Cụ bà gần 100 tuổi lướt facebook, viết nhật ký bằng phím
Bước
sang tuổi 96 nhưng cụ Lê Thi vẫn hàng ngày lên mạng để đọc truyện, nghe
ca trù, xem thời tiết và những tin tức thời sự “nóng” trong ngày.
Cụ bà gần 100 tuổi và cuốn tiểu thuyết về cuộc đời
Người dân Xa La (Hà Đông, Hà Nội) không ai còn xa lạ với hình ảnh cụ Lê Thi, dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm" nhưng vẫn lên mạng đọc tin tức, tiểu thuyết, nghe nhạc.
Chẳng thế mà các chắt của cụ nói nhỏ với chúng tôi: “Cụ hiện đại sẵn rồi!”.
Còn cô con dâu Trương Thị Chức đã bước sang tuổi 70 nhưng chẳng biết đến internet, không dùng điện thoại cũng phải trầm trồ trước sự “hiện đại” của mẹ chồng.
“Trừ
lúc cụ yếu lắm phải nằm nghỉ nếu không cụ cứ 1 mình 1 máy lên mạng nói
chuyện với cháu bên Nga rồi lại bằng hữu hoặc các cháu khác” – bà Chức
nói.
96 tuổi nhưng bàn tay cụ Thi chưa run, đôi mắt cụ chưa mờ và đặc biệt trí nhớ của cụ vẫn còn minh mẫn để gõ phím máy tính, soạn thảo văn bản hay vẽ tranh.
Với cụ, sự minh mẫn ấy không có gì đặc biệt. Và để có được điều đó, cụ phải luôn luôn làm việc, lao động chuyên cần cả trí óc và chân tay.
Tất cả các bộ phận cơ thể phải được hoạt động liên tục nhưng không phải là làm quá sức dẫn tới mệt mỏi. Thêm vào đó là chế độ ăn uống thanh tịnh. Có như thế sức khỏe mới bền vững.
Đó là những chia sẻ được cụ đúc rút từ chính cuộc sống của mình.
Ngoài sự hiện đại, người thân, xóm làng cũng biết đến cụ Lê Thi như 1 nhà văn, 1 họa sỹ.
Thấy chúng tôi tới, cụ vui lắm. Cụ cười: “Tiếng là họa sỹ vẽ tranh, nhà văn viết văn nhưng tôi vẫn như bà già nhà quê, vẫn mộc mạc”.
Nói rồi, cụ lấy trong hộc tủ cuốn tiểu thuyết Ngược dòng dày hơn 600 trang được xuất bản năm 2010 cho chúng tôi xem. Tất cả những trang sách được hoàn thiện đó đều do đôi bàn tay đã chấm da mồi của cụ miệt mài trên bàn phím suốt từ năm 2007 tới 2009.
“Cuốn
truyện là những đoạn hồi ức từ thưở thiếu thời. Mục đích tôi viết là ôn
nhớ lại quãng đời của mình, phần nữa tôi cũng muốn gửi gắm tâm tình, kí
ức tuổi trẻ, có những ham muốn mạnh mẽ và cũng có những sai lầm.
Mượn chuyện mình để nói chuyện người, cả 1 đời con người sinh ra và lớn lên rồi chống chọi lại những sai lầm đó” – cụ Thi trải lòng.
Rồi cụ đọc lời tựa của cuốn truyện mà tuyệt nhiên không cần sự hỗ trợ của kính. Cuốn tiểu thuyết Ngược dòng cũng chính là động lực để cụ Lê Thi tìm tới với máy tính.
“Thói quen đánh máy và viết truyện trên máy tính của tôi bắt đầu từ năm 2007.
Ngày còn đi công tác tôi cũng từng dùng máy đánh chữ nên đã quen với cách dùng bàn phím. Khi “làm bạn” với máy tính tôi không quá lạ lẫm để gõ được chữ kể cả chữ có dấu, trước chậm sau nhanh.
Tôi lên mạng viết truyện, ghi chép những thứ cần thiết, 1 thời gian quen dần, không biết gì tôi lại hỏi các cháu. Cũng như học vẽ hay viết sách, gặp ai biết hơn phải hỏi.
Trước cũng có người mở Yahoo muốn "chat" với tôi và tôi cũng học cách "chat" để trò chuyện lại, tôi tra Google để biết thêm nhiều tư liệu.
Có nhiều kiến thức các cháu hướng dẫn nhưng nhiều kiến thức tôi tự mày mò, có thể là cách để xử lý con chuột hay làm thế nào lấy lại chữ cái mình đã lỡ xóa mất…” – cụ Thi kể.
Cụ
cho rằng đó là cách mình đang học “lỏm” mà ngày còn bé cụ đã từng áp
dụng để biết được con chữ khi gia đình nghèo không có điều kiện tới
trường.
Cụ cũng bảo, bàn tay cụ hàng ngày miệt mài trên bàn phím còn để viết… nhật ký, ngày nào cụ cũng viết. Đó là cách “giải tỏa” nỗi lòng đối với 1 người ít chia sẻ, ít bạn bè như cụ.
Có cả những cuốn nhật ký được cụ Thi lưu giữ lại từ năm 1990.
“Cộng gộp tất cả số nhật ký tôi có phải xây cả cái nhà để lưu giữ” – cụ cười khi kể về “chiến tích” của mình.
Như
sợ chúng tôi chưa tin những gì mình nói, cụ Thi mở chiếc máy tính nãy
giờ vẫn “nằm yên lặng” nơi góc giường, rồi cụ gõ lại bài thơ mình đang
làm dở.
Ngỏ ý đi tìm cho cụ con chuột máy tính khi thấy cụ đang loay hoay với bàn di chuột, nhưng cụ chỉ cười: “Tôi không quen dùng chuột”.
Thậm chí, cụ còn có cả trang cá nhân để tiện liên lạc. Trên trang facebook có địa chỉ Lê Thi, cụ khẽ chỉ cho chúng tôi địa chỉ email của mình bacongxala@...
Phòng tranh và triết lý sống của bà cụ "hiện đại"
Gập cuốn tiểu thuyết Ngược dòng và tạm khép lại những chia sẻ về 1 cuốn tiểu thuyết đang được viết dở dang, cụ Thi dẫn chúng tôi tới “phòng vẽ”, nơi đang lưu giữ hàng trăm bức tranh được cụ vẽ bằng tất cả hồi ức và những gì mình đã trải qua trong cuộc sống.
“Đây là bức tranh Sương sớm, là bức vẽ đầu tiên trong cuộc đời “họa sỹ” của tôi. Đó chính là cảnh sinh hoạt ở vùng quê nơi tuổi thơ của tôi đã trải qua.
Tôi đang nhớ từng chi tiết để tái hiện lại bức tranh đó ở đây nhưng không biết có giống bức gốc không” – cụ Thi hoài niệm.
Tính
tới nay, sau gần 20 năm đam mê với hội họa, người "họa sỹ" ấy đã có cho
mình gần 2.000 bức tranh. Có những bức vẽ sơn dầu được cụ gửi nhà con
cháu hoặc mang bán, mang tặng; có những bức vẽ trên giấy được cụ cất cẩn
thận trong rương…
Nhìn cụ pha màu, vẽ tranh… không ai nghĩ cụ đã ở cái tuổi gần 100.
“Tuổi tôi đã cao, con cháu cũng không muốn tôi làm việc nhưng tôi quan niệm con người là phải hoạt động nên tôi vẫn muốn làm. Làm để thấy mình vẫn còn hoạt động và sống có nghĩa, để cân bằng được cuộc sống này” – cụ Thi nói.
Chính quan niệm như thế nên cụ làm việc không ngưng nghỉ.
“Nếu vẽ bức tranh thì đêm đó tôi cũng vẽ cả trong giấc ngủ, viết truyện gì thì đêm đó có ngủ tôi cũng viết.
Đầu của tôi gần như không được nghỉ lúc nào, thỉnh thoảng lắm mới có buổi tôi thiếp đi mà không mơ thấy gì” – cụ cười khi nhắc tới thời gian lao động của bản thân.
Còn minh mẫn và khỏe mạnh, cuộc sống “hiện đại” là thế, nhưng người "họa sỹ" ấy vẫn sợ… bệnh của người già.
“Tôi cũng nghĩ, mình mà mù thì sợ lắm nhưng có lẽ tôi cũng phải dần làm quen với tư tưởng… tuổi già.
Cách đây 5 năm tôi đã phải giằng xé với ý nghĩ về sự chia sẻ và gìn giữ những tác phẩm của mình. Sẽ chẳng có ai thay tôi làm việc đó.
Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác, tôi nghĩ nhiều về chữ vô thường và hiểu rằng vạn vật luôn biến thiên.
Đã từng có người hỏi tôi: "Có khi nào cụ thấy cô đơn hay buồn?". Tất nhiên là tôi có cô đơn, có buồn nhất là cách đây 5 - 7 năm khi con cháu mình bị những vòng xoáy cuộc đời cuốn vào mà bản thân tôi không muốn chúng nó sa đà vào vòng xoáy đó.
Cuộc sống với tôi là những chuỗi thăng trầm, thân tôi thì "ba chìm bảy nổi". Tôi vẫn thường tự hỏi tại sao tôi có thể sống được qua những gian truân và đày đọa khi chồng mất sớm, ly tán, tai nạn...
Tôi vẫn tâm đắc với câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: "Ta là ai mà yêu quá cuộc đời này". Đó cũng là câu kết trong cuốn tiểu thuyết Ngược dòng. Hay đó là những câu thơ tôi viết trong nhật ký:
Biết tự bao giờ biết tự đâu
Biết ta yêu thương chẳng đổi màu
Yêu cháu yêu con yêu tất cả
Yêu ngày xưa và yêu mai sau...” – cụ cười và lý giải cho chúng tôi về những triết lý, lẽ sống ở đời mà những thăng trầm cuộc sống, những cuốn sách cụ đọc được đã cho cụ điều đó.
Nói
rồi, cụ dẫn chúng tôi sang phòng bên cạnh, nơi con dâu mình đang gói
những chiếc bánh nếp. Cụ cũng xắn tay áo làm cùng. Công việc ấy, nhiều
năm nay cụ vẫn làm như thế…
(Theo Trí thức trẻ)
* Một bài báo khác có cho biết cụ Thi sinh năm 1920.
* BESAME MUCHO
Cụ bà gần 100 tuổi và cuốn tiểu thuyết về cuộc đời
Người dân Xa La (Hà Đông, Hà Nội) không ai còn xa lạ với hình ảnh cụ Lê Thi, dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm" nhưng vẫn lên mạng đọc tin tức, tiểu thuyết, nghe nhạc.
Chẳng thế mà các chắt của cụ nói nhỏ với chúng tôi: “Cụ hiện đại sẵn rồi!”.
Còn cô con dâu Trương Thị Chức đã bước sang tuổi 70 nhưng chẳng biết đến internet, không dùng điện thoại cũng phải trầm trồ trước sự “hiện đại” của mẹ chồng.
Hàng ngày cụ Thi vẫn lướt web đọc tin tức |
96 tuổi nhưng bàn tay cụ Thi chưa run, đôi mắt cụ chưa mờ và đặc biệt trí nhớ của cụ vẫn còn minh mẫn để gõ phím máy tính, soạn thảo văn bản hay vẽ tranh.
Với cụ, sự minh mẫn ấy không có gì đặc biệt. Và để có được điều đó, cụ phải luôn luôn làm việc, lao động chuyên cần cả trí óc và chân tay.
Tất cả các bộ phận cơ thể phải được hoạt động liên tục nhưng không phải là làm quá sức dẫn tới mệt mỏi. Thêm vào đó là chế độ ăn uống thanh tịnh. Có như thế sức khỏe mới bền vững.
Đó là những chia sẻ được cụ đúc rút từ chính cuộc sống của mình.
Ngoài sự hiện đại, người thân, xóm làng cũng biết đến cụ Lê Thi như 1 nhà văn, 1 họa sỹ.
Thấy chúng tôi tới, cụ vui lắm. Cụ cười: “Tiếng là họa sỹ vẽ tranh, nhà văn viết văn nhưng tôi vẫn như bà già nhà quê, vẫn mộc mạc”.
Nói rồi, cụ lấy trong hộc tủ cuốn tiểu thuyết Ngược dòng dày hơn 600 trang được xuất bản năm 2010 cho chúng tôi xem. Tất cả những trang sách được hoàn thiện đó đều do đôi bàn tay đã chấm da mồi của cụ miệt mài trên bàn phím suốt từ năm 2007 tới 2009.
Cuốn tiểu thuyết Ngược dòng chính là động lực giúp cụ đến với máy tính |
Mượn chuyện mình để nói chuyện người, cả 1 đời con người sinh ra và lớn lên rồi chống chọi lại những sai lầm đó” – cụ Thi trải lòng.
Rồi cụ đọc lời tựa của cuốn truyện mà tuyệt nhiên không cần sự hỗ trợ của kính. Cuốn tiểu thuyết Ngược dòng cũng chính là động lực để cụ Lê Thi tìm tới với máy tính.
“Thói quen đánh máy và viết truyện trên máy tính của tôi bắt đầu từ năm 2007.
Ngày còn đi công tác tôi cũng từng dùng máy đánh chữ nên đã quen với cách dùng bàn phím. Khi “làm bạn” với máy tính tôi không quá lạ lẫm để gõ được chữ kể cả chữ có dấu, trước chậm sau nhanh.
Tôi lên mạng viết truyện, ghi chép những thứ cần thiết, 1 thời gian quen dần, không biết gì tôi lại hỏi các cháu. Cũng như học vẽ hay viết sách, gặp ai biết hơn phải hỏi.
Trước cũng có người mở Yahoo muốn "chat" với tôi và tôi cũng học cách "chat" để trò chuyện lại, tôi tra Google để biết thêm nhiều tư liệu.
Có nhiều kiến thức các cháu hướng dẫn nhưng nhiều kiến thức tôi tự mày mò, có thể là cách để xử lý con chuột hay làm thế nào lấy lại chữ cái mình đã lỡ xóa mất…” – cụ Thi kể.
Cụ Thi đang soạn thảo văn bản trên máy tính, các thao tác đều rất nhanh và thành thục |
Cụ cũng bảo, bàn tay cụ hàng ngày miệt mài trên bàn phím còn để viết… nhật ký, ngày nào cụ cũng viết. Đó là cách “giải tỏa” nỗi lòng đối với 1 người ít chia sẻ, ít bạn bè như cụ.
Có cả những cuốn nhật ký được cụ Thi lưu giữ lại từ năm 1990.
“Cộng gộp tất cả số nhật ký tôi có phải xây cả cái nhà để lưu giữ” – cụ cười khi kể về “chiến tích” của mình.
Cuộc sống rất đỗi bình dị của cụ bà gần 100 tuổi bên cánh trầu |
Ngỏ ý đi tìm cho cụ con chuột máy tính khi thấy cụ đang loay hoay với bàn di chuột, nhưng cụ chỉ cười: “Tôi không quen dùng chuột”.
Thậm chí, cụ còn có cả trang cá nhân để tiện liên lạc. Trên trang facebook có địa chỉ Lê Thi, cụ khẽ chỉ cho chúng tôi địa chỉ email của mình bacongxala@...
Phòng tranh và triết lý sống của bà cụ "hiện đại"
Gập cuốn tiểu thuyết Ngược dòng và tạm khép lại những chia sẻ về 1 cuốn tiểu thuyết đang được viết dở dang, cụ Thi dẫn chúng tôi tới “phòng vẽ”, nơi đang lưu giữ hàng trăm bức tranh được cụ vẽ bằng tất cả hồi ức và những gì mình đã trải qua trong cuộc sống.
“Đây là bức tranh Sương sớm, là bức vẽ đầu tiên trong cuộc đời “họa sỹ” của tôi. Đó chính là cảnh sinh hoạt ở vùng quê nơi tuổi thơ của tôi đã trải qua.
Tôi đang nhớ từng chi tiết để tái hiện lại bức tranh đó ở đây nhưng không biết có giống bức gốc không” – cụ Thi hoài niệm.
Cụ "lướt" facebook để trò chuyện với con cháu |
Nhìn cụ pha màu, vẽ tranh… không ai nghĩ cụ đã ở cái tuổi gần 100.
“Tuổi tôi đã cao, con cháu cũng không muốn tôi làm việc nhưng tôi quan niệm con người là phải hoạt động nên tôi vẫn muốn làm. Làm để thấy mình vẫn còn hoạt động và sống có nghĩa, để cân bằng được cuộc sống này” – cụ Thi nói.
Chính quan niệm như thế nên cụ làm việc không ngưng nghỉ.
“Nếu vẽ bức tranh thì đêm đó tôi cũng vẽ cả trong giấc ngủ, viết truyện gì thì đêm đó có ngủ tôi cũng viết.
Đầu của tôi gần như không được nghỉ lúc nào, thỉnh thoảng lắm mới có buổi tôi thiếp đi mà không mơ thấy gì” – cụ cười khi nhắc tới thời gian lao động của bản thân.
Cụ Thi đang vẽ bức tranh Sương sớm |
“Tôi cũng nghĩ, mình mà mù thì sợ lắm nhưng có lẽ tôi cũng phải dần làm quen với tư tưởng… tuổi già.
Cách đây 5 năm tôi đã phải giằng xé với ý nghĩ về sự chia sẻ và gìn giữ những tác phẩm của mình. Sẽ chẳng có ai thay tôi làm việc đó.
Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác, tôi nghĩ nhiều về chữ vô thường và hiểu rằng vạn vật luôn biến thiên.
Đã từng có người hỏi tôi: "Có khi nào cụ thấy cô đơn hay buồn?". Tất nhiên là tôi có cô đơn, có buồn nhất là cách đây 5 - 7 năm khi con cháu mình bị những vòng xoáy cuộc đời cuốn vào mà bản thân tôi không muốn chúng nó sa đà vào vòng xoáy đó.
Cuộc sống với tôi là những chuỗi thăng trầm, thân tôi thì "ba chìm bảy nổi". Tôi vẫn thường tự hỏi tại sao tôi có thể sống được qua những gian truân và đày đọa khi chồng mất sớm, ly tán, tai nạn...
Tôi vẫn tâm đắc với câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: "Ta là ai mà yêu quá cuộc đời này". Đó cũng là câu kết trong cuốn tiểu thuyết Ngược dòng. Hay đó là những câu thơ tôi viết trong nhật ký:
Biết tự bao giờ biết tự đâu
Biết ta yêu thương chẳng đổi màu
Yêu cháu yêu con yêu tất cả
Yêu ngày xưa và yêu mai sau...” – cụ cười và lý giải cho chúng tôi về những triết lý, lẽ sống ở đời mà những thăng trầm cuộc sống, những cuốn sách cụ đọc được đã cho cụ điều đó.
Lúc rảnh cụ lại giúp con dâu gói bánh |
(Theo Trí thức trẻ)
* Một bài báo khác có cho biết cụ Thi sinh năm 1920.
* BESAME MUCHO
Phục cụ quá...và phải học thập cụ thôi. Thú thật có lúc em định bỏ blog và thôi không làm thơ (thẩn) nữa...Nay đọc bài của anh, em phải suy nghĩ lại!
Trả lờiXóaCám ơn anh!
Cám ơn cụ đã cho tôi mấy tấm GƯƠNG sáng của các cụ bà đáng kính. Ngoài ra cũng cám ơn cụ cho tôi nghe lại bản nhạc mà tôi thích và được NGẮM một "chàng trai" tuy già nhưng còn phong độ với cách thể hiện các ngón đàn và giọng hát rất bình thản nhưng lại ẩn chứa tâm hồn lãng tử trong từng câu hát.
Trả lờiXóaCảm ơn vu song thu, HT Nhật Lệ. Vâng, phục cụ Thi nhiều ! Cụ sống thật văn hóa mà cũng thật giản dị. Có nhiều điều mình cũng tự theo gương cụ, mình đâu đã già gần như cụ ! Cụ NL còn thích "chàng trai già" chơi guitar, tiếc thay tôi lại quá kém ngón đàn & giọng hát ! Đành chịu thiệt !
Trả lờiXóa