5 tháng 12, 2015

Putin-Erdogan: Vương quốc Nga gặp lại Đế chế Ottoman

Putin-Erdogan: Vương quốc Nga gặp lại Đế chế Ottoman

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chấp nhận gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại Belgrade (Serbia) hôm nay (4/12). 
Putin - Erdogoan: Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Nhiều chuyên gia nhận định quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có lợi cho Nga, đồng thời cho rằng hai bên cần đối thoại để giải quyết hậu quả sự cố máy bay Su 24.
Josef Janning, quyền Chủ tịch Văn phòng Đối ngoại của Hội đồng châu Âu ở Berlin, khẳng định việc Nga ngừng hầu hết các dự án kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ là đi ngược lại với lợi ích của Nga.
Theo ông, Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ trong vai trò đối tác và quan hệ hai nước đã tiến triển rất tốt trong những năm gần đây. Nga đã là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ với kim ngạch thương mại đạt hơn 32,7 tỷ USD/năm. Nhưng quan hệ chính trị đã xuống cấp vài tháng gần đây kể từ khi Moscow hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria.
Putin, Erdogan, Sa Hoàng, Ottoman, Su 24, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ
Ảnh minh họa: soha.vn
Chuyên gia Janning cho rằng sự cố máy bay Su 24 đã một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải đối thoại quân sự và chính trị nhằm giải quyết xung đột rất phức tạp và nhạy cảm tại Syria.
Về phần mình, Jurgen Hardt, người phát ngôn chính sách đối ngoại của khối đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng cho rằng lãnh đạo nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cần đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt và nhận trách nhiệm của mình. Ông này cũng này cảnh báo, leo thang căng thẳng Nga – Thổ có thể hủy hoại cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) sắp tới, nơi các nước ngồi vào bàn để tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột tại Syria.
Evgeny Gontmakher, một chuyên gia cao cấp của Nga tại Viện Phát triển Đương đại (có trụ sở tại Moscow) cho rằng, căng thẳng hiện nay chỉ mang tính tạm thời và cảm tính. Ông tin tưởng hai nước sẽ sớm có quan hệ gần gũi lại, vì các lợi ích kinh tế của Nga hiện quan trọng hơn các vấn đề quân sự.
Ông dẫn chứng: “Quan hệ kinh tế và các dự án năng lượng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất là trong bối cảnh Nga sẽ bình thường hóa quan hệ với Tây Âu trong vài năm tới”.
Chuyên gia này cũng cho biết các lợi ích chung giữa hai nước hiện nhiều hơn các lợi ích riêng của từng nước, đồng thời dự báo hai bên sẽ sớm tiến hành đối thoại, có thể ban đầu là không chính thức và không công khai. Sau đó, sang năm 2016, lãnh đạo hai nước sẽ gặp nhau.
Hiện, chưa thể khẳng định Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ bên nào sẽ chịu hậu quả lớn hơn, bên nào phải chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông” trong sự cố trên. Bởi cả hai nước láng giềng này đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau về nhiều mặt. Không chỉ Nga có khả năng gây phương hại với Thổ Nhĩ Kỳ về mặt kinh tế, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những con át chủ bài đủ khả năng gây phương hại cho Nga cả về kinh tế lẫn chiến lược.
Trong thế giằng co mà không bên nào có ưu thế tuyệt đối tại Syria như hiện nay, hai nước sẽ buộc phải tìm các biện pháp ngoại giao để tháo ngòi nổ căng thẳng.
Theo tin mới nhất, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 2/12 đã chấp nhận gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bên lề cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), sẽ diễn ra ngày 3-4/12 tại Belgrade (Serbia).  Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề nằm ở giải pháp cho cuộc xung đột Syria, nơi hai bên đang có lợi ích và chính sách xung đột nhau. Nếu không có các giải pháp quân sự, chính trị, ngoại giao lâu dài và toàn diện cho vấn đề Syria, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối đầu nhau trực tiếp với các hệ quả thảm khốc cho cả hai bên.
Đức Đan

2 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùnglúc 16:04 5 tháng 12, 2015

    Khi 2 quốc gia đang quan hệ bình thường với nhau mà bỗng nhiên xung đột và trừng phạt lẫn nhau thì cả đôi bên đều bị thiệt hại, nhưng bao giờ cũng có bên hại ít và bên hại nhiều. Trong hoàn cảnh hiện nay, Nga bị thiệt nhiều hơn TNK, bởi Nga đang bị Mỹ và phương Tây trừng phạt sau vụ Ucraina. Gần 2 năm qua, Nga nhờ vào thói quen "đục nước béo cò" của TNK để nước này giúp Nga tránh bớt tác động gay gắt của trừng phạt. Nay Nga cắt luôn cả "đường TNK" thì Nga càng khó hơn về kinh tế. Còn TNK thì vẫn quan hệ tốt với Mỹ, EU và NATO. TNK còn có cả khối Arab nữa. Nga sẽ càng lệ thuộc vào TQ và Iran. Trong mối quan hệ với TQ và Iran hiện nay, Nga ở thế của "kẻ phải cầu cạnh". Thế là, Nga bán gì cho TQ và Iran cũng đều bị ép giá. Còn Nga mua gì của 2 nước này cũng đều bị nâng giá. Chỉ khổ cho dân Nga thôi. Tính cách Nga vẫn quen hãnh tiến, nên bây giờ vẫn còn tung hô Putin lắm. Nhưng tình hình này tất yếu kéo dài, sức chịu đựng sẽ ngày càng giảm sút...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quả thực tình hình của Nga không dễ dàng và càng không thế mạnh chút nào ! Nhưng đã sa vào cuộc rồi khó mà rút ra ! Có thể nói chung những "ai" đã có dính Mác- Lê dẫu đã có đổi mới đều có những chủ quan không tưởng thường bị cô lập mà không biết cách tìm BẠN !

      Xóa

* BẠN CÓ THỂ DÙNG CÁC THẺ SAU ĐỂ ĐƯA VÀO COM:
- Ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
- Video: [youtube]Link Video[/youtube]
- Nhaccuatui: [nct]Link nhạc[/nct]