, làng An
Thái nói riêng.
Cây bồ đề cổ thụ bên cạnh tam quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Theo ban
quản lý Văn Miếu, cây không rõ được trồng từ bao giờ nhưng dựa vào kích
thước bộ rễ thì có thể cả thế kỷ.
Đây có thể xem là cây bồ đề lớn nhất Hà Nội hiện nay. Tán cây xòe rộng
ra khỏi khuôn viên Văn Miếu tạo một không gian xanh mát cho người dân đi
lại, tập thể dục mỗi ngày.
Cây bồ đề ở vườn hoa Lê Nin có từ trăm năm trước. Ông Nguyễn Phạm Hùng
nhà ở 85 Nguyễn Thái Học (gần 70 tuổi) cho biết, từ bé ông đã thấy cây
này. Nó mọc bao quanh cây dừa có từ trước đó khiến nhiều người lầm tưởng
cây dừa mọc trên cây bồ đề.
Một entry rất hay anh ạ!
Trả lờiXóaRất lý thú anh ạ.
Trả lờiXóaCảm ơn vu song thu & Lưu Hồng Đoan. Cây bồ đề giúp ta hướng về Phật, thiện tâm, trong lành, thanh tịnh tươi mát.
Trả lờiXóaTôi đã có một số năm sống ở Nghĩa Đô (trước năm 2000). Gần đây do làm đường Xuân La đi cầu Nhật Tân, thiết kế con đường phải qua 1 cây đa cổ Nghĩa Đô nhưng khi thực làm phải bảo tồn cây đa, rất hay! Tôi có ghi hình ảnh đưa tiếp lên entry cho thêm vui. Đề tài cây đề nhưng cũng gần với cây đa, ta hay nói "cây đa cây đề".